Nêu thêm cách khác để cho các đèn nháy chậm hơn

Bài 30: Ôn tập – Câu 6 trang 116 SGK Công nghệ 12. Thay đổi trị số linh kiện nào để thay đối tần số nhấp nháy của đèn LED trong mạch tạo xung đa hài đối xứng ?

Thay đổi trị số linh kiện nào để thay đối tần số nhấp nháy của đèn LED trong mạch tạo xung đa hài đối xứng ?

Để thay đổi tần số nhấp nháy của đèn LED trong mạch tạo xung đa hài đối xứng, ta thay đổi trị số của hai tụ điện C1 và C2 nghĩa là thay đổi dao động điện từ tự do trong mạch theo công thức chu kỳ T = √LC

Giáo án điện tử môn Công nghệ

Giáo án Công nghệ lớp 12 bài: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Công nghệ 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Công nghệ lớp 12 bài: Ôn tập thay kiểm tra 1 tiết

Giáo án Công nghệ lớp 12 bài: Thực hành mạch nguồn một chiều

Giáo án Công nghệ lớp 12 bài: Ôn tập kiểm tra học kì 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

  • Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
  • Biết cách thay đổi chu kì xung.

2. Kĩ năng: Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kĩ thuật.

3. Thái độ: Có ý thức tuân thủ các qui trình và quy định về an toàn,học tập nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị bài dạy:

Nội dung: đọc kĩ bài 8 và bài 12 trong SGK

Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh (hoặc cho nhóm HS chuẩn bị trước)

  • Một mạch tạo xung đa hài đã ráp sẵn dùng Tranzito như hình 8.3 ( SGK)
  • 1 tụ hóa, 1 nguồn điện một chiều, kìm, tua vít, .....

*Đồ dùng, vật liệu (cho một nhóm học sinh).

  • Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc
  • Bo mạch thử: 1 chiếc
  • Kìm, kẹp, tua vít.

III. Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Ôn lại kiến thức lí thuyết bài 4,7,9 và nhắc lại nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng

3. Đặt vấn đề: Các em đã được nghiên cứu mạch tạo xung và đã nắm vững nguyên lý làm việc của mạch, hôm nay chúng ta đi kiểm chứng lại các thông số của mạch àBài mới

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:Trình tự các bước thực hành.

*GV chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.

*HS: Thực Hiện Theo Yêu Cầu Của GV

- GV cho học sinh kiểm tra mạch và cấp nguồn cho mạch hoạt động.

*GV: Tự kiểm tra mạch và cấp nguồn.

*HS: Thực hiện

*GV Kiểm Tra

- GV hướng dẫn học sinh gắn thêm hai tụ điện.

- GV kiểm tra mạch của học sinh rồi cho cắm nguồn.

*HS: Quan sát. Quan sát khi chỉ gắn một tụ điện.

- Bước 1: Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động.

+ Quan sát ánh sáng và đếm số lần sáng tối của led trong khoảng 60 giây. Ghi kết quả vào bảng theo mẫu báo cáo thực hành.

- Bước 2: Cắt nguồn, mắc song song hai tụ điện với nhau. Đóng điện và làm như bước1

- Bước 3: Cắt điện, bỏ ra một tụ điện ở 1 vế của bước 2. Đóng điện và làm như bước 1.

So sánh thời gian sáng tối của hai led.

Hoạt động 2: Tự đánh giá kết quả bài thực hành.

- GV hướng dẫn HS thực hành lần lượt theo các bước trong SGK.

- Yêu cầu HS chú ý câu hỏi để làm báo cáo sau bài.

HS phải chú ý quan sát, xem xét để đưa ra các nhận xét phù hợp với lý thuyết.

- Thể hiện trong bảng báo cáo và nhận xet của nhóm HS sau khi đã thảo luận và đã làm thực hành.

- Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.

Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.

