Nêu cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Xác định đúng phương thức biểu đạt chính của bài viết

Tự sự: Là dùng ngôn ngữ để kể về một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc. Ngoài ra, người viết cần quan tâm khắc họa tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về cuộc sống, con người,…

Miêu tả: Là phương thức dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể nhân vật, sự việc hoặc nhận biết được nội tâm của con người.

Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Để xác định và vận dụng đúng phương thức biểu đạt cho bài viết, học sinh cần nắm vững định nghĩa của chúng. Ngoài ra, học sinh có thể vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa các phương thức biểu đạt với nhau. Tuy nhiên, phương thức biểu đạt mà đề bài yêu cầu vẫn là yếu tố chủ đạo, các phương thức còn lại chỉ mang tính chất bổ trợ, tránh tình trạng sa đề, lạc đề.

Sau đó là xây dựng dàn ý chi tiết cho bài viết:Đây là yếu tố không thể thiếu với tất cả các bài văn nếu các em không muốn thiếu ý, bỏ sót ý. Việc lập dàn ý không chỉ giúp học sinh khái quát lại hệ thống bài viết một cách đầy đủ nhất mà còn giúp các em sắp xếp ý theo trình tự logic hợp lí.

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

I - Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(Bài văn trang 92 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

Yêu cầu :

a)Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.

b)Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau :

- Bài văn kể về việc gì ? Ai là người kê chuyện (ở ngôi thứ mấy) ?

- Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?

- Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?

- Câu chuyện diễn ra như thế nào ? (Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.

c)Những nội dung trên (ý b) được tác giả kể theo trình tự nào ? (Tuần tự theo thời gian trước - sau hay đảo ngược từ hiện tại nhớ về quá khứ...)

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

a) Mở bài

Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)

b) Thân bài

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ? ...)

Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\

c) Kết bài

Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).

II - Luyện tập

1.Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :

a) Mở bài

Giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh nào ?

b) Thân bài

Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trình tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (Mấy lần quẹt diêm ? Mỗi lần diễn ra như thế nào nào và kết quả ra sao ?). Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó.

c) Kết bài
Kết cục số phận của nhân vật thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao ?

2.Lập dàn ý cho đề bài : "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".

Lời giải:

I - Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(Bài văn trang 92 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

a)Ba phần của bài văn có thể chia như sau :

- Mở bài : Từ đầu đến "la liệt trên bàn" : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

- Thân bài : từ "vui thì vui thật" đến "chỉ gật đầu không nói" : kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

- Kết bài : phần còn lại : nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.

b)Các yếu tố :

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.

- Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.

- Câu chuyện diễn ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.

c)- Điều tạo nên sựbất ngờ trong câu chuyện này chính là do tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang - người kể chuyện - về sự chậm trễ của người bạn thân trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó làsự chậm trễ đầy thông cảm, suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà nhất là người bạn ấy lại có một tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.

- Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc diễn ra.

2. Dàn ý của một bài văn tự sự (trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

a) Mở bài

Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)

b) Thân bài

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ? ...)

Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\

c) Kết bài

Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).

Ghi nhớ :

Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.

II - Luyện tập

Câu 1 phần Luyện tập trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :

a) Mở bài :

Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

b) Thân bài :

- Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ "đôi bàn tay đã cứng đờ ra".

- Sau đó, em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi", hơi ấm của que diêm khiến em "thật là dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với thực tại tê cóng của chính mình. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả con ngỗng quay". Que diêm lại lụi tàn, em lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân, lại quẹt que diêm thứ ba, một cây thông Nô-en được "trang trí lộng lẫy" hiện lên với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực". Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại mà em đã quẹt tất cả các que diêm còn lại.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.

c) Kết bài :

Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.

Câu 2 phần Luyện tập trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :Lập dàn ý cho đề bài : "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".

