Nếp sống văn minh đô thị là gì năm 2024

(HNM) - Với sự vào cuộc tích cực của cán bộ Mặt trận cơ sở, nhiều phường trên địa bàn quận Tây Hồ đã xuất hiện các “ngõ văn minh đô thị”, “ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”, góp phần hoàn thành mục tiêu phường đạt chuẩn văn minh đô thị.

Nhân dân tổ dân phố số 5, phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường.

Xác định, muốn giữ được nền nếp văn hóa, lối sống văn minh phải xây dựng từ nền tảng của mỗi gia đình. Vì vậy, sau khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) triển khai xây dựng mô hình “ngõ văn minh đô thị” gắn với việc xây dựng phường văn hóa, Ban Công tác Mặt trận khu dân cư số 5 đã phối hợp với các tổ dân phố phổ biến, triển khai thực hiện trên cả 5 tuyến ngõ: 123, 123A, 125, 130, 152 phố Thụy Khuê.

Để phát huy hiệu quả trong phong trào xây dựng ngõ phố xanh - sạch - đẹp, tập thể lãnh đạo khu dân cư đã thống nhất chọn ngõ 123A phố Thụy Khuê làm điểm xây dựng “ngõ văn minh đô thị”. Trước tiên, Ban Công tác Mặt trận khu dân cư số 5 phối hợp với 11 hộ dân trong ngõ có kinh doanh hàng ăn, rau quả... vào buổi sáng hằng ngày để thành lập tổ tự quản và giao cho 1 hộ làm Tổ trưởng nhắc nhở việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Để duy trì đều vệ sinh môi trường cho khu dân cư, bà con đã đồng tình tạo việc làm cho 1 cháu thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội thường xuyên quét dọn khu vực này.

Ngoài ra, lãnh đạo khu dân cư còn tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên mở rộng cầu mương thoát nước có lan can, chỉnh trang khoảng sân đầu ngõ tạo không gian sinh hoạt và sân chơi, ủng hộ sơn để bà con xóa quảng cáo, rao vặt và chỉnh trang mặt tiền nhà của các gia đình...

Bà Nguyễn Thị Lan ở khu dân cư số 5, phường Thụy Khuê cho biết: “Ban Công tác Mặt trận rất sát sao nên nhiều năm nay khu dân cư chúng tôi duy trì tốt việc vệ sinh vào sáng thứ bảy hằng tuần; phối hợp với phường xóa chân rác tại ngõ 152 và duy trì cảnh quan đẹp mắt”.

Ngõ 84 là ngõ đầu tiên của phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) đạt chuẩn văn minh đô thị. Cách làm của cán bộ, nhân dân nơi đây là sau khi nhận được chủ trương của phường, Chi bộ tổ dân phố tổ chức họp. Trên tinh thần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, Chi bộ thống nhất giao trách nhiệm chính cho Bí thư Chi bộ và Tổ trưởng tổ dân phố. Sau khi khảo sát thực tế, dự kiến kinh phí, cách thức triển khai, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5 mời nhân dân đến họp để trình bày phương án, cách làm, phương thức quyên góp, ủng hộ, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân.

“Với tinh thần làm việc công khai, cầu thị, bà con đã ủng hộ cách thực hiện 5 tiêu chí, 8 nội dung của ngõ văn minh đô thị và phương thức ủng hộ mà lãnh đạo tổ dân phố đưa ra. Nhờ thành công trong việc xây dựng ngõ văn minh đô thị mà mối quan hệ gắn bó giữa bà con ngày càng khăng khít hơn, là động lực để chúng tôi nhân rộng ra các ngõ khác”, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5 phường Tứ Liên Trần Hùng Tuấn chia sẻ.

Từ năm 2022 trở về trước, quận Tây Hồ đã duy trì 165 “ngõ văn minh đô thị” và 149 “tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ Trần Quang Đạo cho biết, để nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện hiệu quả xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ, du lịch - văn hóa của Thủ đô, năm 2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận chỉ đạo 8/8 phường trên địa bàn tiếp tục triển khai đăng ký mô hình “ngõ văn minh đô thị” và “tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”. Trong đó, phấn đấu xây dựng thêm 16 “tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”; phối hợp cùng chính quyền và các tổ chức thành viên chỉ đạo Ban Công tác Mặt trận chỉnh trang các ngõ văn minh đô thị, tuyến đường hoa, tuyến đường tự quản.

Hiện nay, quận Tây Hồ đã có 5/8 phường được công nhận danh hiệu “Phường văn hóa”. Với sự vào cuộc sát sao, cán bộ Mặt trận các cấp của quận Tây Hồ đang thiết thực cùng các cấp, các ngành hoàn thiện các tiêu chí để 3 phường còn lại hoàn thiện các tiêu chí để trình xét công nhận đạt “Phường văn hóa” trong thời gian tới.

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tổng biên tập: Trương Thành Trung

Phó Tổng biên tập: Nguyễn Văn Dũng, Trần Bảo Trung

Trưởng Phòng Điện tử: Nguyễn Hồng Quang

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 229/GP-BTTTT; Cấp ngày: 22/5/2017

Tel: 024.62701758; Email: tapchimattranonline@gmail.com

Tòa soạn: Số 59 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Mặt trận

TT - Xây dựng nếp sống văn minh đô thị nên bắt đầu từ đâu? Đã có nhiều ý kiến bàn luận. Tôi xin được góp thêm một cái nhìn từ góc độ một người làm công tác khoa học xã hội.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Phạt nặng là điều bắt buộc phải làm, nhưng như một chuyên gia nói: "Pháp luật là biện pháp cuối cùng vì nó chỉ có hiệu quả khi người dân có một tâm thế tuân thủ luật". Đó là ý thức, lương tâm, tinh thần trách nhiệm. Vậy giáo dục ý thức như thế nào? Chắc chắn không phải bằng tuyên truyền đại trà, từ trên, từ xa ập xuống vì ta đã bỏ nhiều công sức mà không hiệu quả.

Vì sao truyền thông đại trà không hiệu quả? Vì nó cung cấp thông tin hay kiến thức, mà kiến thức hoàn toàn không nhất thiết làm thay đổi thái độ và hành vi.

Biết hút thuốc có hại mà vẫn hút. Biết xả rác là xấu nhưng vẫn làm. Vì sao? Vì ở đây cá nhân là con số vô danh, không bị ai chê cười, cũng không được ai khen thưởng. Đặc điểm của nếp sống đô thị là tính vô danh. Ai muốn làm gì thì làm, không sợ người khác đánh giá phê bình. Điều thiếu vắng ở đây được các nhà xã hội học gọi là nhân tố "kiểm soát xã hội". Đám đông càng lớn, tính vô danh càng cao.

Người ta chỉ dòm trước ngó sau, hành động có ý thức khi biết rằng xung quanh có người biết mình. Là một người già, tôi rất vui mừng khi thấy trong vòng 2 - 3 năm mình được đối xử khác hẳn trên xe buýt. Lúc đầu các nhân viên xe buýt phải la lối, có khi còn nặng lời kêu gọi thanh niên nhường chỗ cho người già. Còn ngày nay thì nhiều bạn trẻ đã tự giác đứng lên nhường chỗ một cách vui vẻ nhanh nhẹn.

Theo tôi, đây là giáo dục cộng đồng, giáo dục bằng hành động rất hiệu quả. Xe buýt là một môi trường, một không gian giáo dục cụ thể, không quá đông người. Người ta tương tác với nhau. Trong một môi trường thu hẹp như vậy, ban đầu nhường chỗ là một cử chỉ bắt buộc, từ từ thành thói quen rồi sau đó thành ý thức tự giác.

Đó là một "vi môi trường". Gia đình, học đường, cơ quan... chính là những "vi môi trường" mà người ta tự giác điều chỉnh hành vi khi môi trường được tổ chức tốt. Môi trường vật chất sạch sẽ, thẩm mỹ. Hoạt động chung nề nếp. Cha mẹ, thầy cô, nhà quản lý là những tấm gương sống . Không cần nhiều lời, cá nhân sẽ tự khép mình vào nếp sống chung để được chấp nhận. Vì thế theo các nhà khoa học, giáo dục trước tiên là tổ chức.

Các nhà khoa học cũng nhắc rằng cá nhân chỉ thay đổi hành vi khi có tương tác mặt giáp mặt với người khác. Ảnh hưởng của người xung quanh càng lớn khi có mối quan hệ thân thiện. Tất cả chúng ta đều sống và làm việc trong những nhóm nhỏ: nhóm tự nhiên (như gia đình, nhóm bạn...), nhóm được thành lập như phòng ban trong cơ quan.

Để giáo dục ý thức cộng đồng cần phải tổ chức những nhóm nhỏ, những "vi môi trường" mà trong đó giáo dục bằng hành động nhiều hơn bằng lời nói. Tuyên truyền đại trà nhằm về số đông, mất công sức mà không hiệu quả. Giáo dục bằng "vi môi trường" và nhóm nhỏ hiệu quả mà phải sử dụng kiến thức và kỹ năng khoa học xã hội.

Singapore đã làm như thế nào? Đó là những năm 1970 họ đã mời các chuyên gia phát triển cộng đồng từ Israel qua để tổ chức từng khu phố, tập huấn cho cán bộ và người dân về cách tổ chức khu phố đô thị và tập huấn về tinh thần cộng đồng. Họ không làm cái ào từ trên xuống, không dùng lời nói suông mà tổ chức và thực hiện từ dưới lên.

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị là gì?

Nếp sống văn minh đô thị là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt đô thị.

Văn minh đô thị nghĩa là gì?

Văn minh đô thị, thực chất nhằm hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thiết lập các mối quan hệ ứng xử hài hòa, bền vững giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong quá trình đô thị hóa.

Xây dựng nếp sống văn hóa là gì?

Nếp sống văn hóa văn minh là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt, công nghiệp phát triển.

Nếp sống văn minh thanh lịch là gì?

Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng. Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi trong sinh hoạt (ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại...), giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh và mọi nơi, mọi lúc.

Chủ đề