Hoạt động 3: Hoàn thành mẫu báo cáo

ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ

MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO

Họ và tên: ………………………………….

Lớp: 12

Trường hợp

Số lần sáng và thời gian sáng của các led

LED đỏ

LED xanh

Khi chưa có thay đổi tụ bước1

Khi mắc song song thêm tụ bước 2

Khi thay đổi tụ điện ở bước 3

- Tự nhận xét cho kết luận về chiều hướng thay đổi các thông số của mạch điện có thể thực hiện được các trường hợp sau:

+ Kéo dài chu kỳ dao động cho đèn nháy chậm

+ Rút ngắn chu kỳ dao động cho đèn nháy nhanh

+ Cho đèn đỏ sáng lâu, đèn xanh tắt lâu và ngược lại.

V. Củng cố: GV có thể giải thích thêm và đặt câu hỏi mở rộng cho HS thảo luận:

Tại sao khi mắc song song thêm hai tụ điện với hai tụ điên ở trong mạch thấy đèn LED nháy chậm lại?

Tại sao khi chỉ mắc song song thêm tụ điện vào môt bên tụ thấy thời gian sáng tối của hai đèn LED khác nhau?

VI. Dặn dò: Chuẩn bị soạn đề cương, ôn tập kiến thức đã học

Chiếc bóng đèn nhà bạn đang sử dụng bỗng nhiên bị nhấp nháy, khiến bạn hoang mang không biết xử lý như thế nào. Đây trường hợp không phải hiếm đối với những chiếc bóng đèn trong nhà. Vậy Bóng đèn chập chờn do đâu và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bóng đèn bị nhấp nháy nguyên nhân do đâu?

Trong các công trình, hệ thống chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng để cung cấp ánh sáng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Do vậy mà các loại bóng đèn chiếu sáng trở nên cần thiết trong mọi không gian. Tuy nhiên, trải qua một thời gian vận hành hoặc do quá nhấp nháy. Sự cố này do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân chập chờn của bóng đèn huỳnh quang

 - Nguyên nhân bóng đèn bị chập chờn, chớp tắt có thể là do sự tiếp xúc giữa chân bóng với màng đèn kém, dây điện bên trong bị đứt hoặc tắc te có vấn đề,... Trường hợp tệ nhất là do bóng đèn bị hỏng.

 - Trong trường hợp bóng đèn nhấp nháy thời gian lâu sau mới cháy sáng thì nguyên nhân phát sinh có thể là do nguồn điện không ổn định hoặc nguồn điện yếu. Khi đèn nhấp nháy những cháy đỏ hai đầu là do tắc te của đèn bị hỏng.

 - Những nguyên nhân khác như nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh hoặc do đèn hỏng. Trong trường hợp khác đèn nhấp nháy khi đã tắt thì có thể là do người dùng lắp sai mạch điện cho bóng đèn. Với tất cả những nguyên nhân trên, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách khắc phục sớm.

Nguyên nhân bóng đèn LED chập chờn

Chất lượng bộ nguồn đèn led

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất gây nên sự cố đèn led nhấp nháy đó là do bộ nguồn.

 - Nguồn đèn được coi lá phổi của cả bộ đèn led. Bộ driver chuyển đổi từ nguồn điện xoay chiều sang một chiều. Driver cung cấp mức điện áp để đèn chiếu sáng.

 - Chất lượng của bộ diver mà bạn dùng là loại rẻ tiền chất lượng không tốt. Bộ nguồn không tốt khiến cho dòng điện đi qua đèn led không ổn định. Dẫn đến hiện tượng đèn led bị nhấp nháy là điều rất bình thường.

Tóm lại khi gặp hiện tượng đèn led bị nhấp nháy bạn hãy nghĩ ngay đến bộ nguồn. Hãy chủ động làm gì với nó chứ đừng im lặng nhìn bộ đèn led của bạn dần đi vào dĩ vãng.