Dàn ý tham khảo :

a) Mở bài :

Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

b) Thân bài :

Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người :

- Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

- Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào).

c) Kết bài :

Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

Giải các bài tập Bài 8 SGK Ngữ văn 8 Chiếc lá cuối cùng (trích) Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 8 tập 1 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài trước Bài sau

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đề 1 : Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi và kỉ niệm đáng nhớ với nó.
Thân bài:
- Đó là con gì? Tại sao em yêu thích nó? Nó có tính cách phá phách hay hiền dịu?
- Kỉ niệm đáng nhớ xảy ra:
+ Hoàn cảnh không gian, thời gian.
+ Sự việc diễn ra: bắt đầu, quá trình, kết quả ra sao?
- Những ấn tượng sâu đậm về kỉ niệm đó để lại trong em cảm xúc gì khi sự việc xảy ra và trong hiện tại.
Kết bài: Em cảm thấy như thế nào khi nhớ lại kỉ niệm đó. Thời điểm hiện tại con vật nuôi đó như thế nào.
Bài văn mẫu
“Meo…meo…meo” hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học là chú mèo lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo bà ngoại đã tặng em hồi năm ngoái.
Con mèo vừa tròn một tuổi tên là MiMi. Nó là giống mèo cái. MiMi khoác lên mình bộ áo màu vàng điểm thêm vài vết trắng làm cho chiếc áo của cô càng thêm xinh đẹp. Cô rất thích chơi với trái banh ten-nit của em. Cái đầu tròn như trái vú sữa. Đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi nhỏ xinh màu hồng lúc nào cũng ươn ướt. Miệng cô chúm chím dễ thương.
Tuy vẻ bề ngoài là vậy nhưng bên trong có hàm răng nhọn hoắt, lúc nhe răng trông thật đáng sợ. Đôi tai hình tam giác luôn vểnh lên để nghe ngóng. Tai cô mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ cô đều phát hiện được. Hai bên má có bộ ria mép trắng muốt, trông MiMi thật oai phong. Bốn cái chân thon thon giúp cô đi lại nhẹ nhàng như người mẫu đang trình diễn thời trang. Nhưng lúc cần MiMi chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là tấm nệm êm nhỏ, trong tấm nệm nhỏ ấy cất giấu một bộ vuốt sắt bén, và đó là vũ khí lợi hại nhất của cô ta. Đã có lần những chiếc vuốt ấy đã để lại dấu vết trên tay em khi em nghịch với cô. Ôi! cái đuôi mới dẻo làm sao! Chiếc đuôi như một dấu ngã chẳng giấu vào đâu được.
Những ngày mùa hè, buổi sáng thức dậy MiMi thường ra ngoài sân tắm nắng. Lấy chiếc lưỡi của mình liếm bộ lông vàng mượt và chơi đùa giởn với bóng của mình. Còn mùa đông MiMi thường nhảy phóc lên bộ sa lông đánh một giấc ngủ no say. Đặt biệt lúc ngủ MiMi luôn nhịp cái đuôi trông ngộ nghĩnh làm sao!
Xinh đẹp là thế nhưng những lúc rình và bắt chuột trông cô như một chiến binh. Một hôm em thấy MiMi nằm sau thùng gạo để rình bắt chuột. Một con chuột nhắt mon men đến bên nồi cơm đang để hớ hênh. Bất chợt, phóc một cái, MiMi đã vồ chú chuột nhắt nằm cứng ngắt trong đôi móng vuốt sắc của cô. Vậy là MiMi có một bửa ăn ngon lành và đầy tự đắc.
Em rất yêu quý MiMi và xem cô như người bạn thân thiết. Sau những lúc học hành căng thẳng em hay chơi với cô. Em luôn chia sẻ những buồn vui của mình với MiMi. Nó không chỉ là con vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà còn được em phong là “Dũng sĩ diệt chuột” giỏi nhất mà em từng nuôi.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8

- Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Đề 2 : Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
Dàn ý
Mở bài: Em từng mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn : bị điểm kém, học hành không nghiêm túc, quậy phá, trêu chọc và đánh bạn…
Thân bài:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc: thời gian (một buổi chiều, sau giờ học), không gian (trên dãy hành lang cạnh lớp học).
- Nguyên nhân của việc em đánh bạn: do bạn trêu chọc cùng với việc em nóng tính không kiểm soát được hành vi.
- Kể lại sự việc diễn ra:
+ Một chiều sau giờ học Toán, em thấy bạn Nam buồn vì chuyện bố mẹ ly hôn nhưng em không những không an ủi mà còn lấy chuyện đó ra đùa giỡn.
+ Nam tức giận quát em, cảm thấy bị xúc phạm, em nóng tính đã không kiểm soát được hành vi của mình và đánh bạn.
+ Nam cũng không giữ được bình tĩnh xông vào đánh em. Mỗi cú đấm làm hai bên cùng tăng lên sự tức giận và lao vào nhau. Đến lúc có người vào can ngăn thì hai đứa đều có vết bầm ở má.
+ Thầy, cô giáo giảng giải cho em lỗi sai của mình và của bạn. Em đã nhận ra sự sai lầm trong suy nghĩ và hành động của bản thân.
- Hậu quả của hành động: gây thương tích cho bạn và cho bản thân, gây ra sự thất vọng về một đứa con ngoan trò giỏi của bố mẹ và thầy cô.
- Suy nghĩ về hành động: tự giận mình vì đã làm bố mẹ và thầy cô buồn. Hối hận vì những hành động và suy nghĩ nông nổi của mình.
Kết bài: Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời. Tự hứa phải biết giữ bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi hành động và sẽ không tái phạm hành động như vậy nữa.
Bài văn mẫu
Câu chuyện đáng buồn ấy xảy ra từ năm học trước, vậy mà mỗi lần nhớ lại, em cảm thấy như vừa mới đây thôi. Giờ kiểm tra Toán hôm đó, em sẽ nhớ suốt đời.
Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Thầy giáo dạy Toán lớp 7A là thầy Thảo. Em rất thích môn Toán một phần cũng vì thầy dạy vừa dễ hiểu, vừa hấp dẫn. Từ đầu năm đến giữa học kì I, em liên tục được điểm 9, điểm 10. Bố em cũng là giáo viên dạy Toán trong trường, thường hãnh diện về cậu con trai cưng của mình.
Bất ngờ, thầy Thảo bị ốm phải nằm bệnh viện và bất ngờ hơn nữa người được Ban Giám hiệu phân công dạy thay lại chính là… bố em. Mọi rắc rối bắt đầu từ đấy.Mặc dù bố là giáo viên dạy giỏi nhưng học bố, em thấy thế nào ấy. Cứ đến giờ Toán là em ngượng nghịu, mất tự nhiên hẳn. Hồi thầy Thảo còn dạy, em hay xung phong lên bảng giải bài tập và lần nào cũng được thầy khen. Bây giờ khác hẳn, bố giảng bài, em chăm chú nghe nhưng im lặng, chẳng tỏ thái độ gì. Hình như hiểu tâm trạng của em nên bố không vui.Em còn nhớ là trước hôm kiểm tra môn Toán giữa học kì I, em có trong tay cuốn Tuyển tập truyện ngắn hay 2004 mà anh Đức con bác Hải mang đến cho mượn với lời khen nức nở rằng không thể cố cuốn sách nào hấp dẫn hơn. Thế là em lén đọc mê mải cho đến khuya, bất chấp lời nhắc nhở ôn bài của bố. Kết quả là sáng hôm sau, khi làm bài, em không thể nào tập trung tư tưởng, lúng túng mất một lúc khá lâu. Cuối cùng, em đã tính sai đáp số.Suốt mấy ngày, em hồi hộp và lo sợ. Em không chi lo bị điểm kém mà còn lo cho uy tín của bố nữa. Bố sẽ ăn nói làm sao với học trò và đồng nghiệp khi con trai mình làm bài không tốt. Hôm trả bài, cầm trên tay bài kiểm tra bị điểm 3 to tướng, quả thật là em choáng váng. Em vừa xấu hổ, tủi thân lại vừa giận bố. Bố có thể sửa điểm được mà sao bố nỡ thẳng tay như vậy? Đã thế, sau bữa cơm chiều, trước mặt cả nhà, bố buồn bã bảo rằng vì em chủ quan, bướng bỉnh không nghe lời nên mới ra nông nỗi.
Ngẫm nghĩ, em thấy bố nói rất đúng. Em chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Điểm 3 đầu tiên và duy nhất ấy như một tời cảnh cáo nghiêm khắc đối với em: Không được kiêu căng, tự mãn trong học tập và phải nghiêm túc, cẩn thận trong mọi công việc, dù là việc nhỏ.
Sau đó, em nhanh chóng xoá đi mặc cảm, lại say mê môn Toán và cũng mê “thầy giáo bố” chẳng khác gì thầy Thảo trước đây. Cuối năm lớp 7, em vẫn đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Hôm lĩnh phần thưởng và giấy khen, em trịnh trọng đưa cho bố bằng cả hai tay. Bố khen em cố gắng như vậy là tốt, xứng đáng là con trai của bố. Em xúc động không nói nên lời.
Chuyện ấy giờ đã thành kỉ niệm, dẫu là kỉ niệm buồn nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng thấm thía, bền lâu. Nó không chỉ là bài học sâu sắc cho em trong quãng đời học sinh mà sẽ là bài học bổ ích suốt cuộc đời.

