Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

BLOG HỌC THUẬT

Tìm hiểu tầm quan trọng và phương pháp tự học đem lại hiệu quả

By linhtv
Ngày gửi:
Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

Tự học tập không phải là điều đơn giản, không chỉ là việc ngồi vào bàn học ghi chép hay cầm quyển sách, để có hiệu quả cao trong việc tự học cần có phương pháp học khoa học, mỗi bạn trẻ có một tính cách một cách tự học khác nhau nhưng dù cách tự học nào đi nữa thì sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập vẫn phải đề cao. Kiên trì trong sự tìm tòi tri thức học tập, kiên trì nhẫn nại trước những thất bại trong quá trình tự học

Show

Học tập là quá trình không ngừng phát triển và nâng cao, học tập tiếp thu kiến thức là trách nhiệm của mỗi bạn học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhận thức được vai trò học tập của bản thân mà các bạn trẻ không ngừng phấn đấu, nâng cao tinh thần ý thức học tập. Học tập trên trường lớp chưa đủ điều kiện về thời gian để các bạn nắm chắc chắn những kiến thức mình đã học và việc tự học ôn tập ở nhà là rất cần thiết. Tự học là kỹ năng mà phụ huynh luôn mong muốn con em mình rèn luyện được, phải có phương pháp tự học hiệu quả thì chất lượng đem lại mới đạt kết quả cao.Chúng ta hãy tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như phương pháp tự học tốt nhất để phụ huynh có sự điều chỉnh phù hợp trong cách quản lý việc học tập của con em mình qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm tự học là gì

Học, học nữa, học mãi là câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau, câu nói như một minh chứng cho tình thần tự học quyết tâm cao. Để nắm rõ hơn về vấn đề tự học chúng ta cần hiểu rõ tự học là gì ? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề tự học, nhưng dù khái niệm nào cũng thể hiện ý thức và tự giác cao của các bạn trẻ.

Tự học là sự động não, suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất chính của chính bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó theo sở hữu của mình Theo Nguyễn Cảnh Toàn (1997), quá trình dạy tự học, Nxb. Giáo dục.

Tự học có thể hiểu là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính học sinh sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại họccó tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học theo Lưu Xuân Mới (2000)

Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải phápTự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học.

Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kỹ năng thực hành những tri thức ấy.

Từ những khái niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng với sự tự giác cao của bản thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân sẽ được phát triển không ngừng trong quá trình tự học của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự làm chủ trong suy nghĩ, hành động của mình. Vấn đề tự học luôn được đề cao trong quá trình tiếp thu tri thức của các bạn trẻ.

2. Tầm quan trọng của việc tự học

Tự học có vai trò rất quan trọng trong mỗi giai đoạn học tập của trẻ, tự học cả về kiến thức lẫn tự học các kỹ năng vận dụng thực tế một cách hiệu quả. Tự học phải đem lại chất lượng kết quả cuối cùng cao thì mới đánh giá được quá trình tự học có đảm bảo hiệu quả hay không.

2.1.Tầm quan trọng của việc tự học về phía học sinh

+ Ý thức được việc tự học khi đối diện với các kỳ thi quan trọng, hay những kiến thức chưa được nắm chắc là cần thiết. Ở thời điểm này, tự học giúp các bạn tự ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất, tự rèn luyện giải các bạn toán mà trên lớp không có thời gian hoàn thành.

+ Tự học là kỹ năng giúp các bạn tu dưỡng được sự tự giác cao, làm chủ trong suy nghĩ hành động của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ. Và khi việc tự học đã trở thành thói quen của các bạn trẻ thì kiến thức các bạn chắc chắn sẽ có hiệu quả cao và hình thành những đức tính tốt cần thiết cho cuộc sống sau này như có ý thức trong việc giúp đỡ người gặp khó khăn, tự chịu trách nhiệm khi bản thân gây rắc rối, dám nhận lỗi và sửa lỗi.

+ Tự học giúp các bạn thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà các bạn sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân và tự học giúp các bạn ý thức được bản thân cần gì, đam mê gì để tự mình có thể vạch ra kế hoạch mục tiêu cho cuộc sống sau này.

+ Tự học là tự bản thân vận động giải quyết mọi vấn đề trong học tập, khi các bạn có kỹ năng tự học cao cũng là lúc các bạn có khả năng trong việc thể hiện bản thân không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Điều đặc biệt, mở rộng nhiều mối quan hệ khi bạn là có kiến thức chuyên môn cao nhờ ý thức tự học trong thời gian dài.

+ Tự học hiệu quả giúp cho việc đánh giá sự kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao của các bạn trẻ. Phải thực sự có nhiệt huyết, kế hoạch rõ ràng thì năng suất trong quá trình tự học mới đạt kết quả. Tự học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác, tự giao lưu gặp gỡ, tự làm tự chịu, tự thấy hài lòng với bản thân luôn là những yếu tố cần thiết của con người hiện đại.

2.2. Tầm quan trọng của việc tự học về phía phụ huynh

Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

+ Khi con em mình có ý thức trong việc tự học, phụ huynh cũng có sự tin tưởng và lòng tin trong việc các bạn tự học. Khi thấy con tự giác ngồi bàn học, tất bậtvới đống kiến thức khi các kỳ thi sắp đến thì phụ huynh càng thấy thương con em mình hơn. Và đầu tư mọi điều kiện để phục vụ con học tập hay những giải thưởng đưa ra nếu con đạt kết quả cao khiến các bạn càng có động lực và không ngừng cố gắng hơn nữa trong vấn đề tự học tập ôn luyện ở nhà.

+ Khi các bạn thấy được tầm quan trọng của kỹ năng tự học là cần thiết đối với bản thân các bạn trong quá trình đạt điểm số cao, thì lúc này việc nâng cao sự tự giác, trách nhiệm của bản thân lên hàng đầu, phụ huynh cũng không mát thời gian, công sức hay tiền bạc nhiều vào việc rèn luyện ý thức cho các bạn trẻ. Và phụ huynh dành thời gian, tiền bạc đó vào đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ việc tự học của con em mình.

+ Cha mẹ khi thấy con em mình thực sự có ý thức học tập ôn luyện thì luôn thấy tự hào, niềm vinh hạnh của cha mẹ với mọi người xung quanh khi con đạt kết quả cao, mọi người sẽ đánh giá cao ý thức của các bạn trẻ đồng thời đánh giá chất lượng hiệu quả trong cách dạy con của cha mẹ, cha mẹ luôn hãnh diện và nỗi lo lắng khi con va chạm cuộc sống bên ngoài cũng giảm dần. Vì cha mẹ biết con sẽ tự mình làm tốt mọi thứ khi con ở một mình.

2.3.Tầm quan trọng của việc tự họcvề phía nhà trường

+ Tự học trên trường được thể hiện qua việc các bạn trẻ tự giác tập trung lắng nghe thầy cô giảng dạy, tự ghi chép kiến thức đầy đủ, tự nghiên cứu bài tập trước mỗi buổi học và tự khám phá cách học tốt nhất phù hợp với bản thân khi học tập.

+ Thầy cô sẽ không thấy mệt mỏi cũng như không thấy căng thẳng khi dạy bảo những bạn trẻ có ý thức học tập tốt. Tự học không chỉ giúp kiến thức các bạn nắm chắc mà còn giúp quá trình dạy học của thầy cô đỡ vất vả, không mất thời công sức trong việc dạy đi dạy lại kiến thức cho những bạn không có ý thức trong học tập.

3. Phương pháp tự học hiệu quả

Tự học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với thế hệ trẻ, tự học cũng là quá trình các bạn học hỏi mọi người xung quanh bằng cách tự lắng nghe, tự quan sát, tự nắm bắt cơ hội tốt. Quá trình tự mình học tập không tránh khỏi những yếu tố xung quanh làm ảnh hưởng như thiếu tập trung học khi bị thu hút bởi sự hấp dẫn của một bộ phim nào đó, của trò chơi nào đó. Để việc tự học đạt được chất lượng cao thì cần có phương pháp học tập đúng.

Một số phương pháp tự học

3.1. Lập kế hoạch và mục tiêu trong việc tự học

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ thì các bạn cũng phải có kế hoạch mục tiêu cho riêng mình. Mục tiêu là nền tảng cho sự bắt đầu mọi hành động. Để áp dụng phương pháp tự học hiệu quả, các bạn trẻ phải lên cho mình một kế hoạch học tập đúng đắn có khoa học, xác định đượckhối kiếnthức mà bạn học sinhcần trau dồi củng cố, sắp xếpđược thời gian học tập cho từng môn học tốt nhất. Kế hoạch đưa ra cho thực hiện mục tiêu, phải biết bản thân tự học vì mục đích gì, phục vụ cho những vấn đề nào. Khi đó việc chủ động trong học tập sẽ cao, tự giác và có niềm hứng thú trong việc ôn tập để đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2. Phương pháp tự học đi kèm với sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm cao

Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

Tự học tập không phải là điều đơn giản, không chỉ là việc ngồi vào bàn học ghi chép hay cầm quyển sách, để có hiệu quả cao trong việc tự học cần có phương pháp học khoa học, mỗi bạn trẻ có một tính cách một cách tự học khác nhau nhưng dù cách tự học nào đi nữa thì sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập vẫn phải đề cao. Kiên trì trong sự tìm tòi tri thức học tập, kiên trì nhẫn nại trước những thất bại trong quá trình tự học. Có như thế, bạn mới lĩnh hội được tri thức tốt nhất và kết quả đem lại là sự hài lòng lớn.

3.3. Có sự kỷ luật cao khi tự học

Hãy rèn luyện cho bản thân tính kỷ luật trong mọi vấn đề cần thiết nhất là kỷ luật trong việc học tập. Không chỉ có tính kỷ luật trong việc học trên lớp mà cũng cần có sự nghiêm khắc kỷ luật khi các bạn tự học tập ở nhà. Hãy tập trung cao độ trong quá trình tự học để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài, quan điểm học tập rõ ràng không bị phân tâm giữa cảm xúc trong học tập khiến việc tự học không đạt hiệu quả. Kỷ luật trong việc tự học cũng giúp các bạn trẻ rèn luyện được tính kỷ luật cho bản thân để phục vụ cho cuộc sống sau này.

3.4. Tìm kiếm tài liệu học tập, kiểm tra lại kiến thức một cách khoa học khi tự học

Việc học tập trên trường đôi khi không đủ thời gian để bạn học kiến thức một cách hoàn hảo, khi nghe giáo viên giảng về vấn đề nào mà bạn quan tâm muốn tìm hiểu sâu, hãy tìm tài liệu đó trong việc tự học của mình, tự tìm tài liệu qua sách báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về kiến thức đó. Mặc dù, việc tìm kiếm tài liệu bổ ích không phải ai cũng tìm kiếm được nhanh và chính xác, nhưng chỉ cần sự cố gắng và quyết tâm rèn luyện thì việc tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tìm kiếm tài liệu chỉ khó trong thời gian đầu, và khi thành thói quen nó là công cụ giúp bạn tham khảo được nhiều kiến thức hiệu quả phục vụ việc học ở nhà tốt nhất. Kiểm tra lại kiến thức bản thân bằng cách tự làm bài kiểm tra ngắn, tự mình sáng tạo nội dung đề tài cho chính mình thực hiện cũng là cách để củng cố lại kiến thức đã học, giúp cho việc tự học được nâng cao hơn.

3.5. Hiểu sâuvà phải thường xuyên ôn tập lại kiến thứckhi tự học

Hiểu sâu kiến thức sẽ giúp các bạn luôn nhớ lâu và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh cụ thể phù hợp nhất,việc ôn tập thường xuyên kiến thức đã học là công việc khi tự học ở nhà cần có. Đừng chủ quan với kiến thức bản thân coi là chắc chắn vì nếu không ôn tập thường xuyên thì kiến thức sẽ mờ nhạt dần và lâu dần kiến thức sẽ trở lên như mới. Tự học ở nhà là các bạn phải biết ôn tập một cách hiệu quả và khoa học.

Phụ huynh cũng nên tạo điều kiện cho con em mình để việc học ở nhà đem lại chất lượng cao bằng cách tạo không gian phòng học ở nơi thoáng mát đầy đủ ánh sáng cho các bạn học tập, quan tâm theo dõi, sát sao động viên các bạn khi thấy con em mình có những biểu hiện không tốt trong việc học ảnh hưởng đến quá trình học tập ở nhà. Phụ huynh hãy luôn ủng hộ ý kiến và quan điểm của con em mình dù tốt hay không tốt, nhẹ nhàng đưa ra đóng góp cũng như lời khuyên bổ ích cho các bạn để các bạn nhận được sự quan tâm của những người thân yêu và có tâm lý thoải mái trong quá trình tự học ở nhà.

Facebook Comments
Mục đích và phương pháp học tập của bản thân
Bài viết liên quan:
Bình luận bài viết

Phản hồi bình luận

Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Học tập là quá trình không ngừng phát triển và nâng cao, học tập tiếp thu kiến thức là trách nhiệm của mỗi bạn học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhận thức được vai trò học tập của bản thân mà các bạn trẻ không ngừng phấn đấu, nâng cao tinh thần ý thức học tập. Học tập trên trường lớp chưa đủ điều kiện về thời gian để các bạn nắm chắc chắn những kiến thức mình đã học và việc tự học ôn tập ở nhà là rất cần thiết. Tự học là kỹ năng mà phụ huynh luôn mong muốn con em mình rèn luyện được, phải có phương pháp tự học hiệu quả thì chất lượng đem lại mới đạt kết quả cao.Chúng ta hãy tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như phương pháp tự học tốt nhất để phụ huynh có sự điều chỉnh phù hợp trong cách quản lý việc học tập của con em mình qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm tự học là gì

Học, học nữa, học mãi là câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau, câu nói như một minh chứng cho tình thần tự học quyết tâm cao. Để nắm rõ hơn về vấn đề tự học chúng ta cần hiểu rõ tự học là gì ? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề tự học, nhưng dù khái niệm nào cũng thể hiện ý thức và tự giác cao của các bạn trẻ.

Tự học là sự động não, suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất chính của chính bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó theo sở hữu của mình Theo Nguyễn Cảnh Toàn (1997), quá trình dạy tự học, Nxb. Giáo dục.

Tự học có thể hiểu là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính học sinh sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại họccó tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học theo Lưu Xuân Mới (2000)

Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải phápTự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học.

Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kỹ năng thực hành những tri thức ấy.

Từ những khái niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng với sự tự giác cao của bản thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân sẽ được phát triển không ngừng trong quá trình tự học của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự làm chủ trong suy nghĩ, hành động của mình. Vấn đề tự học luôn được đề cao trong quá trình tiếp thu tri thức của các bạn trẻ.

2. Tầm quan trọng của việc tự học

Tự học có vai trò rất quan trọng trong mỗi giai đoạn học tập của trẻ, tự học cả về kiến thức lẫn tự học các kỹ năng vận dụng thực tế một cách hiệu quả. Tự học phải đem lại chất lượng kết quả cuối cùng cao thì mới đánh giá được quá trình tự học có đảm bảo hiệu quả hay không.

2.1.Tầm quan trọng của việc tự học về phía học sinh

+ Ý thức được việc tự học khi đối diện với các kỳ thi quan trọng, hay những kiến thức chưa được nắm chắc là cần thiết. Ở thời điểm này, tự học giúp các bạn tự ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất, tự rèn luyện giải các bạn toán mà trên lớp không có thời gian hoàn thành.

