Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế

Cùng đó, kế hoạch được đưa ra cũng với mục tiêu quản lý 100% các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập; không để cơ sở hoạt động không phép, sai phép. Giảm tỷ lệ sai phạm về việc thực hiện các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược và các quy định về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; kinh doanh dược và các quy định khác có liên quan. Quản lý 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận; giảm tỷ lệ các vi phạm về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; triển khai hiệu quả Đề án mô hình điểm Cơ sở (chuỗi cơ sở) đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại 20 tuyến phố của 20 phường trên địa bàn quận, giai đoạn 2019-2020.

Để triển khai có hiệu quả những mục tiêu đề ra, quận sẽ kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác quản lý về y tế tại UBND phường và kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc định kỳ hoặc đột xuất, theo chuyên đề. Kiểm tra việc quản lý vắc xin và sinh phẩm y tế tại 20 trạm y tế phường và các cơ sở tiêm chủng theo quy định về hoạt động tiêm chủng. Kiểm tra định kỳ, đột xuất, khi có đơn, thư phản ánh hoặc đợt cao điểm phục vụ Lễ, Hội, Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán; các đại hội, hội nghị trong nước, quốc tế và các sự kiện khác tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận…

Tại cấp quận, quận duy trì đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra hành nghề y dược ngoài công lập; kểm tra công tác bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cấp phường, duy trì đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, tổ y tế xã hội phường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập…

Khánh Chi

Admin Sở Y Tế

Trước những diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đại dịch Covid-19, ngày 05/5/2021 BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 05-CT/TU); ngày 20/10/2021, BTV Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 47-KH/HU để cụ thể hóa, triển khai các nội dung chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy trên địa bàn huyện Yên Thế. Trong đó đề ra một số mục tiêu cụ thể phấn đấu trong thời gian tới như sau: (1) Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể nhẹ) dưới 10%; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 98% với 12 loại vắc xin; tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong độ tuổi theo quy định đạt trên 90%; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi dưới 17‰, trẻ dưới 1 tuổi dưới 12‰; tuổi thọ bình quân đạt 74,5 tuổi. (2) Đến năm 2030, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 9%; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng duy trì tối thiểu 98% với 14 loại vắc xin; tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong độ tuổi theo quy định đạt trên 95%; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15‰, trẻ dưới 1 tuổi dưới 10,5‰. (3) Từ năm 2025 trở đi, trên 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm; đến năm 2030, cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét; nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…

Khám sang lọc trước khi tiêm Vaccin phòng Covid-19

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, Ban Thường vụ Huyện ủy đề ra 07 nhóm giải pháp chủ yếu như sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác y tế dự phòng: Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân về những nội dung của Chị thị số 05-CT/TU của BTV Tỉnh ủy; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác y tế dự phòng. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Phát động phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại; đề cao lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc và thể lực, nhất là học sinh trong trường học. Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp tự phòng, chống dịch bệnh. Chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và ưu tiên phân bổ kinh phí hằng năm để đạt được các mục tiêu ở từng địa phương trên cơ sở các mục tiêu sức khỏe của huyện.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác y tế dự phòng: Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế dự phòng, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, diễn biến phức tạp; coi đây là nhiệm vụ then chốt, y tế cơ sở là nền tảng, đầu tư cho công tác y tế dự phòng là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Hằng năm, cấp ủy đưa nội dung nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng vào nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển hóa cả về nhận thức và hành động; chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể theo từng năm, từng giai đoạn. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, Luật phòng, chống tác hại của rượu bia... Đưa chỉ tiêu dân số và phát triển vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hằng năm của UBND các cấp, các ngành, gắn việc hoàn thành chỉ tiêu với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; phát huy vai trò, huy động sự tham gia tích cực của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong thực hiện công tác dân số.

Ba là, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở: Quan tâm đầu tư kinh phí từ ngân sách và đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện; sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế cho trạm y tế các xã, thị trấn đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Phối hợp nâng cấp, cải tạo Khoa Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế huyện và trạm y tế xã, thị trấn. Khuyến khích tạo điều kiện cho y tế tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng. Tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng tuyến, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế tại tuyến huyện, xã, cán bộ y tế trường học và y tế thôn, bản, phố. Thực hiện chế độ phù hợp để khuyến khích cán bộ y tế xã, thị trấn tham gia các hoạt động phát hiện sớm, giám sát và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phân phối, cung cấp các sản phẩm, phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.

Bốn là, nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở: Phối hợp kiện toàn, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác y tế dự phòng tại Trung tâm Y tế huyện. Phấn đấu đến năm 2025 có 80% lãnh đạo phụ trách lĩnh vực y tế dự phòng và trưởng các khoa, lĩnh vực y tế dự phòng có trình độ chuyên môn sau đại học với chuyên ngành đào tạo phù hợp; đến năm 2030 đạt 100%. Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phẩm và sức khoẻ thầy thuốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế. Thường xuyên phối hợp rà soát, cơ cấu lại tổ chức các trạm y tế xã, thị trấn, hỗ trợ đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Phối hợp rà soát hệ thống y tế thôn, bản, tổ dân phố; thực hiện bố trí nhân viên y tế và dân số theo hướng có thể kiêm thêm các công việc khác ở thôn, bản, tổ dân phố; đào tạo chuẩn hóa theo đúng quy định của Bộ Y tế. Phối hợp thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; đề nghị có cơ chế thu hút cán bộ chuyên sâu làm công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở. Củng cố, kiện toàn, ổn định hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở; kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển các cấp.

Năm là, nâng cao hiệu quả các hoạt động chuyên môn y tế dự phòng: Phối hợp, chỉ đạo củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng trên địa bàn huyện, nhất là công tác tiêm chủng tại trạm y tế xã, thị trấn; tăng cường năng lực hệ thống cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; kịp thời khống chế không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn; ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp. Đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở. Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp, trường học. Nâng cao tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, điều trị bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại trạm y tế xã và cộng đồng theo quy định. Nâng cao năng lực cho Trung tâm Y tế huyện, sẵn sàng phương án hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học về hỗ trợ sinh sản, tránh thai, tầm soát và điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh; dự phòng, điều trị, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” của huyện. Mở rộng hoạt động xã hội hóa dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh chất lượng cao tại Trung tâm Y tế huyện.

Sáu là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đẩy mạnh việc tiếp nhận, chuyển giao các kỹ thuật y tế giữa các tuyến. Tăng cường chẩn đoán, điều trị từ xa nhằm giảm tải áp lực cho tuyến trên. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; triển khai lập, quản lý và theo dõi hồ sơ sức khỏe cá nhân và bệnh án điện tử, tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ. Củng cố, kiện toàn, đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tăng cường ứng dụng phần mềm quản l‎ý dữ liệu dân cư, nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin, số liệu về dân số vào công tác xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH và phục vụ yêu cầu quản lý.

Bẩy là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế dự phòng: Thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện BHYT toàn dân; hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em… Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về công tác y tế dự phòng và các lĩnh vực có liên quan tới sức khỏe. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Chỉ đạo duy trì và thực hiên tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở./.

Thạch Văn Chiến

Video liên quan

Chủ đề