Chất lượng tản nhiệt đèn led

 - Đối với đèn led chất lượng tản nhiệt có vai trò vô cùng quan trọng. Chip đèn khi chiếu sáng sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn. Để đảm bảo chất lượng ánh sáng ổn định thì tản nhiệt cần phải giải phóng lượng nhiệt của đèn. Cung cấp mức nhiệt ổn định để đèn chiếu sáng.

 - Trong trường hợp đèn sử dụng tản nhiệt kém chất lượng dẫn đến nguồn Driver bị hỏng, điện áp cung cấp cho đèn led không ổn định; điều đó dẫn đến đèn led nhấp nháy.

Lắp sai mạch điện

- Mạch điện là tập hợp các phần tử hay linh kiện được kết nối với nhau bởi dây dẫn, tạo thành một thiết bị hay mạng điện.

- Mạch điện chia làm 03 loại: mạch điện điện tử, mạch điện công nghiệp, mạch điện truyền dẫn năng lượng. Tại sao mạch điện ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng.

- Nghe thì có vẻ hơi sai làm sao lại có thể lắp sai mạch điện. Nhưng sự thật lắp sai mạch điện là hoàn toàn có thật.

Ngay cả những thợ điện có tay nghề đôi khi còn lắp sai mạch điện. Lắp sai mạch điện dẫn đến đèn led bị nhấp nháy. Nguyên nhân do khi có dây điện trực tiếp vào đèn và làm cho đèn không thông qua công tắc điện.

Tác hại của đèn chập chờn

Đèn led nhấp nháy ảnh hưởng đến sức khỏe

Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của con người. Ánh sáng cho phép chúng ta có thể nhìn thấy được môi trường xung quanh. Kích thích, thay đổi tâm trạng và hoạt động của con người.

Ảnh hưởng đến thị lực

- Đèn led nhấp nháy càng nhanh thì mắt càng phải tiết nhiều để bắt kịp với hình ảnh. Tình trạng này giống như bạn đang đi trong hầm tối và không thể thích nghi với ánh sáng ngay lập tức được. Ánh sáng thay đổi liên tục đôi mắt bị kích thích các tế bào cảm thụ ánh sáng sẽ tiết ra hàng loạt hóa chất nhằm cảnh báo cơ thể, đôi mắt bị kích thích nhiều bị mỏi, nhức..

- Dấu hiệu ban đầu khi tiếp xúc với hiện tượng đèn led bị nhấp nháy là cảm giác, mỏi mắt nhức mắt. Tuy nhiên nếu để tình trạng đèn nhấp nháy kéo dài thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn. Đôi mắt sẽ không chỉ bị mỏi, nhức nữa mà sẽ có nguy cơ cao gây ra các bệnh về mắt . Ví dụ như cận thị, viễn thị, loạn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt sau này của bạn.

Đèn led nhấp nháy ảnh hưởng đến tinh thần người sử dụng

- Khoa học đã chứng minh các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến tinh thần. Làm việc trong không gian có đầy đủ ánh sáng giúp bạn đạt trạng thái tinh thần ổn định, tỉnh táo. Điều này giúp bạn có và khả năng tập trung trong công việc,  đạt hiệu quả làm việc cao nhất.

- Giáo sư Wilkains cho biết; nếu ánh sáng từ đèn phát ra nhấp nháy liên tục thì có thể hay ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Mắt chúng ta khó thích nghi với ánh sáng nhấp nháy có thể làm bạn chóng mặt và không khỏe trong vòng 20p. Nghiêm trọng hơn chúng có thể gây ra những bất thường về nhận thức.