Đề 3 : Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu việc tốt em làm – giúp một đứa trẻ đi lạc tìm mẹ trong khu vui chơi đông đúc. Cảm xúc của em và thái độ của bố mẹ khi đó.
Thân bài:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc: Vào một buổi lễ hội… Em đi chơi và gặp một em bé chừng 4 tuổi đang thút thít vẻ sợ hãi trong một góc.
- Sự việc xảy ra:
+ Em đến gần bé hỏi han và biết bé đang bị lạc mẹ giữa đám đông.
+ Em quyết định dẫn bé ra quầy trung tâm nhờ người thông báo tìm mẹ cho bé. Em ở cạnh bé suốt thời gian chưa gặp được mẹ, vì bé rất sợ hãi.
+ Cuối cùng mẹ bé cũng chạy đến với khuôn mặt đầy lo lắng ôm chầm lấy con. Thế là bé đã gặp được mẹ rồi.
- Em mừng cho hai mẹ con. Về nhà em kể lại cho bố mẹ và bố mẹ rất vui lòng vì em đã biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Kết bài: Em cảm thấy rất vui và tự hào, cũng vui vì khiến bố mẹ vui lòng. Tự hứa với bản thân sẽ làm nhiều việc tốt hơn nữa.
Bài văn mẫu
Bố mẹ đã có côg sinh thành và nuôi dưỡng tôi nên người, vì vậy ơn nghĩa của họ tôi sẽ không thể trả hết được. Nhưng tôi lại có thể làm cho bô mẹ vui,làm tròn bổn phận của một người con. Tôi vẫn nhớ ngày mà nụ cười trên gương mặt đấng sinh thành của tôi rạng rỡ hơn bao giờ hết. Đó chính là khi bố mẹ biết tôi đã nhặt được ví tiền của một người lạ và đem đến nộp chú công an. Khoảnh khắc được nhìn thấy nụ cười ấm áp của bố mẹ thật hạnh phúc biết bao!
Tôi còn nhớ hồi đó, tôi mới tám tuổi, cái tuổi còn rất nhỏ. Niềm vui lớn lao nhất mà tôi đã dành cho bố mẹ tôi vào cái tuổi ấy là làm đc một việc tốt : nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất.
Vào buổi sáng Chủ nhật, trên đường đi học thêm về, qua một cái ngõ hẻm, tôi thấy có một vật gì đó nằm ở giữa đường – một chiếc ví màu đen. Tôi nhặt chiếc ví đó lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa nhìn xung quanh xem có ai đó muốn tìm chiếc ví này không. Một lúc sau, tôi vẫn không thấy có ai đến tìm. Tôi nghĩ chắc người đó đã đi xa rồi hoặc không biết mình đánh rơi chiếc ví. Dù có biết chăng nữa, thì người đó cũng chỉ loay hoay tìm kiếm ở gần chỗ họ đứng . Hàng loạt những câu hỏi cứ hiện ra trong đầu tôi : Người ấy là ai? Người đó là công nhân, nông dân hay là một người giàu có? Trong chiếc ví có những gì? Dù rất tò mò nhưng tôi không muốn mở ra xem.
Tôi nghĩ ngợi , phân vân mãi mà không xác định đc mình sẽ trả lại hay không trả. Nếu không trả thỳ chẳng có ai biết mình ăn cắp của rơi mà lại có tiền để mua được nhiều thứ. Tưởng tượng đến lúc đó, tôi thích lắm nhưng nghĩ lại nếu mình trả cho người ta thì sẽ làm đc một việc tốt và không phải ân hận. Tôi đã quyết định trả ví tiền này. Chủ nhân của chiếc ví này sẽ rất mừng khi tìm lại đc nó. Nhưng biết ai đánh rơi chiếc ví này mà trả lại? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Tôi mag chiếc ví đến trụ sở công an phường. Các chú công an nhìn tôi thập thò ở cửa, liền hỏi:
– Có việc gì vậy cháu bé ?
Tôi ngại ngùng đáp:
