Nắn mủ vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng viêm có mủ là dấu hiệu cô bé của bạn có khả năng đã bị viêm nhiễm tầng sinh môn hoặc gặp biến chứng nguy hiểm sau khi tiến hành thủ thuật này. Vậy với vết khâu tầng sinh môn bị sưng phải làm sao sau một tháng? Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề này sẽ được các bác sĩ Bệnh viện đại lộ Bình Dương sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Vết khâu tầng sinh môn là gì?

Thủ thuật khâu tầng sinh môn đa phần dành cho các chị em khi sinh thường, giúp em bé được sinh ra an toàn và dễ dàng hơn. Ngoài ra, thủ thuật này cũng dành cho các chị em muốn cải thiện tình trạng bị giãn rộng của cô bé do tuổi tác hoặc do nhiều lần sinh nở để tái tạo lại niêm mạc giữa da và âm đạo. Tầng sinh môn của chị em có chiều dài khoảng 3 5 cm, chúng có tác dụng giúp nâng đỡ cơ quan vùng chậu: tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang,

Việc thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn giúp tránh những tổn thương của âm đạo và vòng cơ hậu môn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chủ động rạch tầng sinh môn còn để việc phục hồi vùng kín và khả năng đàn hồi vùng xương chậu được nhanh hơn. Tuy nhiên, việc rạch tầng sinh môn chỉ được chỉ định với các sản phụ không biết cách rặn đẻ, thai nhi hoặc đầu của thai nhi quá to so với âm đạo của mẹ hay thai nhin trong tình trạng nguy hiểm.

Khi tiến hành khâu tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu 3 lớp: Thành âm đạo, cơ tầng sinh môn và lớp da. Với lớp da, các bác sĩ phụ khoa sẽ khâu bằng chỉ không tiêu hoặc chỉ tiêu ở dưới da, đa phần hiện nay là phần chỉ tiêu. Khi khâu tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ phải khéo léo để tầng sinh môn không có khoảng trống giữa các lớp, không bị so le và chồng các mép lên nhau. Vết khâu tầng sinh môn đạt chuẩn là âm đạo cũng phải được khâu khít vừa không ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng vừa hạn chế việc sa trực tràng, sa bàng quang và cổ tử cung.

Nắn mủ vết khâu tầng sinh môn
Thủ thuật khâu tầng sinh môn dành cho các chị em khi sinh thường

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị sưng viêm có mủ

Thông thường, sau khi khâu tầng sinh môn chị em thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu nhưng khoảng từ 2 -3 tuần vết khâu sẽ được lành hẳn thì cảm giác sẽ hết dần. Thế nhưng, có những trường hợp sau khi sinh con được vài tháng thì vẫn có cảm giác vướng chỉ, đau nhức, sưng đỏ Nguyên nhân có thể do:

  • Tụ máu từ vết khâu ở tầng sinh môn.
  • Vết rạch tầng sinh môn không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng.
  • Chỉ khâu tự tiêu quá nhanh trong khi vết thương chưa lành hẳn khiến vết thương bị tổn thương.
  • Do các chị em mặc quần lót quá chật khiến đáy quần sẽ cọ xát vào phần của vết khâu khiến vết thương bị tổn thương.
  • Khi khâu tầng sinh môn chị em nên hạn chế việc nặng, vận động quá mạnh, đứng ngồi sai tư thế khiến vết khâu tầng sinh môn bị bục.
  • Quan hệ tình dục quá sớm hay quá thô bạo khi vết khâu vẫn chưa lành hẳn.
  • Ăn những loại thức ăn có thành phần gây dị ứng với cơ thể.
  • Do các chị em làm tổn thương vết khâu khi vết thương chưa lành hoặc đang lên da non.

