Một vài kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với trường thcs

15.10.2021

WElearn Wind

Ngày nay, vì những mối bận tâm về cơm áo gạo tiền mà một số gia đình không quan tâm, để ý đến con mình. Vì thế, có những trường hợp trẻ mắc bị chậm phát triển trí tuệ mà ba mẹ không biết. Với những chia sẻ dưới đây của Trung tâm gia sư WElearn, mong phụ huynh có thể tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Để biết được con mình có bị chậm phát triển trí tuệ không, trước tiên chúng ta cần hiểu chậm trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là sự hạn chế trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ chưa đủ 18 tuổi. Những trẻ này thường gặp khó khăn trong việc đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội,…

Bên cạnh đó, trẻ còn có chỉ số thông minh (IQ) thấp. VCà không thể kiểm soát được những hành động của mình. Vì vậy, trẻ thường dễ phản ứng mạnh trước những tình huống đơn giản

Chậm phát triển trí tuệ có 4 mức độ: rất nặng, nặng, trung bình, nhẹ. Dù ở mức độ nào thì trẻ Chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học được.

Tuy nhiên, tùy vào lứa tuổi, tính cách, phụ huynh nên chọn phương pháp và có kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách hợp lý.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ trường có những triệu chứng sau. Phụ huynh cần quan sát, theo dõi để phát hiện và chữa trị kịp thời

  • Trẻ biêt ngồi, đi và nói trễ hơn so với lứa tuổi
  • Nói không rõ chữ
  • Trẻ không nhớ lâu
  • Chậm hiểu những điều đơn giản nhất
  • Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin
  • Cách cư xử như trẻ nhỏ mặc dù đã lớn
  • Gặp khó khăn trong các kỹ năng cơ bản như ăn uống, mặc quần áo
  • Không thể tự quyết định
  • Suy nghĩ không logic

Một vài kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với trường thcs
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có thể có một số hành vi sau:

  • Luôn dựa dẫm vào ba mẹ
  • Rối loạn tâm thần
  • Tự làm tổn thương đến bản thân
  • Khó khăn trong việc giao tiếp
  • Không kiểm soát được các hành vi, cử chỉ của bản thân
  • Thích “gây chiến” với người khác
  • Ngang bướng, khó thuyết phục
  • Thụ động, thiếu tự tin
  • Không thể chịu đựng được trước những tác động bên ngoài

Việc xác định được nguyên nhân mắc gây ra chậm phát triển trí tuệ cũng là một cách để chữa trị tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà mọi người thường gặp. Các phụ huynh tham khảo nhé!

Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển phổ biến nhất. Việc trẻ chậm phát triển ở trẻ có thể do rối loạn gen đơn, gen đa, rối loạn đa tuyến, bất thường về nhiễm sắc thể.

Nếu trẻ có ba mẹ bất thường về thần kinh hoặc não bộ thì sẽ dễ mắc phải khuyết tật này. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể do những bất thường về rối loạn chuyển hóa mà bố mẹ gặp phải.

Quá trình mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Nếu khi còn trong bụng mẹ trẻ không được chăm sóc tốt, không có đủ chất dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến việc trẻ bị chậm phát triển khi sinh ra.

Mọi hoạt động của người mẹ trong quá trình mang thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế, việc người mẹ sử dụng hoặc sống chung với người sử dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm phát triển.

Một vài kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với trường thcs
Người mẹ sử dụng chất kinh thích trong quá trình mang thai

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sinh thiếu tháng, chấn thương não trong khi sinh. Hay me bị xuất huyết, không đủ dưỡng khí cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tiếp xúc với chì, thủy ngân và các hợp chất hóa học như polychlorinated biphenyls (PCB) cũng góp phần gây ra các khuyết tật về trí tuệ từ 4% đến 5% tùy các trường hợp.

Ngoài ra, có thể là khi mang thai, người mẹ mắc phải một số bệnh như nhiễm virus rubella, nhiễm ký sinh trùng. Hoặc uống một số loại thuốc có hại thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm bởi những tác động của các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, nếu trong mức tháng tuổi cần được tiêm chủng phòng bệnh mà trẻ không được tiêm đầy đủ sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sự chậm phát triển ở não bộ.

Ba mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đúng lứa tuổi và đầy đủ để giảm các nguy cơ gây bệnh ở trẻ bởi các virus như sởi, thủy đậu, quai bị, viêm não,…

Bên cạnh đó, một số bệnh như bại não hay chấn thương sọ não (do tai nạn), bệnh Down cũng có thể khiến não bị tổn thương.

Khi trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường thiếu tình yêu thương. Sự kích thích diễn tả ngôn ngữ, thính thị giác, cảm xúc hạn chế cũng thường chậm trễ trong việc tiếp thu kiến thức cũng như cách cư xử.