– Dạ! thưa chú trên đường đi học về cháu nhặt đc chiếc ví này. Cháu đem nộp, nhờ các chú trả lại cho người bị đánh mất ạ!
Một chú công an cầm lấy chiếc ví rồi đến chỗ tôi, chú cười xoa đầu tôi, nói:
– Chái rất ngoan và thật thà không dám lấy cắp của rơi. Nào! Chú cháu mình xem trong này có những gì để ghi vào biên bản nhé!
Rồi chú lấy ra từ trong ví: một giầy chừng minh nhân dân, cá giấy tờ quan trọng và hơn 5 triệu đòng tiền mặt . Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu tôi ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới biên bản. Có tên tuổi, địa chỉ các chú sẽ thuận lợi trong việc trải lại cho người đánh mất.
Buổi tối hôm đó , nhà tôi có một người khách lạ đến chơi. Đó chính là chủ nhân của chiếc ví. Bác kể chuyện cho bố mẹ tôi nghe và cảm ơn tôi mãi. Bố mẹ tôi nghe xong đã khen tôi làm đc 1 việc tốt, lúc đó bố mẹ tôi rất vui và hành diện vì có một đứa con ngoan.
Bây giờ, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn không thể nào quên đc ngày hôm đó. Lời khen chân thành của mọi người đói với tôi là phần thưởng quý giá nhất.Tôi sẽ giữ mãi kỷ niệm này trong tâm trí của mình.

Đề 4: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thê nào?
Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong truyện như người thứ ba ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với ngôi kể ông giáo trong truyện).
Dàn ý
Mở bài: Hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó. Có ông giáo và người kể (tôi).
Thân bài:
- Lão Hạc kể chuyện: Lão đã bán cậu Vàng với cảm giác tội lỗi, lương thiện dằn vặt tâm lão.
- Nét mặt, biểu cảm lão Hạc: đau khổ, ân hận, chua xót.
- Về ông giáo: nghĩ ngợi và thương lão, biểu hiện trên nét mặt và lời an ủi lão Hạc.
- Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân: thương xót cho lão Hạc và cảnh đời, cảnh người trong xã hội.
Kết bài: Nhắc lại việc bán chó. Nhận định, đánh giá sự việc.
Bài văn mẫu
Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
– Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
– Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
– Thế nó cho bắt à?
– Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
– Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
– Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
– Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
– Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
– Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
– Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
– Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

  • Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự, lớp 10
Các em cùng đón đọc những hướng dẫn soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm với 5 đề bài đã cho trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết hoàn thành bài làm trên lớp sắp tới đạt kết quả tốt.
Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, tuần 7 Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm