Môn bơi lội nữ Việt Nam giành được chiếc huy chương vàng đầu tiên tại kỳ SEA Games nào

Wushu

Tại Nhà thi đấu Cầu Giấy chuẩn bị diễn ra nội dung chung kết nam quyền nam​. wushu Việt Nam có ​Phạm Quốc Khánh và Nông Văn Hữu.

Wushu

Thi đấu nam quyền nam Nông Văn Hữu đang dẫn đầu với 9,96 điểm xếp trên VĐV Malaysia và 2 VĐV Thái Lan.

VĐV Phạm Quốc Khánh của wushu Việt Nam thi đấu nam quyền nam, sẽ thi đấu ở lượt áp chót.

Wushu

Nội dung nam quyền nam wushu Việt Nam chỉ được HCĐ của Nông Văn Hữu, còn Phạm Quốc Khánh chỉ được 9,68 điểm xếp thứ 5.

Wushu

Nội dung tiếp theo Thái cực kiếm, VĐV Nguyễn Văn Phương chấn thương hôm qua trở lại thi đấu ở lượt thứ 4.

Bơi lội

Ở nội dung 100 m ngửa nam, đã thi đấu xong vòng loại vào sáng nay 14.5. Việt Nam có 2 VĐV lọt vào chung kết là Paul Lê Nguyễn và Mai Trần Tuấn Anh.

Paul Lê Nguyễn đã giành chỉ số khá tốt, còn tốt hơn VĐV người Singapore. Hy vọng ở chung kết, VĐV Việt kiều Mỹ sinh năm 1990 này giữ được phong độ cao.

Wushu

Theo tin mới nhất thì VĐV Nguyễn Văn Phương đã rút lui không thi đấu, BTC vừa cập nhật lại danh sách thi đấu. Như vậy wushu Việt Nam chờ HCV của Dương Thúy Vi ở nội dung tiếp theo thương thuật nữ thi đấu lúc 9 giờ 30.

Rowing

Sáng 14.5, môn rowing sẽ tiếp tục diễn ra 8 nội dung chung kết là thuyền đơn nữ hạng nặng, thuyền đôi nam hạng nặng một mái chéo, thuyền đôi nữ hạng nhẹ hai mái chèo, thuyền đơn nam hạng nhẹ, thuyền đôi nam hạng nhẹ một mái chèo, thuyền 4 nam hạng nặng hai mái chèo và thuyền bốn nữ hạng nặng hai mái chèo. Nội dung đầu tiên là thuyền đơn nữ hạng nặng, tay chèo Phạm Thị Huệ được kỳ vọng sẽ mang về tấm huy chương vàng thứ 5 cho đội rowing Việt Nam. Tại SEA Games 31, Phạm Thị Huệ đã có 2 huy chương vàng ở các nội dung thuyền 4 nữ và thuyên đôi nữ.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm cổ động viên Hải Phòng đã đến Khu huấn luyện đua thuyền Hải Phòng cổ vũ cho các vận động viên

Bơi lội

Ở nội dung 200 m hỗn hợp nữ, VĐV Nguyễn Thị Nhật Lam của Việt Nam đã lọt vào chung kết.

Nguyễn Thị Nhật Lam

Điền kinh

Chung kết 1.500 m nữ. 4 đối thủ cạnh tranh với cô gái quê Bắc Giang Nguyễn Thị Oanh là Khan Sreyroth (Campuchia), Lodkeo Inthakoumman (Lào), Goh Chui Ling (Singapore) và đồng đội Khuất Phương Anh.

Oanh xuất phát trên đường chạy số 5. Ở SEA Games 2019, Oanh đạt thành tích 4 phút 17 giây 31, bỏ xa đối thủ về nhì Mardika Manik (Indonesia); trong khi Khuất Phương Anh về hạng ba. Lần này Mardika Manik không tham dự nên mở ra cơ hội đoạt cả HCV, HCB cho điền kinh Việt Nam.

Nguyễn Thị Oanh vượt lên dẫn đầu ngay từ xuất phát. Cô gái quê Bắc Giang đào sâu khoảng cách so với 4 đối thủ còn lại sau vòng 1. Còn 2 vòng nữa sẽ kết thúc.

Rowing đoạt HCV

Quá tuyệt vời, Phạm Thị Huệ đã không phụ sự kỳ vọng để về nhất ở nội dung thuyền đơn nữ hạng nặng. Tấm huy chương vàng thứ 5 của rowing Việt Nam.

Điền kinh có HCV đầu tiên

Nguyễn Thị Oanh đã về nhất ở nội dung chạy chung kết 1.500 m nữ và giành tấm HCV đầu tiên ở môn điền kinh. Thành tích của cô tại cuộc thi này là 4 phút 14 giây 98.

Highlights SEA Games: Những bước chân thần tốc của Nguyễn Thị Oanh nội dung chạy 1500m

Nguyễn Thị Oanh nói: "Em rất cảm ơn mọi người đã đồng hành và mong mọi người tiếp tục đồng hành cùng em và thể thao Việt Nam”.

Nguyễn Thị Oanh xin phép không chia sẻ thêm để về nghỉ ngơi dưỡng sức cho nội dung 5.000 m chiều nay.

Nguyễn Thị Oanh (868) đoạt HCV 1.500 m

Rowing

Lượt thứ 2 sẽ là nội dung thuyền đôi nam hạng nặng. Bộ đôi Trần Dương Nghĩa và Phạm Mạnh Linh sẽ ra quân.

Wushu

Dương Thúy Vi thi đầu tiên nội dung thương thuật được 9,70 điểm.

Bóng bàn

Tại Hải Dương, trận bán kết nội dung bóng bàn đồng đội nữ đang diễn ra. Đội Việt Nam gặp đội Singapore.

Wushu

Nội dung thương thuật nữ, VĐV Việt Nam còn lại thi đấu là Đặng Tiểu Bình đạt 9,69 điểm.

Điền kinh

Khuất Phương Anh cũng xuất sắc về nhì, đoạt HCB. Như vậy điền kinh Việt Nam mở hàng HCV như dự đoán. Chiều nay, Nguyễn Thị Oanh sẽ tranh chung kết 5.000 m nữ với kỳ vọng bảo vệ HCV và phá kỷ lục SEA Games.

Ở vòng loại 200m nam, Ngần Ngọc Nghĩa thi đấu rất tốt, về nhất lượt chạy với thành tích 20 giây 81, vượt kỷ lục quốc gia của Nguyễn Trọng Hinh 20 giây 89. Nghĩa sẽ vào tranh chung kết chiều nay.

Ngần Ngọc Nghĩa (800)

Wushu có HCV

Dương Thúy Vi với 9,70 điểm ở nội dung thương thuật đã giành tấm HCV. Đây là HCV thứ 2 của cô tại SEA Games 31.

Dương Thúy Vi lập cú đúp HCV SEA Games tái lập kỷ lục đoat ở SEA Games 2017 tại Malaysia. Ở nội dung thương thuật, nữ VĐV người Hà Nội đạt 9,70 điểm thắng VĐV Myanmar, Sandy Oo với 9,69 điểm. Nội dung này, VĐV Đặng Tiểu Bình đoạt HCĐ dù bằng điểm VĐV người Myanmar, nhưng thua chỉ số phụ. Như vậy, wushu Việt Nam đã có 3 HCV sau 2 ngày thi đấu.

Bi sắt

Ở nội dung đôi nữ, hai vận động viên của Việt Nam là Lan Anh - Hồng Thoa đã có khởi đầu thành công khi giành chiến thắng trước đôi Thái Lan với tỷ số 13/6.

Wushu

Các nội dung tiếp theo của wushu Việt Nam sắp thi đấu là thái cực quyền nữ của 2 VĐV Trần Thị Minh Huyền và Trần Thị Kiều Trang. Tuy nhiên nội dung cuối của Hoàng Thị Phương Giang (đao thuật nữ) có thể sẽ có HCV sau khi dẫn đầu với 9,71 điểm ở nội dung côn thuật ngày hôm qua.

Rowing

Rowing thêm một huy chương bạc khi bộ đôi Trần Dương Nghĩa và Phạm Mạnh Linh đã về nhì.

Lượt tiếp theo có thể có thêm huy chương vàng cho rowing Việt Nam khi Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo sẽ ra quân thi đấu nội dung thuyền đôi nữ hạng nhẹ hai mái chèo.

Rowing có HCV thứ 2

Tấm huy chương vàng thứ 6 của Rowing. Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo đã về nhất nội dung thuyền đôi nữ hạng nhẹ hai mái chèo, vượt rất xa các đối thủ.

Không khí tại nơi diễn ra môn rowing quá sôi động. Không chỉ VĐV Việt Nam mà VĐV nước ngoài cũng bất ngờ vì sự cuồng nhiệt của người dân

Bi sắt

Ở lượt trận tiếp theo, bộ đôi Lan Anh - Hồng Thoa sẽ đối đầu với cặp đôi rất mạnh của Campuchia. HLV Ngô Khải Vinh cho biết: "Dù đây không phải là nội dung bi sắt được đặt kỳ vọng của Việt Nam. Tuy nhiên, các VĐV đang ra sân và thi đấu rất quyết tâm. Phong độ của các em vẫn đang tốt, nếu giữ được tinh thần thi đấu cao thì bộ đôi nữ Việt Nam vẫn có thể đoạt được huy chương cao nhất".

Rowing

Lượt đua thứ 3, Bùi Văn Hoàn sẽ thi đấu ở nội dung thuyền đơn nam. Hi vọng Bùi Văn Hoàn có thể tạo kỳ tích, mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho các VĐV nam.

Wushu

Nội dung thái cực quyền nữ của 2 VĐV Trần Thị Minh Huyền và Trần Thị Kiều Trang đều không thành công khi xếp thứ 3 và 4.

Wushu

Nội dung cuối của Hoàng Thị Phương Giang (đao thuật nữ) đạt 9,45 điểm sau khi dẫn đầu với 9,71 điểm ở nội dung côn thuật ngày hôm qua. Nội dung này vẫn đang chờ các VĐV còn lại thi đấu hoàn tất sẽ công bố kết quả chung cuộc.

Wushu

Kết quả nội dung đao thuật nữ của Phương Giang, xếp áp chót. Phương Giang chỉ đoạt HCĐ do nội dung hôm nay thi đấu bị lỗi, điểm thấp dù hôm qua xếp nhất côn thuật.

Bi sắt

Đôi nữ bi sắt Việt Nam tiếp tục thi đấu rất hay để giành chiến thắng với tỷ số cách biệt 13-2 trước đôi Campuchia. Chiều nay, đôi nữ Việt Nam sẽ còn 2 trận đấu với Malaysia và Lào để tranh chấp chiếc HCV.

Rowing

BTC đã mất khá nhiều thời gian để xác định Bùi Văn Hoàn giành huy chương bạc hay đồng vì VĐV Philippines về đích rất sát. Đến lúc này, rowing Việt Nam đã có 6 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Rowing

Bộ đôi Vũ Ngọc Khánh và Phạm Chung chỉ có thể giành huy chương bạc, bộ đôi của Indonesia đã giành vàng.

Lượt đấu tiếp theo sẽ là cơ hội cuối cùng để rowing nam Việt Nam có thể giành vàng tại SEA Games 31. Các VĐV Nguyễn Văn Tuấn - Nhữ Đình Năm - Nguyễn Văn Hà - Nguyễn Văn Hiếu sẽ thi đấu ở nội dung thuyền 4 nam hạng nặng hai mái chèo.

Rowing

Quá đáng tiếc, 4 tay chèo nam Việt Nam đã thi đấu tuyệt vời, đặc biệt là ở những đoạn cuối. Tuy nhiên, đội Indonesia vẫn là những người về đích đầu tiên. Rowing nam đã không thể có được huy chương vàng.

Lượt đấu áp chót trong ngày, bộ đôi Phạm Thị Thảo và Nguyễn Thị Giang sẽ tranh tài ở nội dung thuyền đôi nữ hạng nặng hai mái chèo. Rất có thể Việt Nam sẽ có huy chương vàng thứ 7.

Rowing

Ở nội dung chèo thuyền đơn nam, BTC đã xác định Bùi Văn Hoàn chỉ giành huy chương bạc. Như vậy, đội rowing nam đã giành 6 huy chương bạc và 2 huy chương đồng ở SEA Games 31.

Rowing có HCV

Huy chương vàng thứ 7 của rowing Việt Nam. Bộ đôi Phạm Thị Thảo và Nguyễn Thị Giang về nhất ở nội dung thuyền đôi nữ hạng nặng hai mái chèo.

Bên lề rowing

VĐV rowing của Myanmar kiệt sức ở lượt đua cuối cùng nên được đưa đi cấp cứu. Phía đội của Indonesia cũng có 1 VĐV rơi vào tình cảnh tương tự. Do có 2 VĐV bị kiệt sức nên phần trao huy chương ở nội dung thuyền đôi nữ hạng nặng hai mái chèo được hoãn lại

Rowing

13 giờ 30, nội dung rowing cuối cùng đã tranh tài, đây cũng là nội dung mà Việt Nam có nhiều cơ hội giành huy chương vàng. Các VĐV Phạm Thị Ngọc Anh - Lê Thị Hiền - Hà Thị Vui - Dư Thị Bông sẽ đại diện cho rowing Việt Nam

Bóng bàn

Tại Hải Dương, đội bóng bàn nữ Việt Nam đã thua Singapore ở bán kết và chỉ giành huy chương đồng.

Rowing có HCV

Thắng tuyệt đối, 4 cô gái của đội rowing nữ Phạm Thị Ngọc Anh - Lê Thị Hiền - Hà Thị Vui - Dư Thị Bông đã mang về tấm huy chương vàng thứ 8 cho rowing Việt Nam. Nữ Việt Nam thống trị hoàn toàn bộ môn rowing tại SEA Games 31.

Bơi lội

Ở nội dung 100 m bơi ếch nam, Phạm Thanh Bảo vào chung kết với thành tích tốt nhất là 1 phút 02 giây 17.

Ở nội dung 100 m tự do nữ, Phạm Thị Vân vào chung kết với thành tích 57 giây 22.

18 giờ ngày 14.5, bơi sẽ có 4 nội dung thi đấu chung kết. Trong đó đáng chú ý nhất là nội dung 1.500 m nam với sự xuất hiện của Nguyễn Huy Hoàng. Ngoài ra còn 4 nội dung khác gồm: 100 m ngửa nam (đại diện của Việt Nam có Paul Lê Nguyễn, Mai Trần Tuấn Anh); 200 m hỗn hợp nữ: Nguyễn Thị Nhật Lam; 100 m bơi ếch; 100 m tự do nữ.

Đấu kiếm

Kiếm thủ Nguyễn Tiến Nhật được miễn vòng 1 nội dung kiếm 3 cạnh nam. Vào thẳng vòng 1/8, Tiến Nhật thắng VĐV Roslan của Malaysia với tỷ số 15/10. Anh đang đấu bán kết với đối thủ người Singapore Lee Simon.

Tiến Nhật đang tạo ra thế trận rất tốt. Anh đang dẫn trước với tỷ số 11-6. Đối thủ người Singapore cũng đang rất nỗ lực.

Nguyễn Tiến Nhật là VĐV đấu kiếm giỏi của Việt Nam và Đông Nam Á. Anh từng nhiều lần giành HCV Đông Nam Á và SEA Games. Tiến Nhật đã đánh bại VĐV Singapore với tỷ số 15 - 7 nội dung kiếm 3 cạnh. Anh đã có mặt ở trận chung kết và có cơ hội bảo vệ tấm HCV SEA Games mà anh từng giành được 3 năm trước. Trận chung kết diễn ra vào 16 giờ 30 hôm nay 14.5.

Bóng rổ

Tuyển bóng rổ nam 3x3 Việt Nam có chiến thắng lịch sử trước Philippines ở vòng loại SEA Games 31 với điểm số 21/14. Cả đội nam và nữ đều vào bán kết.

Highlights SEA Games: ĐT bóng rổ 3x3 Việt Nam gây bất ngờ trước Philippines

Cầu mây

Ở nội dung đồng đội 3 người, đội nữ Việt Nam đã có một trận thắng rất dễ dàng trước đội tuyển Malaysia tại tại nhà thi đấu Hoàng Mai.

Billiards

Tại nhà thi đấu Hà Đông, niềm hy vọng của Việt Nam ở nội dung Pool 9 bi Dương Quốc Hoàng đang có trận đấu rất căng thẳng với cơ thủ của Singapore Aloysius Yapp.

Quần vợt

Quần vợt đồng đội nữ, tuyển Việt Nam quật ngã Indonesia, giành quyền vào chung kết. Savanna Lý Nguyễn và Chanelle Vân Nguyễn giải quyết đối thủ trong 2 trận đơn.

Bóng rổ

Bóng rổ 3x3 nữ, giành chiến thắng trước Indonesia với điếm số 19/16, tuyển bóng rổ nữ 3x3 Việt Nam làm nên lịch sử lần đầu vào chung kết.

Quần vợt

Tuyển nữ quần vợt Việt Nam xác định đối thủ ở chung kết đồng đội nữ lúc 10 giờ sáng mai là Thái Lan. Trước đó tuyển nam dừng bước ngay trận đầu.

Bóng rổ

Tuyệt vời. Tuyển nam bóng rổ 3x3 Việt Nam cũng vào chung kết sau chiến thắng 21-15 trước Indonesia. Bóng rổ Việt Nam làm nên trang sử mới ở khu vực.

Highlights SEA Games: Đánh bại Indonesia, bóng rổ 3x3 Việt Nam chính thức đổi màu huy chương

Đấu kiếm giành HCV

Kiếm thủ Nguyễn Tiến Nhật đã giành được tấm HCV nội dung kiếm 3 cạnh nam. Ở trận chung kết nội dung đấu kiếm 3 cạnh nam, Nguyễn Tiến Nhật đã đánh bại VĐV người Philippines và bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games.

Bảng xếp hạng chung cuộc nội dung kiếm 3 cạnh nam SEA Games 31

Nếu như ở nội dung kiếm chém, Vũ Thành An đã giành thế thượng phong trước đối thủ Thái Lan - đối thủ đã từng 3 lần chạm trán với Thành An ở 2 trận chung kết SEA Games 28 và 29, thì ở trận chung kết nội dung kiếm 3 cạnh cũng là màn trình diễn hết sức thuyết phục của Tiến Nhật. VĐV Philippines Jose Noetilo không thể so sánh được với Nhật cả về trình độ và bản lĩnh thi đấu.

Sau khi giành HCV SEA Games 31 môn đấu kiếm, Nguyễn Tiến Nhật xúc động phát biểu: "Tôi và VĐV Jose của Philippines đã từng chạm trán nhau tại SEA Games 30. Cậu ấy có nhiều tiến bộ nhưng nhờ kinh nghiệm, tôi đã khắc chế được sức mạnh của đối thủ. Tôi rất hạnh phúc vì đây là tấm HCV có được sau thời gian dài, các VĐV chúng tôi phải tập luyện "chay" ở Việt Nam vì ảnh hưởng của Covid-19. Chúng tôi đã không buông bỏ và vẫn đặt ra quyết tâm cao nhất để có thành tích tốt nhất khi SEA Games 31 được tổ chức ngay tại quê hương".

Kiếm thủ Nguyễn Tiến Nhật

Tiến Nhật sinh năm 1990, anh có chiều cao rất lý tưởng - 1m85, đó cũng là lợi thế giúp cho anh có được những đòn tấn công đầy tốc độ, khiến đối thủ không kịp trở tay. Tiến Nhật là VĐV TP.HCM. Anh mất bố từ khá sớm. Tuổi thơ khó khăn, nhọc nhằn (Nhật đã từng trốn mẹ đi làm phụ hồ khi mới 12,13 tuổi) đã khiến Nhật có được sự chịu đựng tốt trước mọi gian khổ. Năm 2005, anh bắt đầu làm quen với thể thao nhưng môn đầu tiên lại không liên quan gì đến kiếm. Nhật xin vào lớp võ Aikido. Một lần đi ngang qua lớp dạy kiếm, Nhật đã dừng lại để xem các bạn cùng trang lứa tập kiếm. Và kể từ ngày đó, anh đã biết niềm đam mê của mình chính là môn kiếm. Trong sự nghiệp khá lẫy lừng của mình, Tiến Nhật đã từng 2 lần giành HCĐ ASIAD, HCV Đông Nam Á và nhiều lần giành HCV SEA Games.

Điền kinh

Điền kinh chung kết 200 m nam, Ngần Ngọc Nghĩa đoạt HCB với thành tích 20 giây 74. VĐV 16 tuổi của Thái Lan Booson HCV với thành tích 20 giây 37.