Dấu hiệu bất thường vềvết khâu tầng sinh môn bị sưng có mủ

  • Vết khâu bị đau bất thường, lên mủ và có mùi hôi: Thông thường, khoảng 2-3 tuần sau sinh thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng, cảm giác đầu tiên là bạn thấy đau nhiều, vùng kín có mủ và mùi hôi. Lý do là tế bào bạch cầu phải chống lại sự xâm nhập của những tác nhân bên ngoài cũng như vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đối với vết khâu đã nhiễm trùng nặng vì cơ thể đang đào thải tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết ra ngoài nên tại vùng kín sẽ tiết ra dịch mủ có mùi hôi.
  • Sốt, ớn lạnh: Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn bị sưng viêm có mủ là sốt cao có thể lên tới 40 độ C. Đối với tình trạng sản phụ mệt mỏi, lờ đờ. Khi đó, bạn không thể tự kiểm soát vết thương tại nhà mà phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
  • Đau vùng bụng dưới: Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn khiến chị em bị đau vùng bụng dưới. Bởi vì ở đó có tử cung, rất có thể bị viêm nhiễm bên trong hoặc lạc nội mạc tử cung.
  • Đau và nóng rát khi đi tiểu: Bạn sợ đi tiểu vì mỗi lần như vậy luôn cảm thấy đau rát, bỏng vùng kín và đặc biệt cảm giác đau tăng lên do ống dẫn tiểu và âm vật bị tổn thương hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập.
  • Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện: Trường hợp bạn không thể kiềm chế khi buồn đại tiện khiến chị em hết sức phiền lòng. Đặc biệt là do các cơ co thắt hậu môn đã bị giãn, bị tổn thương do ảnh hưởng của nhiễm khuẩn vết thương tầng sinh môn.
  • Không kiểm soát việc xì hơi: Bạn bị xì hơi quá nhiều thậm chí không thể nhịn trung tiện khi có nhiều người trong phòng. Rất có thể do nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn gây mất kiểm soát đường ruột.
  • Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông: Sau vài tháng sinh nở nhưng bạn vẫn thấy sản dịch ra nhiều với những cục máu đông có mùi hôi, màu đen, kích thước lớn kèm theo cảm giác đau chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng nguy hiểm phải tới gặp bác sĩ ngay.
Nắn mủ vết khâu tầng sinh môn
Vết khâu tầng sinh môn bị sưng có mủ thì chị em cần thăm khám ngay

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng viêm có mủ phải làm sao?

Nhiễm trùng ở vết rạch tầng sinh môn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí khiến mất khả năng sinh sản nếu bạn không kịp thời đến các cơ sở y tế. Để quá trình phục hồi an toàn, nhanh thì chị em cần chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách như sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương tại tầng sinh môn lành lặn hẳn.
  • Cố gắng vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn và đồng thời giúp vết khâu bớt sưng, nóng đỏ.
  • Không nên vận động mạnh, đi lại mạnh và hạn chế đi lại bằng giày dép cao gót.
  • Vệ sinh hàng ngày vùng kín, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo khiến vết thương bị đứt chỉ hoặc nhiễm trùng nhiều.
  • Chọn đồ lót chất liệu cao cấp, mềm và thấm hút tốt để tạo sự thoải mái và nên mặc rộng rãi 1 chút.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tránh các đồ cay nóng.
  • Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn mỗi ngày.

Khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng viêm có mủ bạn nên kiểm tra kỹ vết sưng, bạn cần xử lý đúng cách để tránh vết sưng tấy nặng hơn. Thực tế, đã có rất nhiều chị em chủ quan cho rằng vết sưng này bình thường dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa nặng và kéo theo nhiều hậu quả khôn lường.

Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khi viết khâu tầng sinh môn bị sưng đau, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây sưng đau tầng sinh môn. Bệnh viện đại lộ Bình Dương là địa chỉ khám và chữa bệnh uy tín được cơ quan chức phép hoạt động, mọi quy trình thăm khám đều đảm bảo theo đúng chất lượng đã đăng ký, hệ thống trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Bệnh viện đại lộ Bình Dương còn là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín khi bảo mật mọi thông tin của người bệnh với quy trình một bác sĩ một y tá một bệnh nhân. Bởi vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đến thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa khó nói ở vùng kín.

Đối với các bệnh nhân có vết khâu tầng sinh môn bị sưng có mủ, các bác sĩ tại bệnh viện đại lộ Bình Dương sẽ thăm khám trực tiếp tầng sinh môn, tìm hiểu nguyên nhân gây sưng đau đồng thời lên phác đồ điều trị với công nghệ hiện đại nhất để điều trị bệnh hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề vết khâu tầng sinh môn bị sưng viêm có mủ phải làm sao cho chị em phụ nữ. Nếu vẫn còn có những vấn đề cần thắc liên quan đến việc vết rạch tầng sinh môn hoặc vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau, chị em hãy liên hệ trực tiếp đến bệnh viện đại lộ Bình Dương, để các bác sĩ và chuyên gia giải đáp giúp bạn.