Moỗi năm vn tiếp đón bao nhiêu khác du lịch năm 2024

Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 1,65 triệu lượt người, chiếm 88,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 22 lần so với cùng kỳ năm trước.

Khách đến từ châu Á vẫn là chủ lực trong 9 tháng năm 2022 với 1,31 triệu lượt người (chiếm hơn 70%), tăng gấp 13,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là khách đến từ châu Âu với 261,6 nghìn lượt người, châu Mỹ với 209,6 nghìn lượt người.

Tính riêng tháng 9/2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 431.900 lượt, tuy giảm 11,2% so với tháng trước nhưng gấp 45,4 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.

Cũng theo Tổng cục thống kê, doanh thu dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống 9 tháng qua tiếp tục đà tăng do nhu cầu vui chơi, du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè. Trong đó, du lịch nội địa tiếp tục đóng vai trò chủ lực thúc đẩy doanh thu gia tăng. Cụ thể, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng qua ước đạt 430,9 nghìn tỷ đồng, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng của năm 2022 ước đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch nội địa. Tuy nhiên, doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm nay mới chỉ bằng 55,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Một số trọng điểm du lịch trong nước ghi nhận mức tăng doanh thu dịch vụ lữ hành cao là: Đà Nẵng tăng 634,7%; Hà Nội tăng 386,3%; Hải Phòng tăng 277%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 151,9%; Quảng Ninh tăng 90,3%. Đặc biệt, Cần Thơ là địa phương ghi nhận cả doanh thu dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú tăng cao nhất với mức tăng lần lượt 766,8% và 122,5%.

Hiện, toàn ngành du lịch vẫn đang tích cực thực hiện xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nhằm hoàn thành mục tiêu 5 triệu khách quốc tế đến trong năm nay. Mới đây, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng TikTok và Hiệp hội Du lịch Việt Nam giới thiệu chiến dịch "Ngân nga Việt Nam" trên nền tảng TikTok nhằm kêu gọi công chúng tìm về vẻ đẹp của âm nhạc truyền thống, tôn vinh văn hóa và góp phần quảng bá du lịch quốc gia. Tổng cục Du lịch hy vọng mô hình này sẽ lan tỏa cảnh đẹp, văn hóa của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế, nhất là khi quảng bá du lịch trực tuyến trở thành một xu hướng tất yếu.

Vào tháng 10 tới, tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Hoiana), huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra Diễn đàn Du lịch Mê Công 2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Với chủ đề “Tái thiết ngành du lịch - Kiên cường phục hồi du lịch”, Diễn đàn sẽ là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch, con người Việt Nam tới các nước trong và ngoài Tiểu vùng Mê Công mở rộng - GMS (gồm 6 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam)./.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra chiều 9/10, ông Phạm Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khẳng định, du lịch Việt Nam có đầy đủ cơ sở để đạt được chỉ tiêu điều chỉnh này.

Mục tiêu khả thi

Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt 111% kế hoạch đặt ra với gần 8,9 triệu lượt khách.

Ông Phạm Văn Thủy cho rằng, căn cứ trên tình hình phát triển hiện nay, thông thường, khách quốc tế đến Việt Nam cao điểm vào mùa từ tháng 10 năm nay sang tháng 4 năm sau, Cục Du lịch Quốc gia nhận thấy cần thiết cần tăng chỉ tiêu đón khách quốc tế để du lịch phát triển cao hơn nữa.

Du khách Hàn Quốc trên đỉnh Fansipan (Ảnh: CTV)

Đại diện của Cục Du lịch Quốc gia cho biết, có 4 cơ sở để tăng mục tiêu đón 12 đến 13 triệu khách quốc tế năm 2023: Chính sách miễn thị thực và cấp thị thực điện tử mới có hiệu lực từ 15/8/2023; Chính sách đối ngoại song phương và đa phương của Việt Nam với khu vực và thế giới hết sức hiệu quả; Chủ trương chấn hưng văn hóa với các di sản trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên biệt, hấp dẫn khách quốc tế. Bên cạnh đó, các thị trường lớn đã mở cửa và phục hồi, cũng là các thị trường truyền thống của Việt Nam sẽ đem lại nguồn khách lớn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, du lịch Việt Nam đã đón được 8,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 9/2023 đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp ngành du lịch nước nhà đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế.

4 cơ sở để tăng mục tiêu đón 12 đến 13 triệu khách quốc tế năm 2023: Chính sách miễn thị thực và cấp thị thực điện tử mới có hiệu lực từ 15/8/2023; Chính sách đối ngoại song phương và đa phương của Việt Nam với khu vực và thế giới hết sức hiệu quả; Chủ trương chấn hưng văn hóa với các di sản trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên biệt, hấp dẫn khách quốc tế; Các thị trường lớn đã mở cửa và phục hồi, cũng là các thị trường truyền thống của Việt Nam sẽ đem lại nguồn khách lớn.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch chủ yếu từ thị trường châu Á với hơn 6,8 triệu lượt du khách, tiếp đó là khách đến từ châu Âu đạt hơn 1 triệu lượt, thị trường châu Mỹ đạt 682.000 lượt khách.

Trước đó, tại Hội nghị Sơ kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 diễn ra sáng 29/9, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt thông báo, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để thay đổi chỉ tiêu đón khách quốc tế từ 8 triệu lên 12,5 đến 13 triệu lượt khách năm 2023, tăng khoảng 156% so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm.

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đánh giá, việc du lịch Việt Nam vượt chỉ tiêu đón khách quốc tế chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023 là do chuyển biến tích cực của xu hướng du lịch trên thế giới, cũng như trong khu vực, đặc biệt là nhờ những chính sách mới rất cởi mở, thông thoáng của Việt Nam.

Trong đó, việc tháo gỡ những điểm nghẽn về xuất, nhập cảnh đối với khách quốc tế cũng như việc Nghị quyết 82 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững ra đời đã tạo cú hích để du lịch có sự chuyển biến tích cực.

Nhờ những kết quả đó, trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 phù hợp với tình hình thực tế để thúc đẩy hơn nữa phục hồi và phát triển du lịch.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã rà soát để có tính toán, điều chỉnh chỉ tiêu về lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

“Theo tính toán, trong những tháng còn lại của năm 2023, mỗi tháng ít nhất chúng ta có thể đón 1,1 đến 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Nhất là trong tháng 12, vào dịp Giáng sinh và năm mới. Chúng tôi sẽ báo cáo Bộ trưởng, trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ để thay đổi chỉ tiêu đón khách quốc tế từ 8 triệu lên 12,5 đến 13 triệu lượt khách năm 2023, tăng khoảng 156% so với kế hoạch ban đầu”, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói.

Theo tính toán, trong những tháng còn lại của năm 2023, mỗi tháng ít nhất chúng ta có thể đón 1,1 đến 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Nhất là trong tháng 12, vào dịp Giáng sinh và năm mới. Chúng tôi sẽ báo cáo Bộ trưởng, trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ để thay đổi chỉ tiêu đón khách quốc tế từ 8 triệu lên 12,5 đến 13 triệu lượt khách năm 2023, tăng khoảng 156% so với kế hoạch ban đầu. Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt

Còn đối với khách nội địa, hiện lượng khách đã đạt khoảng 93,5% mục tiêu đặt ra của cả năm. Từ nay đến cuối năm dự kiến du lịch nội địa cũng sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra là 102 triệu lượt khách.

Cũng tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu nêu rõ, trong 9 tháng đầu năm, điểm sáng của ngành du lịch là đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch được hoàn thành như Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030, Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023,…

Tuy nhiên, ông Hà Văn Siêu cũng chỉ ra hoạt động du lịch vẫn chưa phục hồi một cách toàn diện, ngay cả ở các trung tâm du lịch lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau như xung đột Nga-Ukraine, thị trường khách Trung Quốc chưa phục hồi hoàn toàn, hay nguyên nhân chủ quan đó là công tác xúc tiến, quảng bá du lịch từ trung ương đến địa phương vẫn còn hạn chế.

Cùng với đó sau Covid-19, khách du lịch đã thay đổi xu hướng du lịch, tổng cầu suy yếu, chi tiêu ít và hoạt động ít. Do vậy, lượng khách du lịch có thể đã tăng lên những hoạt động chưa hoàn toàn phục hồi.

Đồng bộ các giải pháp hút khách quốc tế

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia cho biết, trong 3 tháng cuối năm, ngành du lịch sẽ tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết 82 của Chính phủ, đi sâu vào các giải pháp để thu hút khách quốc tế.

Khách Ấn Độ tham quan phố cổ Hà Nội. (Ảnh: Trang Linh)

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục Du lịch Quốc gia sẽ tham mưu để tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp du lịch nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trở ngại trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long…

Một mặt, Cục Du lịch Quốc gia vừa nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mặt khác không ngừng đẩy mạnh triển khai đồng loạt các hoạt động xúc tiến, quảng bá ở nước ngoài. Đồng thời, Cục sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cũng như đẩy mạnh công tác quản lý điểm đến, khắc phục khó khăn, những điểm yếu của các điểm đến để tăng cường chất lượng và thu du hút khách.

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn nữa, góp phần hoàn thành mục tiêu mới đề ra, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia cho hay, trong những tháng cuối năm, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là vào các thị trường mục tiêu.

Trong đó, đối với thị trường khách du lịch Tây Âu, cơ quan du lịch quốc gia cùng với các doanh nghiệp du lịch đang tích cực chuẩn bị cho Hội chợ Du lịch Thế giới (WTM) sẽ diễn ra tại London (Anh) vào tháng 11 năm nay. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng sẽ tập trung vào thị trường Trung Quốc và ASEAN với Hội chợ Du lịch Trung Quốc-ASEAN sẽ diễn ra tại Quế Lâm (Trung Quốc) trong tháng 10. Các thị trường khác như Mỹ, Australia hay Ấn Độ cũng là các thị trường rất sôi động và đầy hứa hẹn trong những tháng cuối năm.

Đối với việc phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch, Chính phủ đã có đề án phát triển kinh tế đêm và ngành Du lịch cũng đã ban hành Đề án phát triển các sản phẩm du lịch đêm. Trong đề án phát triển sản phẩm du lịch đêm, ngành du lịch đã lựa chọn 12 địa phương để quy hoạch, phát triển các khu, phân khu, chức năng để phát triển các sản phẩm du lịch đêm. Đề án cũng tạo khung pháp lý cho các sản phẩm du lịch đêm phát triển khi cho phép các dịch vụ được hoạt động từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Ngoài ra, hiện du lịch golf, du lịch MICE cũng đang là những loại hình du lịch mà Việt Nam có nhiều thế mạnh và có thể đầu tư, phát triển trong thời gian tới để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế.

Năm 2023 Việt Nam dồn bao nhiêu khách du lịch?

NDO - Năm 2023, du lịch Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, cao gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách đặt ra hồi đầu năm.

Việt Nam dồn bao nhiêu khách quốc tế?

Tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Con số này gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách.

Thái Lan dồn bao nhiêu khách du lịch?

Năm 2024, Thái Lan dự kiến đón 35 triệu lượt khách quốc tế và đạt 56 tỷ USD doanh thu du lịch. Với số lượng khách quốc tế vượt 23,4 triệu lượt, Thái Lan đang là quốc gia đón nhiều khách quốc tế nhất đầu Đông Nam Á. Trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam đón gần 10 triệu lượt khách quốc tế.

Việt Nam có bao nhiêu khách du lịch mỗi năm?

Thống kê lượt khách quốc tế.

Chủ đề