VĐV Thái Lan cũng phá kỷ lục SEA Games, kỷ lục cũ 20 giây 69. Ngần Ngọc Nghĩa cũng vượt qua kỷ lục quốc gia mà anh làm được ở vòng loại 20 giây 81.

Ngần Ngọc Nghĩa

Cờ tướng

Việt Nam cầm chắc huy chương vàng đồng đội cờ nhanh khi Lại Lý Huỳnh và Nguyễn Thành Bảo thắng các đối thủ Singapore 4-0. Các kỳ thủ Singapore là các VĐV Trung Quốc nhập tịch. Nguyễn Thành Bảo thắng Lưu Ức Hào 2-0, Lại Lý Huỳnh thắng Ngô Tông Hàn 2-0. Các kỳ thủ Việt Nam chỉ còn trận đấu cuối với Malaysia là chính thức đoạt huy chương vàng đồng đội.

Nguyễn Thành Bảo (phải) chơi rất xuất sắc khi thắng tuyệt đối

Điền kinh có HCV thứ 2

Điền kinh chung kết 1.500 m nam, Lương Đức Phước giành HCV với thành tích 3 phút 54 giây 37. Trần Văn Đảng giành HCB với thành tích 3 phút 55 giây 66.

Lương Đức Phước cho biết anh cố gắng đeo bám đối thủ và tăng tốc ở 150m cuối và rất vui khi giành chiến thắng

Mọi sự chú ý tập trung vào Trần Văn Đảng nhưng Phương xuất sắc băng lên thắng phút cuối. Đây được xem là bất ngờ lớn ở cự ly này.

Thể hình

Lực sĩ Trần Hoàng Duy Thuận đã xuất sắc đem về cho đoàn thể thao tấm HCV ở hạng cân 75kg khi vượt qua hai đối thủ người Malaysia và Thái Lan.

Bóng chuyền

Kết thúc ván đấu đầu tiên, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam thắng dễ Malaysia với tỷ số 25-16. Các VĐV Việt Nam đã chơi rất hay, công thủ toàn diện nên Malaysia không thể chống trả.

Điền kinh có HCV thứ 3

VĐV Nguyễn Văn Hoài xuất sắc vượt qua các đối thủ Thái Lan, Indonesia, Philippines, Myanmar để đoạt HCV ném lao nam.

Bơi lội

18 giờ kình ngư Nguyễn Huy Hoàng chuẩn bị thi đấu nội dung 1.500 m bảo vệ ngôi vô địch 2019 và có khả năng phá kỷ lục SEA Games đang nắm giữ là 14 phút 58,14 giây.

Điền kinh

Chung kết 5.000 m nữ, Nguyễn Thị Oanh cùng Phạm Thị Hồng Lệ vươn lên tạo khoảng cách với các đối thủ từ sớm.

Phạm Thị Hồng Lệ đang chạy trước che chắn cho Nguyễn Thị Oanh. Cả 2 cô gái chủ nhà đang bỏ xa các đối thủ.

Thể dục dụng cụ

Việt Nam giành HCB nội dung đồng đội nữ.

Điền kinh

Nguyễn Thị Oanh cùng Hồng Lệ đã bỏ xa nhóm đối thủ phía sau tầm 150 m. Còn 5 vòng đua nữa và tấm HCV 5.000 m nữ xem như chắc chắn trong tay điền kinh Việt Nam!

Trời mưa lất phất trên sân Mỹ Đình không ảnh hưởng nhiều đến các VĐV. Nguyễn Thị Oanh và Hồng Lệ bước vào vòng đua cuối.

Điền kinh có HCV thứ 4

Nguyễn Thị Oanh đã về nhất cuộc đua 5.000 m và giành HCV. Cô đã lập cú đúp trong ngày thi đấu hôm nay. Phạm Thị Hồng Lệ về nhì. Thành tích của Nguyễn Thị Oanh là 16 phút 44 giây 06.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam xuống sân chúc mừng 2 VĐV.

Nguyễn Thị Oanh tiếp tục từ chối trả lời truyền thông. Cô xin phép trả lời vào ngày mai, sau khi hoàn tất nội dung cuối 3.000 m chướng ngại vật.

Bơi lội

Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng chuẩn bị bước vào cuộc thi 1.500 m.

Bơi lội

Còn 200 m cuối trong cuộc đua 1.500 m nam, Huy Hoàng có thể phá kỷ lục SEA Games của chính mình.

Bơi lội

Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đã về nhất cuộc đua 1.500 m nam. Huy Hoàng đoạt HCV bảo vệ ngôi vương 1.500 m với thành tích 15 phút 00,75 giây. HCB là Nguyễn Hữu Kim Sơn.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao HCV cho kình ngư Huy Hoàng

Như vậy Huy Hoàng vẫn chưa đạt mục tiêu phá kỷ lục SEA Games mà anh nắm giữ năm 2019 với thành tích 14 phút 58,14 giây.

Bóng chuyền

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục thắng ván 2 với tỷ số áp đảo 25-14. Đội tuyển Malaysia đang trẻ hóa lực lượng nên chơi không tốt ở SEA Games kỳ này.

Bóng rổ

Tuyển bóng rổ nữ Việt Nam đã để thua Thái Lan ở chung kết, đoạt HCB. Bóng rổ nam 3x3 Việt Nam cũng thua Thái Lan ở chung kết, nhận HCB.

Bơi lội

Lê Thị Mỹ Thảo đoạt HCB 200 m bướm. VĐV Singapore đoạt HCV và phá kỷ lục SEA Games.

Thể dục dụng cụ

6 cô gái Việt Nam giành HCB nội dung đồng đội nữ gồm: Trần Đoàn Quỳnh Nam, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Đỗ Thị Ngọc Hương, Phạm Như Phương, Lâm Như Quỳnh, Trương Khánh Vân. Đã có 1 chút hiểu lầm trong cách tính điểm của các HLV Việt Nam nên khi thi xong, đội TDDC nữ Việt Nam đinh ninh mình được vàng. Nhưng khi trọng tài lên điểm, đồng đội nữ Việt Nam chỉ giành HCB. HCV thuộc về Philippines còn HCĐ thuộc về Singapore.

Điền kinh

Chung kết tiếp sức 4x400m hỗn hợp. Việt Nam chỉ đoạt HCB sau Thái Lan. Trần Nhật Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Trần Đình Sơn, Quách Thị Lan thi đấu. Hoàng và Huyền chạy rất tốt nhưng Sơn và Lan không tận dụng ưu thế đồng đội tạo ra nên đánh mất HCV. Đây là nội dung điền kinh Việt Nam đang là ĐKVĐ.

Bơi lội giành HCV thứ 2

Phạm Thanh Bảo giành HCV và phá kỷ lục SEA Games 100 m ếch với thành tích 1 phút 1 giây 17.

Bơi lội

VĐV Việt Kiều Paul Lê Nguyễn giành HCB nội dung bơi 100 m ngửa.

Bơi lội

Nội dung 200 m bơi bướm nữ mà Việt Nam có HCB của Nhật Thảo vẫn chưa được trao vì hiện đang có khiếu nại.

Wushu

Việt Nam có 7/8 nội dung có mặt ở chung kết: Nguyễn Thị Chinh hạng 48kg nữ; Ngô Thị Phương Nga; Nguyễn Thị Trang hạng 60kg nữ vào chung kết thuyết phục; Bùi Trường Giang hạng 60kg nam; Trương Văn Chưởng hạng cân 65kg; Nguyễn Văn Tài hạng 70kg nam.

Danh sách VĐV giành HCV ngày 14.5

- Nguyễn Thị Oanh (Điền kinh); Phạm Thị Huệ (Rowing); Dương Thúy Vi (Wushu); Lường Thị Thảo-Đinh Thị Hảo (Rowing); Phạm Thị Thảo và Nguyễn Thị Giang (Rowing); Phạm Thị Ngọc Anh-Lê Thị Hiền-Hà Thị Vui-Dư Thị Bông (Rowing); Nguyễn Tiến Nhật (Đấu kiếm); Trần Hoàng Duy Thuận (Thể hình); Lương Đức Phước (Điền kinh); Nguyễn Hoài Văn (Điền kinh); Nguyễn Thị Oanh (Điền kinh); Nguyễn Huy Hoàng (Bơi); Phạm Thanh Bảo (Bơi); 4x400 m tiếp sức tự do nam (bơi)

Bơi lội có HCV thứ 3

Joseph Schooling - VĐV bơi số 1 Singapore và đoạt HCV Olympic 2016 đã phạm quy trong cuộc thi 4x400m tiếp sức tự do của nam. Đội Việt Nam giành HCV. Thành tích 4x100 m tiếp sức đội Việt Nam đoạt HCV với thời gian 3 phút 21,81 giây.

Joseph Schooling phạm vi vì nhảy xuống hồ bơi trước khi đồng đội về đích và đập tay vào thành hồ.

Bơi lội

Nội dung 200 m bơi bướm cá nhân nữ, VĐV Lê Thị Mỹ Thảo vẫn đoạt HCB.

Ngày tranh tài đầu tiên ở môn điền kinh diễn ra trên SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội) có tổng cộng 11 bộ huy chương. “Nữ hoàng điền kinh Việt Nam” Nguyễn Thị Oanh tranh tài nội dung chung kết đầu tiên là 1.500m nữ. 4 đối thủ cạnh tranh với cô gái quê Bắc Giang là Khan Sreyroth (Campuchia), Lodkeo Inthakoumman (Lào), Goh Chui Ling (Singapore) và đồng đội Khuất Phương Anh.

Nếu giữ vững phong độ, Nguyễn Thị Oanh hứa hẹn bảo vệ thành công HCV nội dung này. Ở SEA Games 2019, Nguyễn Thị Oanh đạt thành tích 14 phút 17 giây 31, bỏ xa đối thủ về nhì Mardika Manik (Indonesia) trong khi Khuất Phương Anh về hạng ba. Lần này Mardika Manik không tham dự nên mở ra cơ hội đoạt cả HCV, HCB cho điền kinh Việt Nam.

Ngay sau chung kết 1.500m buổi sáng, Nguyễn Thị Oanh phải tập trung hồi phục thể lực để tranh chung kết cự ly 5000m nữ vào chiều cùng ngày. Nội dung này có 9 VĐV đến từ Philippines, Singapore, Myanmar, Lào, Campuchia tranh tài, trong đó ngoài Nguyễn Thị Oanh có thêm 1 VĐV của Việt Nam là Phạm Thị Hồng Lệ. Nguyễn Thị Oanh cũng là ĐKVĐ nội dung này, cô còn hứa hẹn phá kỷ lục SEA Games tồn tại 15 năm qua do Triyaningsih (Indonesia) lập ở SEA Games năm 2007 với thành tích 15 phút 54 giây 32. Ở giải vô địch quốc gia 2021, Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục QG tồn tại 19 năm với thành tích 15 phút 53 giây 48. Đó là cơ sở để giới chuyên môn tin tưởng cô gái vàng điền kinh Việt Nam phá vỡ kỷ lục SEA Games 31 trên sân nhà.

Ngoài ngôi sao số 1 Nguyễn Thị Oanh, điền kinh Việt Nam còn kỳ vọng tranh chấp HCV ở nội dung 1.500m của Trần Văn Đảng. Anh thay thế đàn anh Dương Văn Thái cho nhiệm vụ bảo vệ HCV trước sự cạnh tranh của 12 VĐV còn lại, trong đó đối thủ chính đến từ Thái Lan, Philippines. Nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x400m (2 nam, 2 nữ), Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Trần Nhật Hoàng, Trần Đình Sơn cũng quyết tâm bảo vệ HCV đoạt được 3 năm về trước.

Ở môn bơi lội tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình, nam kình ngư số 1 Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng thi đấu nội dung chung kết 1.500m tự do ngày thi đấu đầu tiên diễn ra lúc 18 giờ. Anh cùng đồng đội Nguyễn Hữu Kim Sơn so tài với 5 đối thủ đến từ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Huy Hoàng đang là ĐKVĐ nội dung này với thành tích 14 phút 58 giây 14 cũng là kỷ lục SEA Games. Với đẳng cấp vượt trội so với các đối thủ trong khu vực, Huy Hoàng hứa hẹn làm dậy sóng đường đua xanh không những bảo vệ HCV mà còn phá kỷ lục của chính mình. Ngoài Huy Hoàng, tuyển bơi lội Việt Nam còn trông chờ vào sự bùng nổ của Phạm Thanh Bảo ở 100m bướm nam, Lê Nguyễn Paul ở 100m ngửa, Lê Thị Mỹ Thảo ở 200m bướm nữ cùng đội tiếp sức 4x400m tự do.

Video liên quan

Chủ đề