Món điểm tâm là gì

Điểm tâm là một loại hình ẩm thực Trung Hoa, thường phục vụ cho bữa ăn sáng. Theo đó, thực khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn nhẹ đặc sắc.

Điểm tâm là một loại hình ẩm thực Trung Hoa, thường phục vụ cho bữa ăn sáng. Theo đó, thực khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn nhẹ đặc sắc.

Điểm tâm hay, còn gọi dimsum, theo nghĩa đen là bữa lót dạ. Bữa ăn thịnh soạn với trên dưới 100 món được chế biến chủ yếu từ bột gạo, bột mì… và nhân thịt, hải sản.

Các món hầu hết được hấp bằng những xửng tre hoặc chiên như há cảo, sủi cảo, bánh bao, bánh cảo chiên... Ngoài ra, thực đơn còn có các loại chả giò, bánh ngọt, thịt viên, chân gà chưng và cháo. Để thưởng thức, bạn có thể ghé các quán ăn dưới đây ở TP.HCM.

Điểm tâm 259

Hồng Bàng, quận 5

Streetfood .  Trung Quốc .  6-11h .  40-100k

Tôi đến quán này trong một lần hẹn gặp người bạn từ Hà Nội vào chơi. Nghe giới thiệu quán phục vụ điểm tâm kiểu Quảng Đông, sáng nào cũng nườm nượp khách ra vào, sau 11h đã bán hết.

8h có mặt, tôi nghĩ đến sớm sẽ vắng khách, nhưng quán đông hơn tưởng tượng. Đây là quán ăn gia đình. Khoảng sân rộng đặt kín các bàn ăn, phía trong là căn nhà mang đậm nét kiến trúc người Hoa.

Thực đơn ở đây gồm các món há cảo, xíu mại, mì, hủ tiếu, bò kho và bánh nếp. Theo lời người phục vụ tại đây, một bữa sáng kiểu Quảng Đông phải theo trình tự: Ăn nhẹ há cảo, xíu mại, nhâm nhi cùng trà nóng, sau đó mới ăn tới món chính là mì, hủ tiếu hoặc bò kho.

Tôi và bạn gọi một phần ăn nhẹ gồm há cảo, xíu mại viên lớn và xíu mại viên nhỏ, món chính là tô hủ tiếu bò kho. Dùng xong món "khai vị" là tôi thấy lưng bụng. Nhìn có vẻ ít nhưng những viên xíu mại rất đầy đặn, ngọt thịt đậm đà. Xíu mại viên lớn không bị khô, bở. Vì các món mở màn khá ngấy nên phải dùng kèm trà nóng để cân bằng lại vị. Trà thơm cũng giúp làm sạch hậu vị trong miệng để chuyển sang món chính là hủ tiếu bò kho.

Vì đã khá no nên tôi không cảm nhận được nhiều hương vị món này. Phần bò kho mềm, suất ăn đầy đặn. Phần ăn sáng gồm một tô hủ tiếu bò kho, 4 há cảo, 4 xíu mại viên nhỏ và một chén xíu mại lớn đủ cho 2 người ăn no. Giá khoảng 70.000 đồng/người. Mặc dù quán đông, các phần ăn được phục vụ rất nhanh. Lượng khách từ 8h trở đi đến mỗi lúc một đông, sau 9h quán thông báo hết xíu mại.

Huê Hưng trà gia
Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1

Streetfood .  Trung Quốc .  6-11h .  40-100k

Tiệm điểm tâm này cũng chỉ phục vụ buổi sáng vào 6-11h. Quán nằm ngay trung tâm quận 1, giá thành khá cao so với các quán bán dimsum bình dân. Tương tự quán điểm tâm trên đường Hồng Bàng, Huê Hưng Trà Gia hết món rất sớm, thường là trước 10h30.

Thực khách Minh Phương chia sẻ: "Vợ chồng tôi đi ăn ngày mưa gió lạnh lẽo nên càng ngon. Khói nóng bốc lên từ khay hấp cảo thơm ấm. Mì hoành thánh thơm ngon. Dimsum to, nhân thịt nêm nếm hợp khẩu vị. Vỏ cảo dai mềm, mỏng, thịt bằm khéo, mịn, không bị khô hay rời rạc. Khách ăn xong có trà nóng uống ngon. Người giữ xe vui vẻ, nhiệt tình".

Quán có thực đơn khá đa dạng. Tuy nhiên, những ai là khách lần đầu tới sẽ bỡ ngỡ không biết nên gọi món gì vì quán không có thực đơn.

Baoz
Nguyễn Tri Phương, quận 5

Restaurant .  Trung Quốc .  6-21h .  150-300k

Lần gần nhất tôi đến Baoz là đợt tháng 3. Từ không gian đến cách phục vụ của nhà hàng này khá giống các nhà hàng phổ thông tôi từng ghé trong chuyến du lịch Trung Quốc. Không gian rộng, dù khách đông cũng không cảm thấy chật chội. Chỗ ngồi được sắp xếp từ bàn đôi đến bàn 4, bàn 8 và phòng lớn cho khách theo đoàn. Các phần ăn cũng được phục vụ đầy đặn.

Thực đơn tại Baoz đa dạng, từ dimsum đến các món mì, hủ tiếu, cơm... đều có đủ. Không chỉ phục bữa sáng, Baoz đón khách xuyên suốt các khung giờ trong ngày. Điểm trừ ở đây là thời gian lên món khá lâu. Mỗi món lên cách nhau cỡ 15-20 phút.

Thực khách Liên Không đánh giá: "Tôi đi ăn buổi sáng, khách đông nên phải gửi xe chỗ khác (nhân viên hướng dẫn) rồi đi bộ sang. Vào quán được nhân viên tiếp đón và sắp xếp chỗ ngồi cũng ổn, không để khách phải lóng nga lóng ngóng. Khách đông nên khá ồn và hầu như tầng nào cũng vậy. Giá cả hơi cao nhưng chất lượng ổn. Các món ngon, vừa miệng, chỉ có khoai môn chiên xù ăn nhanh ngán".

Dimsum Tiến Phát

Kỳ Hòa, quận 5

Streetfood .  Trung Quốc .  6-12h .  40-100k

Thêm một địa điểm thưởng thức bữa sáng ở quận 5 cho thực khách yêu thích món Hoa. Quán này chỉ phục vụ khung giờ buổi sáng từ 6h đến 12h30. Địa điểm này phục vụ khách tại chỗ từ giữa tháng 10.

"Thực đơn tại đây đa dạng. Món nào cũng ngon và ăn lạ hơn với những chỗ khác. Giá cả hợp lý so với chất lượng. Quán có chỗ để xe máy lẫn ôtô. Không gian rộng rãi, mát mẻ. Nhân viên phục vụ nhiệt tình. Nhược điểm là gửi xe mất phí. Nhân viên phục vụ chậm, mỗi lần lên một món, khách phải đợi lâu. Quán không có phòng riêng", thực khách My Trân chia sẻ.

Là khách quen của tiệm điểm tâm này, anh Kis Huỳnh cho biết: "Tôi ăn ở quán đã 5 năm. Đây là lần đầu tiên đi ăn sớm vào ngày chủ nhật để thưởng thức món cà ri dê. Bình thường quán đã đông rồi, sáng chủ nhật còn đông hơn. Tầng trệt và lầu một kín khách. Đông nhưng lên món không quá lâu. Cà ri dê nhiều thịt, ngon. Điểm trừ là vị nước lèo khá nhạt, không đậm đà".

Đối với những ai quan tâm thể loại ẩm thực điểm tâm (dumpling), nét quyến rũ khó cưỡng của các món điểm tâm không đơn thuần nằm ở hương vị hay sự tinh tế trong khâu chế biến lẫn trình bày, mà đó còn là cả một bề dày văn hoá. Văn hoá dùng điểm tâm từng được các thế hệ trước gọi là ‘dẩm chà’ (饮茶), tức uống trà trong tiếng Quảng, nhưng còn có nghĩa là ăn điểm tâm. Thời điểm thích hợp để mọi người đi dẩm chà thường là vào buổi sáng hoặc xế chiều.

Trên thực tế ‘kho tàng’ các món điểm tâm Trung Hoa nhiều hơn chúng ta tưởng, có thể nói là gần như ‘vô vàn’. Vì tùy theo từng vùng và từng thời điểm trong năm mà mỗi loại điểm tâm sẽ được chế biến cũng như thưởng thức theo nhiều cách khác nhau.

Thế nhưng liệu bạn đã phân biệt và ‘thưởng thức’ trọn vẹn được những tinh hoa của 15 món điểm tâm phổ biến trên các bàn ăn Việt Nam chưa? Cùng Vietcetera kiểm nghiệm (hoặc củng cố kiến thức ẩm thực) qua bài viết dưới đây.

Bánh bao | 包子

Bánh bao có lẽ là một trong những loại điểm tâm Trung Hoa phổ biến nhất tại Việt Nam. Ở Trung Quốc, loại bánh này được xem là một món ăn sáng nhanh, được bày bán tại các xe đẩy thức ăn, và quầy bánh trong các cửa hàng tiện lợi. Bánh bao gắn liền với thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Vì tại nơi đây thương hiệu bánh bao lâu đời nhất Trung Quốc, Goubuli (狗不理) được ra đời.

Màn thầu | 馒头

Màn thầu đơn giản được biết đến là món bánh bao không nhân. Loại bánh này chủ yếu được làm từ bột và được xem như một món ăn vặt “tinh giản” của người dân Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực phía Bắc. Thay vì nhồi nhân, màn thầu được thưởng thức cùng các loại gia vị và nước sốt đi kèm, như nước tương hoặc tương chao.

Bánh bao cuộn hoa | 花卷

Bánh bao cuộn hoa, hay còn được biết đến là bánh bao cuộn hành, tên gọi ‘bình dân’ hơn là bánh hành. Nó được chế biến tương tự như bánh bao, nhưng loại bánh này được “sủng ái” hơn trong cách trình bày. Thay vì nặn tròn, các đầu bếp tạo hình bánh thành bông hoa để trông bắt mắt hơn. Thường bánh hành có thể ăn riêng nhờ độ ngọt từ bột bánh và lớp hành hoa thơm được phủ bên trên.

Há cảo tôm | 虾饺

Há cảo tôm cũng được xem là một trong những loại điểm tâm làm nên tên tuổi của miền Nam Trung Quốc. Những viên há cảo tôm đầu tiên được làm ra tại Quảng Châu vào đầu thế kỉ 20. Há cảo tôm thường được tạo hình bán nguyệt rồi gấp 12 nếp.

Làm há cảo cũng là một trong những kỹ năng khẳng định trình độ của các đầu bếp chuyên ẩm thực Trung Hoa. Xuyên suốt hơn 100 năm qua, món điểm tâm này vẫn duy trì ‘sức nóng’ của mình không chỉ tại các quán ăn và nhà hàng nội địa, mà còn lan tỏa khắp nhiều nơi trên thế giới.

Tiểu long bao | 小笼包

Nổi tiếng bởi phần nước súp bên trong lớp vỏ bánh mỏng, tiểu long bao là một món ăn rất phổ biến tại các nhà hàng Trung Hoa trong những năm gần đây. Quá trình chế biến tiểu long bao vô cùng công phu. Phần súp được các đầu bếp làm đông bằng cách tận dụng collagen trong xương gà và bì heo, sau đó cho vào nhân bánh, tạo ra nhân nước súp đậm đà trong mỗi viên bánh.

Nguồn gốc của tiểu long bao được cho là từ khu vực Giang Nam nằm ở hạ lưu sông Trường Giang. Đến nay, Thượng Hải được xem là ‘thánh địa’ của món điểm tâm này bởi sự đa dạng trong cách sáng tạo nhân.

Sủi cảo | 饺子

Đây là loại điểm tâm lâu đời bắt nguồn từ các tỉnh phía Bắc Trung Quốc. Nhân của sủi cảo khá đa dạng: thịt heo, ngô và cà rốt. Tại Trung Quốc, thông thường sủi cảo sẽ được ăn vào dịp Tết Đông chí (冬至 Dongzhi) ― khoảng thời gian sum họp gia đình vào mùa đông của người Trung Hoa.

Hoành thánh/ Vằn thắn | 馄饨

Phổ biến ở miền Nam Trung Quốc và cả ở miền Nam, Việt Nam, hoành thánh là một loại điểm tâm ăn thường ăn kèm với nước dùng. So sánh với phần lớn các loại điểm tâm khác, hoành thánh có kích cỡ nhỏ hơn một chút. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, lẽ dĩ nhiên hoành thánh cũng có nhiều biến thể, tiêu biểu nhất là món hoành thánh chiên.

Bánh xếp áp chảo | 煎饺

Trong ‘gia phả’ các món điểm tâm Trung Hoa, bánh xếp áp chảo vốn thuộc ‘họ hàng’ với sủi cảo. Không chỉ gói gọn tại Trung Quốc, loại điểm tâm này vốn có nhiều phiên bản ở nhiều quốc gia châu Á khác nhau, trong số đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương truyền rằng loại bánh bùng vị này ra đời một cách ngẫu nhiên từ sự cố làm cháy sủi cảo trên bếp của một số đầu bếp thời xưa.

Xíu mại | 烧卖

‘Điểm tâm’ trong tiếng Quảng có nghĩa là ‘chạm vào con tim’. Và có lẽ trong số những món ăn nhẹ thuần Hoa chiếm được nhiều con tim nhất chính là xíu mại. Xíu mại truyền thống thường được nhồi nhân thịt, tôm hoặc rau củ ăn kèm với cơm trắng. Tuy nhiên, qua thời gian, xíu mại không ngừng được các đầu bếp trong và ngoài nước ‘biến tấu’ để phù hợp với xu hướng khẩu vị ‘tân tiến’ của thực khách.

Bánh cuốn tôm | 鮮蝦蒸腸粉

Là một trong những món ‘kinh điển’ không thể thiếu trên bàn ăn điểm tâm, bánh cuốn tôm tạo dấu ấn với thực khách qua hình dáng thon dài của nó. Tương tự với vẻ ngoài ‘thanh thoát’, sự kết hợp của bột gạo và bột mì, cùng thịt tôm tươi dai giòn kèm với nước tương ngọt được rưới lên mặt bánh đọng lại cho thực khách hương vị thanh đạm nhưng ấn tượng đến khó tả.

Bánh tro | 粽子

Người Trung Hoa thường ăn bánh tro — loại bánh hình tam giác làm từ bột gạo, bọc bởi lá tre — vào các dịp lễ hội như lễ hội thuyền rồng. Nếu như Thiên Tân nổi tiếng nhờ bánh bao thì thành phố Gia Hưng của tỉnh Chiết Giang được cả nước biết đến như ‘miền đất thiêng’ của bánh tro. Đây đồng thời là nơi ‘khai sinh’ của nhà máy thuộc thương hiệu bánh tro lâu đời Wu Fang Zhai (五芳斋).

Bánh tro còn được xem là loại bánh đem lại may mắn trước mỗi dịp thi cử, vì chữ zong trong zongzi đồng âm với zhong (中) nghĩa là “đạt điểm cao”.

Bánh bao xá xíu | 叉烧包

Có nguồn gốc từ Quảng Châu, bánh bao xá xíu là một trong những món ăn được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng bánh Trung Hoa. Điểm khác biệt của bánh bao xá xíu nằm ở loại thịt nướng xá xíu đậm vị, tạo sức hấp dẫn khó có thể chối từ. Kết cấu bột là chi tiết phân biệt của bánh bao xá xíu. So với các loại bánh bao cổ điển và màn thầu truyền thống, bánh bao xá xíu có lớp vỏ ngoài đặc hơn.

Bánh trứng nướng | 蛋挞

Bánh trứng nướng là sự giao thoa ẩm thực giữa món trứng hấp Hồng Kông và bánh trứng từ Anh Quốc. Vượt ra khỏi chiếc xửng hấp xưa cũ, bánh trứng được các đầu bếp làm mới bằng cách nướng lò để ‘khoác’ thêm cho nó viền ngoài xốp, thơm nồng hương vị caramel. Đây không chỉ là một món tráng miệng ‘độc quyền’ dành cho điểm tâm, mà còn là món ăn vặt quen thuộc tại Hồng Kông và nhiều nước trên châu Á.

Bánh bao kim sa | 金沙包

Bánh bao kim sa lần đầu xuất hiện tại Đài Loan vào năm 2009, và được cho vào ‘tâm điểm’ trên mâm điểm tâm của người Đài Loan. Sau này, bánh bao kim sa trở nên phổ biến hơn ở các nước châu Á bởi kết cấu quyến rũ, thần kỳ. “Kim sa” ở đây chỉ hỗn hợp nhân trứng muối tan chảy kết hợp cùng sữa đặc và bơ. Chính sự hài hoà giữa yếu tố mặn và ngọt đã tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của bánh bao kim sa.

Bánh bao sữa trứng | 香滑奶皇包

Bánh bao sữa trứng là một phiên bản ngọt của bánh bao thông thường. Thay vì sử dụng nước để nhào bột, sữa trứng được các đầu bếp tận dụng xuyên suốt trong quy trình này. Lớp bột mềm mịn cùng hương trứng sữa thơm béo đích thị là một điểm nhấn nhẹ nhàng và ngọt ngào cho mâm điểm tâm Trung Hoa.

Bài viết của tác giả tại , được chuyển ngữ bởi Tài Thy.

Xem thêm:

[Bài viết]: Đi tìm định nghĩa bia thủ công: Ale, Pale Ale, IPA là gì?

[Bài viết] Global Citizen: Đi ăn món Hoa sao cho đúng điệu?

Video liên quan

Chủ đề