+ Tự học là kỹ năng giúp các bạn tu dưỡng được sự tự giác cao, làm chủ trong suy nghĩ hành động của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ. Và khi việc tự học đã trở thành thói quen của các bạn trẻ thì kiến thức các bạn chắc chắn sẽ có hiệu quả cao và hình thành những đức tính tốt cần thiết cho cuộc sống sau này như có ý thức trong việc giúp đỡ người gặp khó khăn, tự chịu trách nhiệm khi bản thân gây rắc rối, dám nhận lỗi và sửa lỗi.

+ Tự học giúp các bạn thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà các bạn sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân và tự học giúp các bạn ý thức được bản thân cần gì, đam mê gì để tự mình có thể vạch ra kế hoạch mục tiêu cho cuộc sống sau này.

+ Tự học là tự bản thân vận động giải quyết mọi vấn đề trong học tập, khi các bạn có kỹ năng tự học cao cũng là lúc các bạn có khả năng trong việc thể hiện bản thân không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Điều đặc biệt, mở rộng nhiều mối quan hệ khi bạn là có kiến thức chuyên môn cao nhờ ý thức tự học trong thời gian dài.

+ Tự học hiệu quả giúp cho việc đánh giá sự kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao của các bạn trẻ. Phải thực sự có nhiệt huyết, kế hoạch rõ ràng thì năng suất trong quá trình tự học mới đạt kết quả. Tự học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác, tự giao lưu gặp gỡ, tự làm tự chịu, tự thấy hài lòng với bản thân luôn là những yếu tố cần thiết của con người hiện đại.

2.2. Tầm quan trọng của việc tự học về phía phụ huynh

Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

+ Khi con em mình có ý thức trong việc tự học, phụ huynh cũng có sự tin tưởng và lòng tin trong việc các bạn tự học. Khi thấy con tự giác ngồi bàn học, tất bậtvới đống kiến thức khi các kỳ thi sắp đến thì phụ huynh càng thấy thương con em mình hơn. Và đầu tư mọi điều kiện để phục vụ con học tập hay những giải thưởng đưa ra nếu con đạt kết quả cao khiến các bạn càng có động lực và không ngừng cố gắng hơn nữa trong vấn đề tự học tập ôn luyện ở nhà.

+ Khi các bạn thấy được tầm quan trọng của kỹ năng tự học là cần thiết đối với bản thân các bạn trong quá trình đạt điểm số cao, thì lúc này việc nâng cao sự tự giác, trách nhiệm của bản thân lên hàng đầu, phụ huynh cũng không mát thời gian, công sức hay tiền bạc nhiều vào việc rèn luyện ý thức cho các bạn trẻ. Và phụ huynh dành thời gian, tiền bạc đó vào đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ việc tự học của con em mình.

+ Cha mẹ khi thấy con em mình thực sự có ý thức học tập ôn luyện thì luôn thấy tự hào, niềm vinh hạnh của cha mẹ với mọi người xung quanh khi con đạt kết quả cao, mọi người sẽ đánh giá cao ý thức của các bạn trẻ đồng thời đánh giá chất lượng hiệu quả trong cách dạy con của cha mẹ, cha mẹ luôn hãnh diện và nỗi lo lắng khi con va chạm cuộc sống bên ngoài cũng giảm dần. Vì cha mẹ biết con sẽ tự mình làm tốt mọi thứ khi con ở một mình.

2.3.Tầm quan trọng của việc tự họcvề phía nhà trường

+ Tự học trên trường được thể hiện qua việc các bạn trẻ tự giác tập trung lắng nghe thầy cô giảng dạy, tự ghi chép kiến thức đầy đủ, tự nghiên cứu bài tập trước mỗi buổi học và tự khám phá cách học tốt nhất phù hợp với bản thân khi học tập.

+ Thầy cô sẽ không thấy mệt mỏi cũng như không thấy căng thẳng khi dạy bảo những bạn trẻ có ý thức học tập tốt. Tự học không chỉ giúp kiến thức các bạn nắm chắc mà còn giúp quá trình dạy học của thầy cô đỡ vất vả, không mất thời công sức trong việc dạy đi dạy lại kiến thức cho những bạn không có ý thức trong học tập.