Ngoài ra, việc trẻ không được chăm sóc đầy đủ về tinh thần cũng như thể chất, sử dụng ngôn ngữ một cách rất hạn chế trong gia đình cũng là nguyên nhân gây ra chậm phát triển ở trẻ.

Trước tiên, tâm lý chung khi nhận được tin con mình mắc bị chậm phát triển trí tuệ, hầu hết phụ huynh nào cũng rất sốc. Họ sẽ buồn và lo lắng rất nhiều.

Sau đó, một số người sẽ chối bỏ sự thật, không tin vào điều đó. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh mà còn khiến cho trẻ lại càng nặng hơn.

Tuy nhiên, có một số khác, họ lại có thể vực dậy, chấp nhận sự thật và tìm cách chạy chữa kịp thời cho con mình.

Chậm phát triển trí tuệ không thể chữa hết hẳn nhưng nó có thể giảm đi rất nhiều. Chỉ cần phụ huynh kiên trì và thấu hiểu, thì sẽ có thể tìm ra phương pháp đúng để chữa trị cho con mình.

Khi phát hiện con mình mắc chậm phát triển trí tuệ, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để biết được mức độ nặng. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân để có kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển phù hợp nhất.

Cha mẹ nên hiểu rằng: dù dùng công nghệ tiến bộ đến mấy, thuê giáo viên dạy giỏi đến mấy, thì thứ trẻ cần nhất là sự đồng hành của phụ huynh đối với mình. Đó là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả phương pháp chữa trị.

Cha mẹ cần dùng những lời lẽ và cách cư xử đúng đắn. Vì trẻ mắc chứng chậm phát triển thường rất nhạy cảm, dễ thu mình lại. Thường xuyên kể chuyện, tâm sự với trẻ là cách tốt nhất để cải thiện.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chữa bệnh cho trẻ. Nếu không có phương pháp và kế hoạch cụ thể khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, bệnh sẽ càng nặng hơn. Và tệ nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ

Đầu tiên là cần xác định được đúng mục tiêu của mình để giáo dục trẻ. Nếu xác định sai mục tiêu, quá trình sẽ trở nên dài hơn nhưng lại không hiệu quả, đôi khi còn để lại hậu quả xấu.

Mục tiêu cuối cùng nhắm đến cho trẻ là hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Nên phụ huynh cần lựa chọn và đánh giá chương trình nào có thể mang lại hiểu quả tốt nhất cho trẻ.

Từ đó có thể lựa chọn được đúng phương pháp và lên kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả.

Sau đây là những kỹ năng cụ thể cần rèn luyện cho trẻ để giúp cải thiện bệnh chậm phát triển trí tuệ.

6.2.1. Đánh thức giác quan của trẻ

Bước đầu tiên trong việc dạy trẻ chậm phát triển là đánh thức lại các chức năng cơ bản như nghe, nói, cầm, nắm, nhìn. Phụ huynh có thể luyện tập bằng các phương pháp sau:

  • Về thị giác: luyện tập cho trẻ nhìn các vật từ gần đến xa, phân biệt được màu sắc, kích thước, đặc điểm của các đồ vật, con vật.
  • Về thính giác: tập cho trẻ nghe và nhân biết các loại âm thanh từ cơ bản đến phức tạp, âm thành đó của đồ vật nào? Phát ra từ đâu?
  • Về xúc giác: thường xuyên cho trẻ cầm, nắm, sờ vào các đồ vật, con vật. Giúp trẻ phân biệt được các tính chất của đồ vật như cứng, mềm, nóng, lạnh. Đặc biệt, cần theo dõi cơ mặt của trẻ phản ứng như thế nào khi sờ vào các đồ vật đó.
  • Về khứu giác: luyện cho trẻ ngửi các mùi đặc trưng nhất và giảm dần theo từng ngày.
  • Về vị giác: theo dõi phản ứng của cơ mặt cũng như cảm xúc của trẻ khi cho ăn. Nên thử từ vụi đắng trước tiên vì đây là vị mà lưỡi con người nhạy cảm nhất, sau đó là các vị còn lại như ngọt, chua, mặn…

6.2.2. Kỹ năng phát triển trí tuệ.

Sự  hạn chế về chức năng trí tuệ phụ thuộc vào mức độ CPTTT của trẻ, mức độ CPTTT càng nặng thì sự hạn chế về khả năng trí tuệ của trẻ càng lớn. 

Một vài kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với trường thcs
Phương pháp hiệu quả dạy trẻ chậm phát triển

Để cải thiện những hạn chế trong kỹ năng phát triển trí tuệ của trẻ, phụ huynh cần

  • Cho trẻ làm những việc vừa với khả năng của mình
  • Chia công việc ra thành nhiều bước nhỏ
  • Hướng dẫn trẻ cụ thể trong từng công việc, tình huống qua các thao tác chậm rãi
  • Dành thời gian để luyện tập nhiều hơn
  • Giảng dạy rõ ràng bằng các cấu trúc về không gian, thời gian hoạt động, con người nhằm trả lời cho các câu hỏi: “ở đâu?”; “khi nào và bao lâu”; “bằng cách nào?”; “ai và các qui tắc như thế nào?”.

6.2.3. Kỹ năng nhận thức

Nhận thức là kỹ năng liên quan đề sự phát triển trí tuệ như: suy nghị, lý luận, ghi nhớ. Để đánh thức kỹ năng nhận thức cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Giải câu đố: phương pháp này giúp kích thích sự phát triển cả trí nạo. Rèn luyện tư duy và khả năng giao tiếp, khơi gọi sự sáng tạo và vốn kiến thức ở trẻ.
  • Âm nhạc: giúp môi trường trở nên trong sạch hơn, làm não bộ của trẻ phát triển “mượt mà” hơn. Và cho trẻ cơ hộ để thể hiện những suy nghĩ của bản thân và phát triển trí tưởng tượng của mình.
  • Đọc sách: luyện cho trẻ cách hình dung về các sự vật hiện tượng. Tăng khả năng phát triển ngôn ngữ và cải thiện kỹ năng nghe nói một cách nhanh hơn.

6.2.4. Khắc phục sự hạn chế về ngôn ngữ cho trẻ

Cách làm tốt nhất ở biện pháp này là thường xuyên trò chuyện với trẻ, tăng khả năng chia sẻ, kể chuyện sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và hòa đồng hơn.

Ban đầu, khi mới luyện tập, cha mẹ nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu. Và đơn giản kết hợp với những cử chỉ, hành động khi nói chuyện. Sau này, khi trẻ quen dần thì hãy mở rộng thêm vốn từ cho trẻ.

Khi giao tiếp với trẻ, không nên đưa ra quá nhiều thông tin trong cùng một thời điểm. Trẻ sẽ khó có thể tiếp thu và nhớ được.

Sử dụng những hình ảnh, người thật, vật thật để diễn tả thông tin khi nói chuyện với trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận biết về kích thước, đặc điểm của đồ vật.

Thường xuyên khích lệ trẻ phát biểu ý kiến, nói chuyện bằng cách gợi mở, đặt câu hỏi với trẻ, động viên và khen thưởng khi trẻ nói lên quan điểm của mình.

6.2.5. Khắc phục sự hạn chế về kỹ năng xã hội

Những trẻ chậm phát triển thường rất ngại giao tiếp xã hội. Vì vậy, phụ huynh cần tăng khả năng tiếp xúc của trẻ với thế giới xung quanh bằng các phương pháp sau:

  • Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn.
  • Thực hiện nhiều hoạt động cùng con như: cùng học, cùng chơi,…
  • Luyện cho trẻ cách xử lý các tình huống từ cơ bản đến phức tạp.

6.2.6. Hạn chế những hành vi không mong muốn

Để giảm thiểu những hành vi không mong muốn của trẻ, người giáo dục cần biết được lý do vì sao trẻ làm vậy, tần suất và mức độ tổn thương để điều chỉnh và khống chế hợp lý.

  • Cho trẻ thêm cơ hội để phản ứng.
  • Phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Phương pháp sửa lỗi phải được thống nhất giữa gia đình và nhà thường
  • Không được bộc lộ các cảm xúc tiêu cực, làm trẻ dễ nản
  • Giúp đỡ trẻ làm việc một cách vừa phải, có thể kết hợp vừa giúp đỡ, vừa hướng dẫn. Sau đó cho trẻ thực hiện lại để nhớ lâu hơn
  • Thường xuyên khích lệ khi trẻ hoàn thành công việc

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ để giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến não cho trẻ như sởi, thủy đậu,…

Thường xuyên thực hiện các bài kiểm tra sàng lọc ở các tung tâm uy tín để giúp phát hiện và điều trị kịp thời những kết quả không mong muốn.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, quan tâm đến cảm xúc của trẻ, thích ăn gì? Ghét ăn gì? Và đặc biệt là dị ứng với những món nào? Từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hơn.

Cần đề ý đến cảm xúc và sự phát triển của trẻ nhiều hơn để nhận ra những điểm khác biệt, thay đổi ở trẻ.

Thường xuyên trò chuyện, tâm sự và chơi cùng con để giúp chúng cởi mở hơn với mọi người.

Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động xã hội hơn, kích thích khả năng phản ứng, xử lý tình huống.

Chăm sóc tiền sản đúng cách cũng giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi việc chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, khi mang thai, bạn nên khám thai định kỳ để chắc chắn rằng bé đang phát triển khỏe mạnh.

Như vậy, chỉ nếu biết được biểu hiện, nguyên nhân của chứng chậm phát triển ở trẻ, cùng với sự kiên trì, nhẫn nại, phụ huynh có thể tìm ra được kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ hợp lý nhất. Chúc các phụ huynh thành công!

Xem thêm các bài viết liên quan: