Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ biết quan tâm chia sẻ

Thứ hai - 29/10/2018 15:37

Đối với trẻ khái niệm chia sẻ rất trừu tượng mà trẻ không thể chạm vào hay nhìn thấy, vì vậy để giúp trẻ hình thành thói quen biết chia sẻ với những người xung quanh, cha mẹ nên giúp trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc chia sẻ, cách chia sẻ với người khác như thế nào, cụ thể đối với trẻ chia sẻ ở đây là trẻ phải biết chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn ở trường và chia sẻ việc nhà với cha mẹ. Đây là cả một quá trình rèn luyện lâu dài và bắt đầu từ những hành động, những sự định hướng (đôi khi là rất nhỏ) của cha mẹ đối với trẻ.

Để giúp trẻ hiểu thế nào là chia sẻ với người khác, cha mẹ nên bắt đầu từ những câu chuyện hay ví dụ về sự chia sẻ cho nhau như thế nào của mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra cha mẹ cũng nên thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự chia sẻ của mình với mọi người như một số gợi ý sau đây:

1.Hướng dẫn trẻ làm từng việc nhỏ trong nhà

Mục đích: Giúp trẻ hiểu sự vất vả của cha mẹ và biết chia sẻ công việc nhà hàng ngày với cha mẹ.
Cách thức: Trẻ nên được hướng dẫn phụ giúp cha mẹ làm những công việc thường ngày, phù hợp với khả năng và tính cách của trẻ như dọn dẹp đồ chơi hay sách vở, quét nhà, lau bàn ghế, nhặt rau, trông em Cha mẹ nên giao việc cho trẻ một cách khéo léo và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy trẻ mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng phải mềm mỏng và kiên nhẫn, tránh áp đặt hay ra lệnh vì như thế trẻ chỉ cảm thấy khó chịu và phản kháng lại. Khi đó thì mọi nổ lực của cha mẹ có thể bị phản ứng ngược.

Bé tập chăm sóc hoa tại trường mầm non

Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ biết quan tâm chia sẻ

2.Dạy trẻ chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn

Mục đích: Giúp trẻ bày tỏ thái độ nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè

Cách thức: Khi trẻ muốn giành đồ chơi hay khó chịu khi phải nhường lại đồ chơi cho bạn khác, cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu rằng thứ đồ chơi này không phải là sở thích của riêng bé. Hãy cho trẻ biết, cảm giác của người bạn khi bị trẻ từ chối không chia sẻ đồ chơi hay cảm giác của trẻ khi bạn không chia sẻ đồ chơi với mình như thế nào. Đồng thời, hãy giải thích cho trẻ hiểu san sẻ đồ chơi với bạn là một việc làm tốt , chẳng hạn như Bạn A không cho con mượn xe, con có buồn không?, Vậy nếu đổi lại con cũng không cho bạn A mượn xe thì bạn A có buồn không?, Nếu con cho bạn A mượn đồ chơi thì lần sau A cũng sẽ cho con mượn lại đồ chơi của bạn ấy. Khi trẻ hiểu được cảm giác bị từ chối trẻ sẽ thông cảm với bạn hơn, dễ dàng chơi chung cùng bạn bè một cách thân ái, hòa đồng. Cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ cần nên xin phép khi muốn mượn đồ chơi, khi được sự đồng ý của bạn thì mới được lấy món đó chứ không tự tiện mà lấy chơi. Sau mỗi lần mượn thì trẻ phải nhớ cảm ơn và không được làm hư đồ chơi của bạn.

3.Khen thưởng, động viên trẻ khi biết chia sẻ với người khác
Mục đích: Khuyến khích trẻ thể hiện sự chia sẻ với người khác.
Cách thức: Khi thấy trẻ vừa có hành động tốt, chia sẻ với người khác, cha mẹ nên đưa ra những lời động viên, khen thưởng như Con đã chia bánh cho bạn Trang phải không? Mẹ thấy bạn ấy cười, chắc bạn vui lắm đấy. Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cũng cảm thấy vui đúng không nào?. Từ những lời khen của cha mẹ trẻ sẻ biết là việc mình vừa làm là đúng và cha mẹ cảm thấy vui với việc mình vừa làm

Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ biết quan tâm chia sẻ

4.Cha mẹ nên làm gương cho trẻ

Mục đích: Giúp trẻ hiểu rõ thế nào là sự chia sẻ bằng cách quan sát những việc làm hàng ngày của cha mẹ là điều có ý nghĩa thiết thực nhất vì không có bài học nào tốt hơn bài học từ tấm gương cha mẹ và những người xung quanh.

Cách thức: Cách tốt nhất đối với trẻ để học về lòng yêu thương và sự chia sẻ là cho trẻ thấy mọi người chia sẻ với nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như cha mẹ có thể chia sẻ với trẻ về niềm vui của mình khi chia sẻ cái gì đó với ai hoặc khi được người khác chia sẻ, cha mẹ hãy cho trẻ thấy lòng biết ơn của mình với người đó. Tuy nhiên, cha mẹ cũng giúp trẻ phân biệt rõ những gì nên và những gì không nên chia sẻ, ví dụ như khăn mặt, bàn chải đánh răng, lược chải đầu là những thứ mà tốt nhất trẻ chỉ nên dùng một mình vì đây là những đồ dùng cá nhân, sẽ không tốt khi dùng chung. Những thứ trẻ có thể chia sẻ là đồ chơi, kẹo bánh, truyện.

Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ biết quan tâm chia sẻ

Tác giả bài viết: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

Nguồn tin: Nguồn Dr Melinda Eng (F-rom Young Parents issue)