3. Phương pháp tự học hiệu quả

Tự học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với thế hệ trẻ, tự học cũng là quá trình các bạn học hỏi mọi người xung quanh bằng cách tự lắng nghe, tự quan sát, tự nắm bắt cơ hội tốt. Quá trình tự mình học tập không tránh khỏi những yếu tố xung quanh làm ảnh hưởng như thiếu tập trung học khi bị thu hút bởi sự hấp dẫn của một bộ phim nào đó, của trò chơi nào đó. Để việc tự học đạt được chất lượng cao thì cần có phương pháp học tập đúng.

Một số phương pháp tự học

3.1. Lập kế hoạch và mục tiêu trong việc tự học

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ thì các bạn cũng phải có kế hoạch mục tiêu cho riêng mình. Mục tiêu là nền tảng cho sự bắt đầu mọi hành động. Để áp dụng phương pháp tự học hiệu quả, các bạn trẻ phải lên cho mình một kế hoạch học tập đúng đắn có khoa học, xác định đượckhối kiếnthức mà bạn học sinhcần trau dồi củng cố, sắp xếpđược thời gian học tập cho từng môn học tốt nhất. Kế hoạch đưa ra cho thực hiện mục tiêu, phải biết bản thân tự học vì mục đích gì, phục vụ cho những vấn đề nào. Khi đó việc chủ động trong học tập sẽ cao, tự giác và có niềm hứng thú trong việc ôn tập để đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2. Phương pháp tự học đi kèm với sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm cao

Mục đích và phương pháp học tập của bản thân

Tự học tập không phải là điều đơn giản, không chỉ là việc ngồi vào bàn học ghi chép hay cầm quyển sách, để có hiệu quả cao trong việc tự học cần có phương pháp học khoa học, mỗi bạn trẻ có một tính cách một cách tự học khác nhau nhưng dù cách tự học nào đi nữa thì sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập vẫn phải đề cao. Kiên trì trong sự tìm tòi tri thức học tập, kiên trì nhẫn nại trước những thất bại trong quá trình tự học. Có như thế, bạn mới lĩnh hội được tri thức tốt nhất và kết quả đem lại là sự hài lòng lớn.

3.3. Có sự kỷ luật cao khi tự học

Hãy rèn luyện cho bản thân tính kỷ luật trong mọi vấn đề cần thiết nhất là kỷ luật trong việc học tập. Không chỉ có tính kỷ luật trong việc học trên lớp mà cũng cần có sự nghiêm khắc kỷ luật khi các bạn tự học tập ở nhà. Hãy tập trung cao độ trong quá trình tự học để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài, quan điểm học tập rõ ràng không bị phân tâm giữa cảm xúc trong học tập khiến việc tự học không đạt hiệu quả. Kỷ luật trong việc tự học cũng giúp các bạn trẻ rèn luyện được tính kỷ luật cho bản thân để phục vụ cho cuộc sống sau này.

3.4. Tìm kiếm tài liệu học tập, kiểm tra lại kiến thức một cách khoa học khi tự học

Việc học tập trên trường đôi khi không đủ thời gian để bạn học kiến thức một cách hoàn hảo, khi nghe giáo viên giảng về vấn đề nào mà bạn quan tâm muốn tìm hiểu sâu, hãy tìm tài liệu đó trong việc tự học của mình, tự tìm tài liệu qua sách báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về kiến thức đó. Mặc dù, việc tìm kiếm tài liệu bổ ích không phải ai cũng tìm kiếm được nhanh và chính xác, nhưng chỉ cần sự cố gắng và quyết tâm rèn luyện thì việc tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tìm kiếm tài liệu chỉ khó trong thời gian đầu, và khi thành thói quen nó là công cụ giúp bạn tham khảo được nhiều kiến thức hiệu quả phục vụ việc học ở nhà tốt nhất. Kiểm tra lại kiến thức bản thân bằng cách tự làm bài kiểm tra ngắn, tự mình sáng tạo nội dung đề tài cho chính mình thực hiện cũng là cách để củng cố lại kiến thức đã học, giúp cho việc tự học được nâng cao hơn.

