Móng tay xước là bệnh gì năm 2024

Xước măng rô (xước móng rô) là hiện tượng thường xuất hiện tại rìa móng tay, tình trạng da ở quanh móng tay bị bong ra, rồi xước thành từng sợi. Nếu vô tình hoặc cố ý làm chúng xước sâu hơn, dễ gây đau, rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là ung thư.

Ông Li, 75 tuổi, sống ở Hankou, Trung Quốc. Một năm trước, ông cũng gặp tình trạng xước da tại rìa móng tay này và đã không ngần ngại xé bỏ chúng để tránh đau rát, vướng víu.

Móng tay xước là bệnh gì năm 2024

Nếu vô tình làm xước móng rô nặng hơn dễ gây đau, rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là ung thư.

Thế nhưng, trình trạng xước móng rô ở ngón tay ông Li không hết mà tiếp tục xuất hiện trở lại, chúng rách dài, lặp đi lặp lại, các cạnh móng tay của ông bắt đầu bị kích thích và mưng mủ. Đến lúc này, ông Li đành ra hiệu thuốc mua nước khử trùng, kết hợp một số loại thuốc bôi và chống viêm.

Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, tình trạng sưng viêm trên tay không thuyên giảm, ngày càng đau đớn. Ông Li bắt đầu lo lắng và tìm tới bác sĩ và được kết luận nhiễm trùng đã ăn rất tới xương, có dấu hiệu hoại tử. Đồng thời khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ bất ngờ khi thấy vùng da ở ngón tay ông Li có dấu hiệu trở thành ung thư biểu mô tế bào vảy (ung thư da), phải tiến hành phẫu thuật gấp để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.

Tại sao ông Li lại bị nhiễm trùng ròi ung thư da? Theo các bác sĩ, ông Li trước giờ có chế độ ăn uống không lành mạnh, cơ thể thiếu chất nên thường xuyên bị xước móng rô. Nhưng thay vì tìm cách chữa trị, ông Li lại có thói quen bóc vùng da bị xước trong nhiều năm, kết hợp với việc vệ sinh không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng, lâu dần trở thành ung thư da.

Qua câu chuyện này, các chuyên gia khuyến cáo, khi bị xước móng rô hoặc các tổn thương trên da lặp lại nhiều lần, bạn cần lưu ý và tìm cách chữa trị tận gốc. Khi một vùng da bị tổn thương quá lâu sẽ khó hồi phục, tình huống xấu có thể dẫn tới viêm nhiễm, hoại tử hoặc ung thư.

Móng tay xước là bệnh gì năm 2024

Tại sao hiện tượng xước măng rô (xước móng rô) xuất hiện?

Hiện tượng bong da xung quanh phần móng của ngón tay là do chúng ta thường ăn ít rau và thiếu vitamin. Thiếu vitamin thực sự có thể gây ra một loạt các vấn đề về da, ví dụ như thiếu vitamin B, B6 và các vitamin B khác có thể dẫn đến viêm da tiết bã và môi nứt nẻ. Da quanh móng hơi khác so với da khác trên bàn tay. Phần da này không có nang lông, không có đường da và tuyến bã nhờn và rất mỏng. Vì vậy, nên tránh xé, cậy những vảy da này để gây ra các tình trạng như viêm, kích ứng hóa học, phản ứng dị ứng.

Nếu bị xước móng rô, để sạch, dễ dàng và ngăn ngừa nhiễm trùng, cách xử lí đúng là ngâm cả hai tay trong nước ấm khoảng 15 phút và cắt mảnh da với miếng gạc tẩm cồn. Sau đó, bạn có thể thoa kem dưỡng da tay hoặc thuốc mỡ vitamin E để giữ ẩm cho da tay.

An An (Dịch theo QQ)

Đã có người thứ 4 tử vong vì viêm phổi cấp tại Trung Quốc. Chính quyền lên tiếng xác nhận virus corona có thể lây nhiễm từ người sang người và đưa mức độ cảnh báo lên đến đỉnh điểm.

Hỏi: Con trai tôi lên 5 tuổi, ở cả hai bàn tay của cháu, phần dưới các móng tay bị xước rất nhiều, cháu kêu đau và rát. Tôi nghe nói đây là hiện tượng xước măng rô do thiếu vitamin C. Xin hỏi có cách nào khắc phục hiện tượng này không? (Bùi Thanh Lệ – Thái Nguyên)

Trả lời: Xước măng rô nguyên nhân do đâu?

Xước măng rô là tình trạng da ở quanh móng tay bị bong ra, rồi xước thành từng sợi. Tình trạng này có thể do bé thiếu vitamin C và acid folic.

Móng tay xước là bệnh gì năm 2024

Xước măng rô có thể do cơ thể thiếu vitamin C nên cần bổ sung đầy đủ

Do vậy, để khắc phục tình trạng này, ba mẹ nên bổ sung cho bé các loại trái cây giàu giàu vitamin C như: bưởi, cam, quýt, dưa bở, rau cải bắp, súp lơ, ớt đỏ, khoai tây, dâu tây… và những thực phẩm giàu acid folic như: các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, nước cam ép, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là khi trẻ bị xước măng rô phải chú ý vệ sinh tay bé thật sạch, dùng bấm móng tay hay kìm bấm da để cắt các vết xước, có thể sử dụng kem bôi dành cho trẻ nhỏ giúp cho mềm vết xước và mau lành. Không để trẻ tự xé những sợi da bong ra vì khi kéo ngược chiều, những sợi da chết này vẫn dính liền với lớp da khỏe mạnh nên sẽ khiến rách da, chảy máu, đau và nhiễm khuẩn gây trở ngại cho hoạt động.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tay trẻ bị xước móng rô là thiếu chất gì?

Xước măng rô là tình trạng da ở quanh móng tay bị bong ra, rồi xước thành từng sợi. Tình trạng này có thể do bé thiếu vitamin C và acid folic. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, ba mẹ nên bổ sung cho bé các loại trái cây giàu giàu vitamin C như: bưởi, cam, quýt, dưa bở, rau cải bắp, súp lơ, ớt đỏ, khoai tây, dâu tây…

Tại sao móng tay bị tách lớp?

Nguyên nhân làm móng chân bị tách lớpDo thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của móng: Việc cơ thể bị thiếu Biotin, Canxi, Sắt, Vitamin B1 hoặc một số loại khoáng chất vi lượng cần thiết có thể là do cơ thể đó bị rối loạn cân bằng dinh dưỡng. Điều này làm cho móng bị khô, sứt mẻ và tách thành liều lớp.

Làm sao để móng tay không bị xước?

Nếu móng tay của bạn bị xỉn màu, hay xước và dễ gãy, chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu vitamin C và canxi. Hãy bổ sung những loại rau, củ, quả giàu vitamin C như cam chanh, bông cải, cà chua, rau cải… vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.

Tại sao móng tay bị xước?

Móng tay phản ánh chế độ ăn uống. Nếu thiếu vitamin A và calci, móng tay sẽ dễ gãy. Nếu thiếu protein, acid folic và vitamin C, móng tay sẽ bị xước măng rô Xước măng rô (xước da quanh chân móng tay) là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.