Món ăn dễ tiêu cho người đau dạ dày

Món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày là gì là câu hỏi thường gặp ở những người đang điều trị đau dạ dày. Để tìm hiểu rõ hơn về người đau dạ dày cần kiêng ăn gì và làm sao để hạn chế những cơn đau tái phát các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây

Ngày nay số người bị đau dạ dày có xu hướng gia tăng và nguyên nhân chủ yếu do ăn nhanh, ăn vội vàng, ăn những món ăn không tốt cho dạ dày, nhai không kỹ,… Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày. Chính vì vậy mà bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Và triệu chứng đau dạ dày cũng thường không dễ để nhận biết chính xác.

Món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Các loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày (ảnh minh họa)

Để điều trị và phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả bạn cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ, ăn các món tốt cho người đau dạ dày như:

Ăn thức ăn mềm

Các món hầm, cháo, canh… giúp cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng và tránh bắt dạ dày phải làm việc nhiều khi đang bị tổn thương.

Ăn các loại thực phẩm giúp hút axit trong dạ dày

Các loại thực phẩm hút axit giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày như: bột sắn, bánh xốp, bánh mỳ, bánh quy, gạo nếp,…

Nên ăn nhiều rau củ tươi

Ăn các loại rau củ tươi, các loại họ cải như rau cải, bắp cải… vì chúng cung cấp nhiều vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ bị viêm loét một cách nhanh chóng.

Bổ sung 1 hộp sữa chua mỗi ngày

Sữa chua được xem là loại thức ăn dành cho người đau dạ dày, việc bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho cơ thể, vì vậy mỗi ngày bạn nên ăn 1 hộp sữa chua.

Ăn các loại đạm dễ tiêu

Ngoài ra để tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn thì cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm nhưng là đạm dễ tiêu như cá, thịt nạc thăn, tôm… và nên chế biến hấp hoặc luộc thay vì chiên, rán. Tránh những thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay, nóng, nhiều đường… vì những thực phẩm này thường gây khó tiêu, khó chịu cho dạ dày và ruột. Hạn chế ăn thực phẩm ngâm muối như thịt hun khói, thịt ướp, cá muối, rau, cà, dưa muối… cần hạn chế vì các thực phẩm này làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Không sử dụng rượu bia hay chất kích thích.

Một số lưu ý khác cho người đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày tuy phổ biến nhưng lại là bệnh có thể phòng ngừa, vì vậy hãy ăn những món ăn tốt nhất cho dạ dày, thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đặc biệt để hạn chế các nguy cơ về bệnh dạ dày. Ngoài ăn những món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày, thì người bệnh cũng cần kết hợp với lối sinh hoạt khoa học:

Ăn uống điều độ, khoa học

Ăn uống điều độ, đúng giờ, có định lượng không nên ăn quá no hoặc quá đói. Không nên vừa ăn vừa uống, tốt nhất nên uống một cốc nước trước khi ăn 30 phút.

Không nên ăn trước khi đi ngủ, nếu đói bụng bạn có thể uống một ly sữa ấm vừa có tác dụng xoa dịu, bảo vệ dạ dày, vừa giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày, hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Không hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích.

Thường xuyên ăn uống vội vàng, vừa ăn vừa làm việc cũng có thể dẫn đến đau dạ dày (ảnh minh họa)

Không nên làm việc ngay sau khi ăn

Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng 30 phút sau bữa ăn vì lúc này cơ thể đang tập trung để tiêu hóa thức ăn, nếu bạn có những hoạt động khác thì sẽ khiến cho dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.

Luôn giữ tâm lý thoải mái

Bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ chính là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh đau dạ dày cũng như rất nhiều bệnh lý khác.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống

Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày.

Đi khám khi có những triệu chứng đau dạ dày để có biện pháp điều trị và được tư vấn các biện pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đau dạ dày như: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị,… cần đi khám và nội soi dạ dày để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý dạ dày.

Loét bao tử hay loét dạ dày không còn là căn bệnh xa lạ đối với tất cả chúng ta khi mà tỷ lệ những người bị bệnh trong đời sống hiện đại ngày nay vẫn đang tiếp tục gia tăng ở mọi lứa tuổi và giới tính. Vậy những người bị loét bao tử cần xây dựng một thực đơn ăn uống ra sao để cải thiện được các triệu chứng của bệnh?

1. Những món người bị loét bao tử nên ăn

Thực đơn cho buổi sáng:

Bữa sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ riêng đối với người bị loét bao tử mà còn đối với tất cả mọi người. Bạn có thể tham khảo 7 thực đơn bữa sáng sau đây vừa ngon miệng lại rất tốt cho bệnh loét bao tử:

  • Thực đơn 1: 1 tô cháo thịt bằm ninh nhừ, 1 hũ sữa chua và 1 ly nước ép trái cây;

  • Thực đơn 2: 1 quả chuối, 1 bánh mì kẹp thịt, 1 cốc sữa;

  • Thực đơn 3: 1 bát cháo cá thu nấu nhừ, 1 hũ sữa chua, 1 cốc nước hoa quả;

  • Thực đơn 4: 1 bát súp thịt nạc, 1 ly nước hoa quả, 1 quả táo;

  • Thực đơn 5: 1 bát súp bí ngô và 1 ly sữa chua;

  • Thực đơn 6: 1 bát ngũ cốc, 1 hũ sữa chua và 1 cốc sữa;

  • Thực đơn 7: 1 bát cháo bí ngô thịt bằm, 1 đĩa đu đu nhỏ, 1 cốc nước trái cây.

Một bát cháo nhuyễn sẽ rất thích hợp cho bữa sáng của người bị loét bao tử

Thực đơn cho bữa trưa và buổi tối:

  • Bổ sung thêm nhiều ra xanh và chất xơ trong bữa ăn. Những loại rau củ chứa rất nhiều chất diệp lục sẽ giúp tái tạo các thương tổn, làm sạch dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại rau tốt cho người bị loét bao tử gồm có: đậu hà lan, rau cải, súp lơ, rau mồng tơi,...;

  • Nhóm thực phẩm dễ tiêu hoá : mặc dù cơ thể chúng ta rất cần một lượng lớn protein, chất béo và chất xơ để duy trì hoạt động sống nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều loại thức ăn chứa các chất này sẽ dễ gây khó tiêu, gia tăng gánh nặng lên dạ dày. Vì thế, những người bị loét bao tử nên ưu tiên chọn các thức ăn có phần dễ tiêu nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng như cháo hầm xương, khoai tây, khoai lang, cá hồi, bánh mì nướng, thịt gà, trứng gà,...;

  • Nên bổ sung gừng và nghệ làm gia vị trong các bữa ăn vì gừng và nghệ có công dụng kháng viêm, ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn HP - một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra nghệ còn giúp làm liền các mô sẹo, vết thương trong niêm mạc dạ dày;

  • Một số loại trái cây người bị loét bao tử nên đưa vào thực đơn bữa trưa và bữa tối (nên ăn lúc no và cách tầm 30 phút sau ăn): đu đủ, táo, chuối chín, bơ, dưa chuột, dưa hấu,...

2. Loét bao tử nên kiêng những món ăn gì?

Bên cạnh thực đơn được khuyên áp dụng đối với các bệnh nhân đau dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý tới nhóm những thực phẩm nên kiêng khem. Bởi vì nếu trót “nghiện ngập" những món ăn sau đây sẽ càng làm cho tình trạng viêm loét bao tử trở nên nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm.

  • Nên tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo vì như đã đề cập ở trên, nhóm thực phẩm này dễ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu và gây ra các hệ luỵ khác đối với sức khỏe như béo phì, mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp,...;

  • Không ăn các thực phẩm có tính chất axit cao như dòng trái cây họ nhà cam, quýt, bưởi, nhót, cóc, chanh, khế, cà chua,... Do chúng sẽ kích thích niêm mạc tăng tiết axit và làm cho các vết loét lan rộng hơn;

  • Tránh ăn các đồ ăn cay nóng gây tổn thương cho bao tử. Đại diện các món nên kiêng đứng đầu trong danh sách này đó là: ớt và các sản phẩm chế biến từ ớt, hạt tiêu, sa tế,...;

Bổ sung nhiều rau xanh để dạ dày luôn khỏe bạn nhé!

  • Những món ăn khoái khẩu trong bữa cơm gia đình người Việt như dưa muối, hành ngâm,... cũng không nên có mặt trong thực đơn người bị đau dạ dày do chúng có thể gây đầy hơi, tăng tiết axit dịch vị không hề tốt cho sức khỏe người bệnh;

  • Đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai, cà phê, rượu bia,... cũng được khuyến cáo không nên dùng cho người bị loét bao tử;

  • Tránh tiêu thụ các đồ ăn hun khói và đồ chế biến sẵn như xúc xích, mì tôm, thịt nguội, lạp xưởng,... vì chúng thường gây khó tiêu và công đoạn sản xuất, chế biến ra những món ăn này thường gây tích tụ chất có hại cho dạ dày dễ dẫn tới ung thư dạ dày.

3. Bị loét bao tử nên chú ý những gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Ngoài việc áp dụng một thực đơn ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học cũng góp phần giúp gia tăng hiệu quả điều trị cho người bị loét bao tử. Vậy khi viêm dạ dày, bệnh nhân cần chú ý những gì?

  • Ăn uống đủ bữa và đúng giờ, không bỏ bữa, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày;

  • Không để bụng đói cồn cào, hoặc ăn quá no với nhiều thức ăn quá tiêu trong một bữa;

  • Sau mỗi lần ăn xong nên dành ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng để nghỉ ngơi, không vận động, bắt tay vào làm việc hay đi tắm gội ngay;

  • Không thức quá khuya và dậy quá muộn (tránh bỏ qua bữa sáng);

  • Giữ tinh thần tích cực, thoải mái, lạc quan, tránh stress quá độ dẫn tới đau dạ dày bằng cách nghe nhạc, đọc sách, xem phim, ngồi thiền hoặc vẽ,...;

  • Tập thể dục và vận động hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Nên hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ nếu không muốn dạ dày bị viêm loét

Trên đây là tổng hợp các món ăn người bị loét bao tử nên ghi nhớ để tự xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học hơn, kết hợp với điều trị bằng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng loét dạ dày.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám, chẩn đoán và xét nghiệm là một cơ sở y tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao và tận tâm, Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc công nghệ hiện đại giúp cho việc chẩn đoán đạt độ chính xác cao.

Đáng chú ý, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đang sở hữu 2 chứng chỉ công nhận năng lực xét nghiệm đạt chuẩn Quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe hay bệnh lý nào, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám ngay!

Video liên quan

Chủ đề