Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì

Cạnh tranh là một khái niệm phổ biến trong nền kinh tế đa dạng các ngành, nghề như hiện nay, mục đích cuối cùng của việc cạnh tranh là mang lại lợi nhuận mong muốn cho công ty, doanh nghiệp. Tùy thuộc và các thị trường khác nhau, có các loại cạnh tranh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn về các loại cạnh tranh trên thị trường phổ biến nhất, và những ảnh hưởng, vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

Cạnh tranh (competition) là yếu tố tồn tại xuyên suốt trong lịch sử phát triển của kinh tế và phổ biến trong mọi lĩnh vực hiện nay, cạnh tranh được định nghĩa như sau: Cạnh tranh là hành động đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, giành được lợi nhuận, địa vị, các phần thưởng hay những thứ khác.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 10 loại cạnh tranh theo 4 hình thức cạnh tranh phổ biến trong nền kinh tế hiện nay gồm:

  • Theo các chủ thể: Cạnh tranh giữa người bán và người mua, cạnh tranh người mua với người mua, cạnh tranh người bán với người bán.
  • Theo phạm vi kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
  • Theo tính chất: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền.
  • Theo thủ đoạn: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

1. Theo chủ thể tham gia các loại cạnh tranh chia thành 3 loại

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì
Các loại cạnh tranh được phân theo chủ thể

  • Trước tiên, để hiểu hơn về các loại cạnh tranh trên thị trường, cần hiểu rõ thị trường là gì? 
  • Thị trường là nơi trao đổi hàng hóa dịch vụ, giữa người cung cấp các hàng hóa, dịch vụ, với những người có nhu cầu sử dụng chúng, việc trao đổi này dựa trên thời gian lao động cá biệt của từng loại sản phẩm. 
  • Người mua và người bán sẽ trao đổi dựa trên một vật ngang giá tương ứng với sản phẩm dịch vụ đó. 
  • Tóm lại, một nơi được xem là thị trường phải có đủ 3 yếu tố sau: Có người mua và người bán, có diễn ra hoạt động trao đổi, việc trao đổi dựa trên một vật ngang giá.
  • Người bán: Trên thị trường người bán là người cung cấp các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của thị trường. Người bán luôn muốn bán nhiều sản phẩm nhất với một mức giá cao nhất, nhưng việc này phụ thuộc rất lớn vào mức độ nhu cầu nhu cầu của người mua. Có những ngành nhu cầu của người mua rất lớn, buộc nhà nước phải đặt giá thấp nhất có thể (giá sàn) bán cho từng loại sản phẩm, để chống việc bán phá giá.
  • Người mua: Là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Đặc điểm của người mua là luôn muốn mua nhiều sản phẩm nhất với giá thấp nhất. Nếu nhu cầu người mua quá cao, để chống việc giá sản phẩm được bán quá cao, nhà nước sẽ đặt mức giá tối đa có thể bán cho từng loại sản phẩm (giá trần).

Từ mối quan hệ giữa người bán và người mua, hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. Trên thị trường người bán sẽ bán hàng hóa với mức giá sẵn sàng bán và người mua sẽ mua hàng hóa với một mức giá chấp nhận mua. 

  • Mức giá sẽ tăng lên khi nhu cầu của thị trường tăng với lượng cung không đủ, ở trường hợp này người bán sẽ có lợi.
  • Mức giá sẽ không đổi, khi lượng cung và cầu trên thị trường ngang bằng nhau.
  • Mức giá giảm khi, lượng cung trên thị trường quá nhiều và thiếu hụt nhu cầu tiêu dùng sản phẩm.

1.2. Cạnh tranh giữa người bán với nhau

  • Bản chất: là sự cạnh tranh của các công ty hoạt động trong cùng một thị trường, cung cấp những sản phẩm tương tự như nhau và nhắm tới những khách hàng giống nhau..Thực ra việc cạnh tranh giữa người bán là chủ yếu về khách hàng, nguyên vật liệu, tài nguyên, nhân lực và marketing. Ở mỗi chu kỳ của sản phẩm mức độ cạnh tranh khác nhau.
  • Cạnh tranh về nguyên vật liệu, tài nguyên, nhân lực việc cạnh tranh này mang lại cho doanh nghiệp với nguyên vật liệu, nhân lực. Từ đó, tạo ra sản phẩm tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
  • Cạnh tranh về khách hàng, một trong những cách để tranh giành khách hàng hiệu quả, hay được sử dụng trong nền kinh tế là chiến lược giá thâm nhập, người bán sử dụng chiến lược thâm nhập sẽ hạ giá thấp để thâm nhập sâu vào thị trường tiếp cận với người dùng nhiều hơn, qua đó mở rộng thị phần.
  • Cạnh tranh về marketing, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ như hiện nay, việc tối ưu, hoàn thiện các sản phẩm của các doanh nghiệp rất tốt, các sản phẩm trên thị trường không có quá nhiều khác biệt. Vì thế, hầu hết hiện nay người bán đều sử dụng các chiến lược tiếp thị đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng. 
  • Ví dụ: Samsung và Apple là hai thương hiệu cung cấp điện thoại hàng đầu hiện nay. Họ cạnh tranh với nhau về khách hàng, linh kiện điện thoại, mức độ hiện đại tính năng của sản phẩm, các chiến lược marketing,….

1.3. Cạnh tranh giữa người mua với nhau 

  • Bản chất: Là việc người mua tranh nhau sử dụng cùng một hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Mức độ cạnh tranh của người mua phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu về sản phẩm của họ.
  • Mức độ cạnh tranh cao khi người mua đều có cùng nhu cầu cấp thiết sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà khi đó lượng cung hàng hóa, dịch vụ đó không cung cấp đủ cung cấp cho thị trường.
  • Mức độ cạnh tranh thấp khi thị trường cung cấp đủ cho thị trường và mức độ cần thiết của hàng hóa dịch vụ không quá cao, lúc này mức độ tranh chấp sử dụng hàng hóa, dịch vụ sẽ thấp.
  • Ví dụ: Sau dịch sinh viên quay trở lại trường để học tập, lúc này nhu cầu về thuê nhà trọ tăng lên rất cao, để có thể thuê được căn nhà mong muốn, các sinh viên phải cạnh tranh với nhau để có thể thuê được căn nhà phù hợp.

2. Các loại cạnh tranh Theo phạm vi kinh tế

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì
Các loại cạnh tranh theo phạm vi kinh tế

Các loại cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế được chia làm hai loại: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác ngành với nhau.

2.1. Cạnh tranh nội bộ ngành 

  • Bản chất: Cạnh tranh trong nội bộ ngành, thực chất là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cùng phục vụ cho một nhu cầu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế.
  • Ví dụ: Một lần nữa nói về Apple và Samsung, sản phẩm cụ thể mà họ cung cấp trên thị trường là điện thoại, phục vụ cho nhu cầu của việc sử dụng điện thoại người tiêu dùng trên thị trường.

2.2. Cạnh tranh giữa các ngành khác nhau

  • Bản chất: Cạnh tranh giữa các ngành là việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm khác nhau, phục vụ mục đích khác nhau trên thị trường, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cao nhất có thể.
  • Ví dụ: Một trong những cuộc cạnh tranh gay gắt nhất hiện nay là, cạnh tranh giữa hai ngành ngân hàng và bảo hiểm, các doanh nghiệp cạnh tranh nhằm mục đích, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

3. Các loại cạnh tranh Theo tính chất 

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì
Các loại cạnh tranh theo tính chất

Các loại cạnh tranh theo tính chất được chia làm ba loại: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền.

3.1. Perfect Competition – Cạnh tranh hoàn hảo 

  • Khái niệm: Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi thị trường có rất nhiều người mua, người bán khác nhau, sự khác biệt giữa các sản phẩm rất ít, rào cản gia nhập thị trường hầu như là không có. Người mua, người bán tác động đến giá cả là việc không thể.
  • Ví dụ: Hãy xem xét về một khu chợ, ở đây buôn bán rất nhiều các sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, rau, quần áo, giày, dép,… có nhiều người bán cùng chung một loại hàng hóa với nhau, mức độ khác biệt sản phẩm hầu như là không có. Vì thế, bất kỳ sự tranh chấp nào ở đây cũng là cạnh tranh hoàn hảo.
  • Để hiểu rõ hơn, bạn nên xem bài viết này về Cạnh tranh hoàn hảo

3.2. Imperfect Competition – Cạnh tranh không hoàn hảo 

  • Khái niệm: Cạnh tranh không hoàn hảo, xuất hiện trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường mà ở đó một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết sản lượng thị trường.
  • Ví dụ: Điển hình về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường đồ ăn nhanh ở Mỹ, số lượng người bán rất ít với một số tên như: Mcdonald, Burger King, Wendy và một vài cái tên khác, đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thức ăn nhanh ở đất nước trăm triệu dân này.

3.3. Monopolistic Competition – Cạnh tranh độc quyền 

  • Khái niệm: Cạnh tranh độc quyền là khái niệm xuất hiện ở thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà ở đó có nhiều người cung cấp và cung cấp những sản phẩm dễ thay thế cho nhau. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ở thị trường này được gọi là cạnh tranh độc quyền.
  • Ví dụ các loại cạnh tranh, cạnh tranh độc quyền: Thị trường sữa ở Việt Nam là một ví dụ về cạnh tranh độc quyền, nếu bạn vào siêu thị sẽ có rất nhiều loại sữa khác nhau như: vinamilk, TH true milk, Nutifood,… có rất nhiều loại sữa khác nhau, với giá cả khác nhau.

4. Theo thủ đoạn cạnh tranh 

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì
Theo thủ đoạn, chia ra làm 2 loại cạnh tranh

Các loại cạnh tranh được chia theo thủ đoạn gồm có 2 loại là cạnh tranh: lành mạnh và không lành mạnh.

4.1. Cạnh tranh lành mạnh 

  • Khái niệm: Cạnh tranh lành mạnh là hoạt động cạnh tranh phù hợp với chuẩn mực quy tắc đạo đức của pháp luật, xã hội. Hoạt động diễn ra theo năng lực khả năng, không sử dụng các chiêu trò trong quá trình cạnh tranh.
  • Ví dụ: Cạnh tranh bằng khả năng, năng lực vốn có của doanh nghiệp, hoạt động thu hút người tiêu dùng, đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, thói quen kinh doanh lành mạnh.

4.2. Cạnh tranh không lành mạnh 

  • Khái niệm: Cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là hành vi cạnh tranh vi phạm những điều mà pháp luật cấm, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, thực hiện những hành vi dựa trên những sơ hở của pháp luận,…
  • Ví dụ các loại cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh: Những hành vi ép buộc trong kinh doanh, xâm phạm thông tin bí mật của doanh nghiệp, cưỡng đoạt khách hàng; hàng đối tác không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác, gây cản trở hoạt động kinh doanh của công ty đối thủ,…

5. Vai trò của cạnh tranh 

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì
Vai trò của cạnh tranh

Các loại cạnh tranh nói riêng, và cạnh tranh nói chung có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp nó có thể giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển mạnh mẽ trên thị trường hoặc nó cũng có thể làm cho doanh nghiệp biến mất trên thị trường. Muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường, Doanh nghiệp phải có chiến lược, năng lực cạnh tranh đủ tốt, tận dụng tốt các ưu thế về khoa học công nghệ, nhân lực,… tối ưu hóa năng lực cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị phần, định vị thương hiệu trên thị trường.

5.2. Với người tiêu dùng 

Nhờ có các loại cạnh tranh cạnh tranh, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội trải nghiệm đa dạng, phong phú những sản phẩm hiện đại, chất lượng cao, nâng cao mức độ thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm, với chi phí bỏ ra phù hợp với khả năng cho phép. Nâng cao chất lượng của cuộc sống.

5.3. Với nền kinh tế

  • Cạnh tranh là động lực chính thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế.
  • Cạnh tranh nâng cao năng suất lao động, con người làm việc ít cực nhọc hơn trước, hiện đại hóa sản xuất.
  • Thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, 4 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới xuất phát từ kinh tế.
  • Cạnh tranh tạo ra các công ty xuyên quốc gia, mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới.
  • Mở ra cơ hội cho các nước kém phát triển, có cơ hội tiếp thu khoa học kỹ thuật từ các nước phát triển.

6. Ảnh hưởng của cạnh tranh 

Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là gì
Ảnh hưởng của cạnh tranh

Các loại hình thức cạnh tranh tranh là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế, ngoài những tác động tích cực, cạnh tranh còn đem lại ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế:

6.1. Tích cực 

Xét trong lĩnh vực kinh tế, các loại cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa và các nền sản xuất kinh doanh khác. 

  • Các loại hình cạnh tranh trên thị trường không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố điều tiết hệ thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn.
  • Chính yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
  • Xét về tầm vi mô, các loại cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.

6.2. Tiêu cực

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh. Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề. Rất nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn đề tiêu cực như: 

  • Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, từ đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.
  • Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp pháp. 
  • Cạnh tranh làm cho các quốc gia mở rộng tiếp thu văn hóa, việc chịu tác động của các nền văn hóa khác nhau làm cho quốc gia trở nên phức tạp, tiếp cận những văn hóa hủ tục lạc hậu sẽ làm ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc.

Qua bài biết trên, Luanvan24 giúp bạn hiểu chi tiết về các loại cạnh tranh phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, vai trò và ảnh hưởng của cạnh tranh trong nền kinh tế.

Và nếu như Bạn sắp tốt nghiệp đại học cao học và bạn phải vật lộn với đống luận văn về chủ đề kinh tế như này. Nó làm bạn mất thời gian công sức mà kết quả vẫn không tốt. Vậy thì bạn thực sự nên tham khảo đến việc Viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp ngành kinh tế như này tại Luanvan 24 – đơn vị làm luận văn uy tín, chất lượng hàng đầu trên thị trường, với giá cả phải chăng, hợp lý. Liên hệ ngay qua Hotline 0988 55 2424 hoặc nhắn tin trực tiếp để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.