- Việc ánh sáng đèn led nhấp nháy liên tục làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra làm chậm các chức năng và giảm khả năng hoạt động. Vì vậy cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng đèn led bị nhấp nháy ngay.
Ánh sáng đèn led nhấp nháy ảnh hưởng đến chất lượng của đèn

- Để tạo nên sản phẩm đèn led chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nguồn đèn, chip led, bộ tản nhiệt, môi trường hoạt động, điện áp, mạch điện…

- Hiện tượng đèn led thường xuyên bị nhấp nháy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đèn. Tình trạng nhấp nháy diễn ra trong thời gian quá dài ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.

- Bình thường với đèn led có vòng đời lên đến 65.000 giờ phát sáng. Nhưng do quá trình sử dụng đèn xảy ra những sự cố ví dụ như mạch dây điện có vấn đề, chưa chọn đúng môi trường phù hợp của đèn hay đơn giản để hiện tượng đèn led bị nhấp nháy quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn, phát sinh chi phí trong quá trình sử dụng đèn.

Khắc phục bóng đèn bị nhấp nháy như thế nào?

Cách khắc phục đèn nhấp nháy đối với đèn huỳnh quang

Khi phát hiện bóng đèn bị nhấp nháy, bạn hãy tiến hành kiểm tra và khắc phục theo các bước sau đây:

Kiểm tra bóng đèn: Tháo bóng đèn và lắp vào một máng tuýp led mới để kiểm tra xem đèn có hoạt động bình thường hay không? Nếu bóng không hoạt động hoặc vẫn xảy ra sự cố nhấp nháy thì cần phải thay bóng đèn mới.
Kiểm tra chấn lưu: Kiểm tra chấn lưu cũng đồng thời là kiểm tra xem dây điện kết nối có gặp sự cố gì không để khắc phục. Tháo máng đèn xuống và tháo rời chấn lưu để kiểm tra, sau đó lại lắp chấn lưu vào đèn để thử lại. Nếu thấy bóng vẫn có hiện tượng chập chờn và nháy mãi không sáng thì chứng tỏ chấn lưu bị hỏng và cần thay chấn lưu mới.

Kiểm tra tắc te: Tháo tắc te bằng cách vặn ngược kim đồng hồ, lấy tắc te ra kiểm tra xem có bị đen hay bị hỏng không, xem tắc te có còn sáng nữa không. Trường hợp tắc te bị đen hoặc không sáng thì cần phải thay thế tắc te mới.

Cách khắc phục đèn nhấp nháy đối với đèn LED

- Kiểm tra điện áp đầu vào  driver và điện áp đầu ra nếu không tương thích thì việc đầu tiên của bạn là phải thay thế một drive.

- Chuyển đổi điện áp cao từ (110V-240V) sang dòng điện một chiều mà LED có thể hoạt động được. Hiện tượng ánh sáng đèn led nhấp nháy xảy ra  khi bạn sử dụng một bộ driver rẻ tiền và kém chất lượng. Vậy cách tốt nhất là bạn hãy chuyển đổi sang một bộ Driver tương thích với dòng điện, để đảm bảo đèn hoạt động bình thường.

- Trong trường hợp bộ nguồn bạn đang sử dụng nguồn rời thì làm gì? Hãy xem lại các thông số kỹ thuật trên bộ nguồn nếu như bộ nguồn lớn hơn 2 lần công suất của đèn led đang sử dụng hãy gắn thêm 1 led song song vào thì sự cố đèn led nhấp nháy sẽ được chấm dứt.

- Kiểm tra nguồn cung cấp điện cho đèn led có được lắp đúng cách không. Thường bộ nguồn được lắp trong khu vực thoáng, thông gió để giải phóng tạo nhiệt trong quá trình sử dụng đèn. Nếu là sử dụng ngoài trời các nguồn cung cấp điện này luôn phải được đặt trong hộp chống mưa. Kiểm tra lại đường dây nguồn, những thợ điện có tay nghề cao cũng có thể mắc sai lầm đơn giản trong quá trình lắp đặt vậy nên hãy chắc chắn là dây nguồn led có mình đã được lắp đặt đúng cách.

Video liên quan

Chủ đề