Nên gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nào

Kết quả kinh doanh quý II/2023 cho thấy, lượng tiền gửi tiết kiệm vào các ngân hàng có mức tăng trưởng không đều. Theo thống kê từ 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, tính đến 30/6/2023, tổng lượng tiền gửi khách hàng đã tăng 8,1% so với cuối năm 2022, đạt hơn 9 triệu tỷ đồng.

Dẫn đầu trong nhóm tiếp tục là 4 ngân hàng nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank) với số dư tiền gửi tiết kiệm khách hàng đều trên 1,1 triệu tỷ đồng, chiếm đến 65% tổng số tiền gửi tiết kiệm khách hàng của toàn hệ thống, tương ứng đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng.

Trong đó, ngân hàng Agribank tiếp tục dẫn vị trí quán quân về tiền gửi với gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 3,8% so với đầu năm. Đây cũng là ngân hàng sở hữu chi nhánh, phòng giao dịch lớn nhất trên toàn quốc (gần 2.300 chi nhánh).

Xem thêm: "Mức lãi suất tiết kiệm của ngân hàng Agribank mới nhất tháng 8/2023" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Nắm giữ vị trí á quân với hơn 1,54 triệu tỷ tiền gửi tiết kiệm khách hàng là ngân hàng BIDV, tăng khoảng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Số tiền gửi này chiếm đến hơn 3/4 trong 2,01 triệu tỷ đồng nợ phải trả của ngân hàng.

Các vị trí tiếp theo đều thuộc về 2 ngân hàng quốc doanh khác là Vietcombank và VietinBank khi tăng lần lượt 6,7% và 4,9%, đều ghi nhận hơn 1,3 triệu tỷ đồng.

Ở vị trí thứ 5 với gần 502 nghìn tỷ đồng là Ngân hàng Sacombank, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Sacombank tiếp tục giữ vị trí đầu bảng trong nhóm ngân hàng tư nhân về tiền gửi tiết kiệm. Sacombank cũng là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm cao nhất trong nhóm cổ phần, với mức tăng trưởng hơn 110% so với cùng kỳ năm trước.

Agribank tiếp tục dẫn vị trí quán quân về tiền gửi với gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm. Nguồn: Tổng hợp từ BCTC.

Những gương mặt khác góp mặt trong nhóm có lượng tiền gửi tiết kiệm cao nhất gồm: MB (475 nghìn tỷ đồng), ACB (432 nghìn tỷ đồng), SHB (409 nghìn tỷ đồng), VPBank (387 nghìn tỷ đồng) và Techcombank (381 nghìn tỷ đồng). Nhờ tốc độ tăng trưởng tiền gửi gần 28% kể từ cuối năm ngoái, VPBank đã vượt qua thứ hạng của Techcombank.

Bên cạnh đó, còn có các ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng hai con số về tiền gửi là SHB (13,3%), VPBank (27,9%), Nam A Bank (16,3%), VietABank (19,8%), Kienlongbank (17,1%) và BaoVietBank (12,1%).

HDBank ghi dấu ấn là ngân hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nửa đầu năm 2023 với mức tăng 43,5% so với đầu năm, đạt gần 310.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có 2 ngân hàng có số dư tiền gửi sụt giảm so với đầu năm, gồm NCB (giảm 1,4%) và PG Bank (giảm 0,1%).

Phần lớn các ngân hàng ghi nhận lượng tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm do lãi suất huy động nhiều lần điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức cao. Lợi nhuận của hầu hết ngân hàng đều tăng trưởng chậm lại, trong khi nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không là thắc mắc của nhiều người khi sở hữu một khoản tiền nhàn rỗi lớn và có ý định tiết kiệm sinh lời từ khoản tiền này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên của khách hàng và cung cấp thêm các thông tin liên quan như lợi ích, lưu ý và gợi ý ngân hàng phù hợp khi bắt đầu gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng... Mời bạn cùng theo dõi!

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. “Gỡ rối” băn khoăn của khách hàng về việc gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền sinh lời ổn định, tuy nhiên, gần đây, một vài thông tin sai lệch đã khiến nhiều khách hàng băn khoăn về việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Dưới đây là những thông tin đính chính bạn nên tham khảo trước khi cân nhắc có nên gửi tiền ngân hàng hay không.

Thông tin bị hiểu sai 1: “Gửi tiết kiệm chưa chắc đã an toàn”.

Thông tin đính chính lại: Gửi tiết kiệm tại ngân hàng rất an toàn vì những lý do sau:

  • Được Nhà nước bảo hộ thông qua những thông tư, quy định, văn bản pháp luật. Chẳng hạn như Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1126/NHNN-TTGSNH nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho hoạt động giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
  • Ngân hàng có những công nghệ bảo mật cao để xác định chính xác danh tính của khách hàng, từ đó bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.

Tuy nhiên, do một số khách hàng thường hay sử dụng tài khoản không an toàn như chia sẻ thông tin tài khoản/thông tin cá nhân cho người khác, truy cập vào các đường link lạ. Điều này đã khiến kẻ gian lợi dụng để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản, làm rò rỉ thông tin cá nhân… Vì thế, ngân hàng khuyến cáo người dùng nên bảo mật thông tin cá nhân, không sử dụng mạng công cộng để truy cập vào ngân hàng số, không ấn vào các đường link lạ, không chia sẻ mã xác nhận OTP... để yên tâm nhất.