3.5. Hiểu sâuvà phải thường xuyên ôn tập lại kiến thứckhi tự học

Hiểu sâu kiến thức sẽ giúp các bạn luôn nhớ lâu và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh cụ thể phù hợp nhất,việc ôn tập thường xuyên kiến thức đã học là công việc khi tự học ở nhà cần có. Đừng chủ quan với kiến thức bản thân coi là chắc chắn vì nếu không ôn tập thường xuyên thì kiến thức sẽ mờ nhạt dần và lâu dần kiến thức sẽ trở lên như mới. Tự học ở nhà là các bạn phải biết ôn tập một cách hiệu quả và khoa học.

Phụ huynh cũng nên tạo điều kiện cho con em mình để việc học ở nhà đem lại chất lượng cao bằng cách tạo không gian phòng học ở nơi thoáng mát đầy đủ ánh sáng cho các bạn học tập, quan tâm theo dõi, sát sao động viên các bạn khi thấy con em mình có những biểu hiện không tốt trong việc học ảnh hưởng đến quá trình học tập ở nhà. Phụ huynh hãy luôn ủng hộ ý kiến và quan điểm của con em mình dù tốt hay không tốt, nhẹ nhàng đưa ra đóng góp cũng như lời khuyên bổ ích cho các bạn để các bạn nhận được sự quan tâm của những người thân yêu và có tâm lý thoải mái trong quá trình tự học ở nhà.

Facebook Comments
Mục đích và phương pháp học tập của bản thân
Bài viết liên quan:
Bình luận bài viết

Phản hồi bình luận

Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Để học tốt không phải chỉ cần 1, 2 ngày mà đó là cả một quá trình cố gắng, chăm chỉ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp dù đã rất cố gắng, cần mẫn nhưng cuối cùng kết quả học tập vẫn chưa tốt hoặc không được như mong muốn của nhiều bạn. Đó có thể là do các bạn đã áp dụng sai các phương pháp học tập phù hợp với bản thân.

Mỗi người đều có khả năng và thế mạnh riêng bởi vậy các phương pháp học tập nên được thiết kế riêng dành cho từng người. Các bạn hãy cùng UPM đi tìm hiểu những phương pháp học tập trong bài viết dưới đây và tìm cho mình những phương pháp học tập phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho bản thân nhé.

ĐỌC THÊM 4 phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả

1 - Xác định mục tiêu, phương hướng học tập ngay từ đầu

Khi bắt đầu bất cứ công việc nào, bạn cũng cần xác định mục tiêu và có thái độ rõ ràng, đúng đắn, việc học cũng vậy. Bạn cần hiểu rõ bạn cần học làm gì, học như thế nào và mục tiêu học tập của bạn Từ mục tiêu đó để phấn đấu, nỗ lực, kiên trì và thúc ép bản thân để hoàn thành mục tiêu.

2 - Luôn tập trung trong giờ học

Việc tập trung nghe giảng trong giờ học rất quan trọng bởi hầu hết những ý mà giáo viên giảng, nói trên lớp đều là những ý chính, trung tâm trong một bài học. Các bạn hãy tập trung lắng nghe và tự rút gọn thành ý của mình rồi ghi lại vào vở. Việc này sẽ giúp bạn nhớ và hiểu rõ vấn đề, bài học được dạy trên lớp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng máy ghi âm để ghi lại những lời giáo viên dạy trên lớp và viết lại vào vở khi về nhà nếu bạn muốn tập trung hoàn toàn vào bài giảng. Với cách làm này sẽ giúp bạn học và ghi nhớ thành hai lần giúp bạn nhớ lâu và chắc hơn.

3 - Ghi chép bài cẩn thận, đầy đủ

Viết ghi chú cẩn thận, rõ ràng và đầy đủ trong giờ học sẽ giúp bạn xử lý và phân loại thông tin bạn đang học. Thêm vào đó, những dòng ghi chú này cũng chính là tài liệu ôn tập của riêng bạn, giúp bạn học và ôn tập khi có bài kiểm tra.

4 - Chủ động tránh xa những tác động gây ảnh hưởng đến học tập

Những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến việc học đến từ khắp mọi nơi như điện thoại, các phương tiện giải trí, bạn bè, ... Bởi vậy lúc học bạn hãy cố gắng tập trung và tránh xa những tác động bên ngoài khi bạn đang học.

Tránh ngồi cạnh những bạn gây ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Khi học hãy tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở xa, cũng nên tránh xa những yếu tố dễ tác động đến sự tập trung của bạn như phim ảnh, ca nhạc cho đến khi bạn hoàn thành xong bài tập.

5 - Chủ động đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu

Trong quá trình học nếu có chỗ nào bạn chưa hiểu hoặc không hiểu, bạn hãy giơ tay và đặt câu hỏi cho giáo viên. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc thời gian trên lớp không đủ thì bạn có thể gặp riêng giáo viên sau giờ học để hỏi và tìm hiểu thêm. Việc đặt câu hỏi trong những giờ học là thật sự cần thiết bởi khi bạn đặt câu hỏi đồng nghĩa với việc não bộ của bạn sẽ có cơ hội được rà soát lại thông tin thêm một lần nữa, phát hiện lỗ hổng kiến thức và giúp bạn ghi nhớ lâu hơn khi bạn đã hiểu tường tận vấn đề.

6 - Nói chuyện với giáo viên

Giáo viên luôn là người sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn. Bởi vậy bạn đừng lo lắng mà hãy thoải mái trao đổi, trò chuyện với giáo viên nếu có bất cứ vấn đề nào chưa hiểu rõ. Việc chủ động yêu cầu được giúp đỡ từ giáo viên cũng khiến giáo viên để ý đến bạn và quan tâm bạn nhiều hơn và sẽ đưa ra những phương thức học tập giúp bạn tiếp cận kiến thức và hòa nhập vào cuộc sống học đường tốt hơn. Do đó hãy luôn chủ động yêu cầu giúp đỡ từ giáo viên nhé.

7 - Học tập trong những khoảng thời gian ngắn

Cứ sau 30 phút tập trung học tập, bạn hãy nghỉ khoảng 10 - 15 phút để nạp lại năng lượng. Thực tế những buổi học ngắn sẽ giúp bạn tập trung và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, não bộ con người chỉ có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả trong 45 phút đầu tiên. Vậy nên việc kết hợp giữa thời gian học và nghỉ ngơi là thật sự cần thiết. Sự kết hợp này cũng sẽ giúp cân bằng hoạt động của não bộ giúp nó hoạt động hiệu quả hơn.

8 - Tham gia các nhóm học tập

Khi học cùng nhau bạn sẽ dễ tiếp thu và học nhanh hơn. Khi có một vấn đề khó khăn xuất hiện, cả nhóm sẽ cùng đưa ra những vấn đề tiếp cận, đặt câu hỏi để bổ sung phần thiếu sót cho nhau, giúp nhau hiểu nhanh hơn. Khi học nhóm, các bạn nên cố gắng tạo ra nhiều cuộc tranh luận trong nhóm bởi đó là cách nhanh và tốt nhất giúp các bạn bóc tách từng vấn đề và hiểu nó rõ hơn, nhanh hơn.

ĐỌC THÊMTừ A đến Z về nền tảng quản lý và tổ chức đào tạo trực tuyến của UPM

Như vậy trong bài viết trên, UPM đã gợi ý 8 phương pháp học tập hiệu quả cho các bạn. UPM hy vọng những phương pháp đó sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn, thành công hơn.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm đến một phần mềm nhằm hỗ trợ đào tạo, giảng dạy, quản lý trực tuyến, thiết kế bài giảng điện tử thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

  • Facebook: facebook.com/UPM.elearning
  • Hotline: (+84) 888 22 9382
  • Email: