Năm ngân sách nhà nước việt nam là gì năm 2024

Ngân sách nhà nước là gì? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Hoài Tâm, hiện đang là sinh viên trường đại học Mở TP. HCM. Em có vấn đề cần Ban biên tập tư vấn. Hiện tại, em được giao nghiên cứu về ngân sách nhà nước nhưng em không nắm rõ khái niệm này. Bạn biên tập có thể làm rõ giúp em được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một phạm trù rất rộng và bao quát, vừa liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vừa liên quan đến góc độ quản lý nhà nước. Vì vậy, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về dịnh nghĩa về Ngân sách nhà nước, nhưng thể hiện rõ nhất và đầy đủ nhất về bản chất của ngân sách nhà nước là hai định nghĩa trên hai phương diện kinh tế và pháp lý.

Ngân sách nhà nước xét về phương diện kinh tế: Trước hết là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học. Theo đó, ngân sách nhà nước là bảng dự toán về các khoản thu và các khoản chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyêt định thực hiện trong một khoảng thời hạn nhấy định, thường là một năm.

Ngân sách nhà nước xét theo phương diện pháp lý: Theo phương diện này, ngân sách nhà nước cũng không có nhiều sự khác biệt so với kinh tế, nó đều nói về các khoản thu, chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm. Còn ở phương diện pháp lý, ngân sách nhà nước được hiểu là một đạo luật đặc biệt của mỗi quốc gia, do quốc hội ban hành và chính phủ thực hiện trong một thời hạn xác định. Nhưng khác với những đạo luật thông thường, Ngân sách nhà nước được cơ quan lập pháp tạo ra theo trình thự, thủ tục riêng và hiệu lực thi hành của đạo luật này được xác định rõ ràng là một năm.

Khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước".

2. Đặc điểm ngân sách nhà nước

- Thứ nhất, ngân sách nhà nước vừa là một bảng kế hoạch tài chính vừa là một đạo luật của một quốc gia. Ngân sách nhà nước chính là toàn bộ các khoản thu, chi của một quốc gia đã được dự toán thực hiện trong một năm, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ mang tính kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế giống như các loại ngân sách thông thường khác mà nó còn mang tính kỹ thuật pháp lý, Ngân sách nhà nước được soạn thảo và thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt phải được quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua giống như việc ban hành một đạo luật. Đặc điểm này đã làm cho Ngân sách nhà nước khác hẳn với các loại ngân sách thông thường như ngân sách của gia đình, ngân sách của các tổ chức chính trị xã hội. Ngân sách nhà nước đảm bảo giá trị pháp lý và bắt buộc các chủ thể liên quan phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình giống như việc thực hiện, chấp hành một đạo luật. Còn các loại ngân sách khác thì việc thực hiện và chấp hành của các chủ thể có liên quan, chỉ dừng ở mức độ thoả thuận để ràng buộc trách nhiệm của mỗi người.

- Thứ hai, ngân sách nhà nước là bảng kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, sẽ được quốc hội biểu quyết thông qua trước khi trao cho chính phủ thi hành. Đặc điểm này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Trong đó, cơ quan lập pháp thường có vai trò áp đảo hơn, cơ quan hành pháp chỉ là cơ quan thừa hành thực hiện bảng kế hoạch tài chính mà quốc hội đã thông qua, nhưng đồng thời phải chịu sự giám sát của quốc hội trong khi thực thi nhiệm vụ ngân sách nhà nước nhằm hạn chế sự lạm quyền của cơ quan hành pháp bảo đảm tính dân chủ, công khai, m inh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước. Điều này bộc lộ rõ nét đặc trưng riêng của ngân sach nhà nước mà ở các loại hình ngân sách khác không có, Ngân sách nhà nước được thiết lập và thi hành có sự tham gia, giám sát của nhân dân theo phương cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua vai trò của quốc hội, có sự tham gia của cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp và có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa hai cơ quan này. Trong khi đó, các loại hình ngân sách khác thì Nhà nước để cho chính chủ thể đó tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Một số cơ quan hành pháp nhà nước chỉ tham gia kiểm tra, giám sát trong những trường hợp cần thiết, mà không tạo nên mối tương đồng giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.

- Thứ ba, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi nhằm phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước, đảm bảo cho nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Bộ máy nhà nước muốn hoạt động được cần có một số tiền rất lớn để chi tiêu và số tiền đó được trích ra từ ngân sách nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm đảm bảo sự phát triển của toàn xã họi, phục vụ lợi ích của toàn dân, không phân biệt người giàu nghèo hay đẳng cấp, địa vị xã hội. Đặc biệt, ngân sách nhà nước còn ưu tiên để giúp đỡ phục vụ cho những người nghèo, hỗ trợ để giảm bớt tệ nạn xã hội. Vì vậy chính phủ luôn tìm cách thỏa mãn giữa nhiệm vụ thu và nhiệm vụ chi đã được hoăch định và cho phép thực hiện bởi Quốc hội. Đặc điểm này thể hiện một bản chất rất riêng của ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước phục vụ cho toàn xã hội, toàn dân, không phân biệt người giàu, người nghèo hay cá nhân, tổ chức nào để đảm bảo cho sự phát triển của cả đất nước. Còn các loại ngân sách nhà nước khác chỉ bao hàm một số đối tượng cụ thể và những mục tiên hẹp hơn.

- Thứ tư, hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước. Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng.

- Thứ năm, ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái quát về ngân sách nhà nước. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật ngân sách nhà nước 2015 để nắm rõ quy định này.

Chủ đề