\>>> Tìm hiểu thêm: 4 lý do bạn nên gửi tiết kiệm online ngay hôm nay!

Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn được Nhà nước bảo hộ.

Thông tin bị hiểu sai 2 - “Gửi tiết kiệm vẫn có rủi ro mất tiền nếu ngân hàng phá sản".

Thông tin đính chính: Điều này gần như không thể xảy ra vì những lý do sau:

  • Rủi ro mất tiền khi gửi tiết kiệm chỉ xảy ra khi ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành chỉ đạo, đưa ra những biện pháp như tái cấu trúc, M&A… nhằm cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản, quy định, chỉ định… để đảm bảo tối đa quyền lợi của người gửi tiền.
  • Theo thống kê, Việt Nam chưa có ngân hàng nào tuyên bố phá sản tính đến tháng 10/2023. Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ngân hàng cần ưu tiên hoàn trả tiền gửi cho khách hàng khi thực hiện tái cơ cấu theo chỉ định của nhà nước.

Nhà nước ban hành nhiều văn bản, quy định, chỉ định... để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

Thông tin bị hiểu sai 3 - “Gửi tiết kiệm không sinh lời tốt bằng kênh đầu tư khác".

Thông tin đính chính: Thông tin này không đúng với tất cả đối tượng khách hàng. Đối với một số khách hàng, chọn hình thức gửi tiết kiệm sẽ mang đến nhiều lợi ích và sinh lời tốt hơn. Cụ thể:

  • Nếu khách hàng muốn sinh lời bền vững, không muốn liên tục theo dõi sự biến động của thị trường thì gửi tiết kiệm ngân hàng là lựa chọn tốt nhất để tránh rủi ro đầu tư mất trắng.
  • Còn nếu khách hàng sở hữu khoản tiền nhàn rỗi lớn, có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và thích đầu tư vào các lĩnh vực có mức mạo hiểm cao hơn (Ví dụ đầu tư chứng khoán) thì gửi tiết kiệm tại ngân hàng không sinh lời tốt bằng các kênh đầu tư khác.

Như vậy, không thể kết luận được khả năng sinh lời của gửi tiết kiệm kém hơn so với các hình thức khác mà phải dựa vào nhiều yếu tố như chi phí đầu tư ban đầu, mức độ rủi ro, sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu cho từng hình thức đầu tư...

Vậy có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không? Ai phù hợp với hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng? Bạn sẽ tìm được câu trả lời khi theo dõi phần dưới đây!

2. Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn, có khả năng sinh lời ổn định và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Bạn nên gửi tiết kiệm tại ngân hàng nếu thấy thuyết phục bởi 5 lợi ích sau:

Lợi ích của gửi tiết kiệm ngân hàngCụ thểSinh lời ổn địnhLãi suất ổn định, khoảng 3 - 6%/năm tuỳ theo chính sách của ngân hàng vào từng thời kỳ. Mức lãi suất này ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường do được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước.Minh bạch và công khaiKhách hàng dễ dàng theo dõi lãi suất, số tiền gửi ngân hàng thông qua sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng online (SMS Banking/Mobile Banking/Internet Banking).Tính thanh khoản cao, dễ dàng rút tiền khi cầnKhách hàng có thể yêu cầu ngân hàng tất toán khoản tiền gửi tiết kiệm bất cứ khi nào.Đa dạng loại hình gửi tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạtNgân hàng cung cấp đa dạng các loại hình gửi tiết kiệm như: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, gửi tiết kiệm không kỳ hạn, gửi tiết kiệm tích lũy... với kỳ hạn linh hoạt: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng...Tính an toàn cao, chịu sự bảo hộ của Nhà nướcNgân hàng là một tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp và có sự ràng buộc theo các quy định pháp luật Việt Nam. Cùng với đó, các ngân hàng cũng liên tục nâng cấp hệ thống bảo mật của mình để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Có thể thấy, gửi tiết kiệm tại ngân hàng phù hợp với đại đa số khách hàng. Hình thức tích lũy tài sản này không yêu cầu khách hàng phải tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự biến động của thị trường như những hình thức đầu tư khác.

Khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại ngân hàng có thể nhanh chóng gửi tiết kiệm online thông qua Mobile Banking hoặc đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất để được giao dịch viên tư vấn, hỗ trợ.

Gửi tiết kiệm ngân hàng phù hợp với đại đa số khách hàng.

3. Lưu ý trước khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Khách hàng nên đọc kỹ lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo kế hoạch gửi tiết kiệm diễn ra suôn sẻ và khoản tiền nhàn rỗi sinh lời tối đa. Cụ thể:

  • Chọn ngân hàng uy tín, kinh nghiệm trên 10 năm: Khách hàng nên chọn ngân hàng uy tín, có bề dày kinh nghiệm trên 10 năm để đảm bảo có trải nghiệm gửi tiền tốt nhất. Những ngân hàng thuộc TOP đầu hiện nay có thể kể đến như Techcombank, Vietcombank, Agribank, BIDV...
  • Lựa chọn sản phẩm gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu: Hiện nay, các ngân hàng thường có đa dạng sản phẩm gửi tiết kiệm với kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Do đó, khách hàng cần nghiên cứu, so sánh và đánh giá để chọn được sản phẩm gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu. Tốt nhất, trước khi gửi tiết kiệm, khách hàng nên chia sẻ mục đích gửi tiết kiệm, nhu cầu cá nhân với tư vấn viên ngân hàng để được hỗ trợ tốt nhất.

Khách nên chọn những ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm

4. Nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào để lãi suất cao?

Như đã chia sẻ ở trên, để việc gửi tiết kiệm an toàn và sinh lời ổn định, khách hàng nên lựa chọn những ngân hàng uy tín có lãi suất cao, chính sách gửi tiết kiệm hấp dẫn... Dưới đây là 4 ngân hàng gửi tiết kiệm có lãi suất cao để khách hàng tham khảo:

Lưu ý: Lãi suất cập nhật ngày 08/11/2023 và mức lãi suất tiết kiệm này sẽ thay đổi theo thời kỳ tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng.

Ngân hàngHình thức gửi tiết kiệmLãi suất/nămTechcombank

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn 1 tháng: 3,25 - 3,4%

Kỳ hạn 3 tháng: 3,55 - 3,70%

Kỳ hạn 6 tháng: 4,85 - 5,1%

Kỳ hạn 9 tháng: 4,9 - 5,15%

Kỳ hạn 12 tháng: 5,25 - 5,5%

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn0,1%VietcombankGửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn 1 tháng: 2,8%

Kỳ hạn 3 tháng: 3,1%

Kỳ hạn 6 tháng: 4,1%

Kỳ hạn 9 tháng: 4,1%

Kỳ hạn 12 tháng: 5,1%

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn0,1%AgribankGửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn 1 tháng: 3,0%

Kỳ hạn 3 tháng: 3,3%

Kỳ hạn 6 tháng: 4,3%

Kỳ hạn 9 tháng: 4,3%

Kỳ hạn 12 tháng: 5,3%

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn0,2%VietinBankGửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn 1 tháng: 2,7%

Kỳ hạn 3 tháng: 3,2%

Kỳ hạn 6 tháng: 4,2%

Kỳ hạn 9 tháng: 4,2%

Kỳ hạn 12 tháng: 4,8%

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn0,1%

Từ bảng trên có thể thấy, với mỗi hình thức gửi tiết kiệm, ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau. Khách hàng nên chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn thay vì không kỳ hạn để được hưởng lãi suất tốt nhất.

\>>> Cập thêm thêm lãi suất của 30+ ngân hàng trong bài viết: Lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy và online.

Techcombank là một trong những ngân hàng được khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm.

Những thông tin mà Techcombank chia sẻ ở trên đã giúp khách hàng trả lời được câu hỏi có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không. Nhìn chung, khách hàng nên gửi tiết kiệm ngân hàng bởi hình thức này sẽ giúp khoản tiền nhàn rỗi sinh lời ổn định, đảm bảo an toàn và ít xảy ra rủi ro.

Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc liên quan đến việc gửi tiết kiệm, hãy liên hệ với Techcombank qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng:

Gửi tiết kiệm ngân hàng Agribank 100 triệu lãi suất bao nhiêu?

Các khoản tiền gửi không kỳ hạn sẽ được niêm yết lãi suất thấp ở mức 0,2%/năm. Cụ thể trong trường hợp khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại Ngân hàng Agribank kì hạn 12 tháng với lãi suất 5,3%. Tiền lãi nhận được như sau: 100 triệu đồng x 5,3%/12 x 12 tháng = 5,30 triệu VND.

Gửi tiền vào ngân hàng Vietcombank lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng Vietcombank được áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng ở mức ​3,9%/năm. Mức lãi suất được Vietcombank niêm yết cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn 12 - 60 tháng là 5,0%/năm. Cùng thời điểm khảo sát, lãi suất tiền gửi được triển khai cho kỳ hạn ngắn 7 ngày và 14 ngày là 0,2%/năm.

Gửi tiền vào ngân hàng MB lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất MBBank các kỳ hạn Lãi suất tiết kiệm tại MBBank các kỳ hạn từ 2 - 5 tháng ở mức 3,2%%/năm. Khách hàng gửi tiền từ 6 - 12 tháng nhận lãi suất dao động từ 4,4% - 4,9%/năm. Khách hàng gửi tiền không kỳ hạn tại MBBank sẽ nhận lãi suất ở mức 0,10%/năm.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Agribank là bao nhiêu?

Lãi suất tiết kiệm tại Agribank các kỳ hạn 6 - 11 tháng là 4,0%/năm. Khách hàng gửi tiền 12 - 18 tháng nhận lãi suất 5,0%/năm. Lãi suất kỳ hạn 24 tháng cao nhất với 5,3%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp, lãi suất tiền gửi tại Agribank dao động trong khoảng 0,2 - 4,7%/năm.

Chủ đề