Mệnh giá ghi trên tiền giấy đang lưu hành tại Việt Nam thể hiện

Tìm hiểu về đồng tiền Việt Nam

  • 1. Đồng tiền Việt Nam là gì?
  • 2. Tiền mẫu, tiền lưu niệm
  • 2.1. Tiền mẫu là gì?
  • 2.2. Việc thiết kế, in, đúc, cấp và quản lý tiền mẫu
  • 2.3. Tiền lưu niệm là gì?
  • 2.4. Thiết kế, in, đúc tiền lưu niệm
  • 3. Bảo vệ đồng tiền

Cơ sở pháp lý

Hiến pháp năm 2013

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010

Quyết định số40/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý tiền mẫu, tiền lưu niệm”.

Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”.

1. Đồng tiền Việt Nam là gì?

Tiền là một trong bốh loại tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản) theo quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 105 về “Tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2015)

Tiền được sử dụng để tính giá trị, để dành tích luỹ, để dùng thanh toán, để làm kinh doanh, để mang cho vay, để đi trả nợ... và để dùng vào hầu hết các hoạt động của con ngưòi.

Ngoài ra, đồng tiền còn có vai trò đặc biệt quan trọng, ít nhiều thể hiện chủ quyền, vị thế, uy tín, biểu tượng, lịch sử của một quốc gia.

>> Xem thêm: Chính sách tiền tệ (MONETARY POLICY) là gì ? Đặc điểm, mục tiêu của chính sách tiền tệ

Hiến pháp năm 2013 quy định “Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định, đơn vị tiền của Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND” (trên thực tế hay bị viết nhầm thành VNĐ), một đồng bằng 10 hào, một hào bằng 10 xu.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại.

Năm 2020, đồng tiền Việt Nam có 12 loại mệnh giá khác nhau. Tiền giấy gồm 12 loại mệnh giá gồm 5 loại được in bằng polymer là 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000, 10.000; 7 loại in bằng cotton là 5.000, 2.000, 1.000, 500, 200 và 100 đồng; đồng tiền kim loại có 5 loại mệnh giá, gồm 5.000, 2.000, 1.000, 500, 200 (trùng với mệnh giá tiền giấy) đồng bằng hợp kim, thép mạ đồng thau và thép mạ niken (phát hành từ 2003 – 2004). Trước đó, đồng tiền kim loại được đúc bằng đồng và nhôm.

Mỗi đồng tiền thường chỉ được phát hành một lần, sau đó là in, đúc thêm nhiều lần có ghi các năm in, đúc khác nhau. Một số đồng tiền vẫn được lưu hành hợp pháp (như đồng 10.000 đồng màu đỏ, in bằng cotton hay đồng 50 đồng màu xanh in bằng cotton) nhưng lại không nằm trong số 12 đồng tiền nêu trên.

Mặt trước tất cả tiền giấy đểu có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này khác với đại đa số đồng tiền các nước in các hình ảnh khác nhau.

Cho đến năm 2020, tiền giấy có kích thưốc chiều rộng từ 59 - 65 mm, chiều dài từ 120 - 158 mm, tiền kim loại có đường kính từ 19 - 25,3 mm. Nhìn chung, kích thước đồng tiền tăng lên theo mệnh giá, ngoại trừ tiền giấy có 2 cặp 200 - 500 và 2.000 - 5.000 đồng bằng nhau; tiền kim loại có đồng 5.000 kích thước lớn hơn 10.000 đồng, đồng 200 và 500 đồng lớn hơn 1.000 đồng. Đồng tiền kim loại gần như không còn lưu thông trên thực tế.

2. Tiền mẫu, tiền lưu niệm

2.1. Tiền mẫu là gì?

Tiền mẫu là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, có đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng như cấc loại tiền được Ngân hàng Nhà nước công bố lưu hành. Tiền mẫu được dùng làm chuẩn để đối chứng trong nghiệp vụ phát hành tiền, được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, bảo tàng, giới thiệu, sưu tập, lưu niệm và không có giá trị làm phương tiện thanh toán trong lưu thông.

2.2. Việc thiết kế, in, đúc, cấp và quản lý tiền mẫu

>> Xem thêm: Chính sách tài khóa là gì ? Khái quát về chính sách tài khóa ?

Thứ nhất, việc thiết kế, in, đúc tiền mẫu được thực hiện theo quy định như đối vối thiết kế, in, đúc tiền; riêng tiền giấy mẫu được in chữ “Tiền mẫu” và/hoặc chữ “Specimen”, ngoài 2 hàng số seri tượng trưng (ở vị trí tương ứng như đối với tiền giấy) gồm 2 chữ cái và các chữ số o”

Thứ hai, tiền mẫu được cấp cho các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; các đơn vị thuộc các bộ, ngành có liên quan trong công tác đấu tranh chống tiền giả và các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Thứ ba, tiền mẫu rách nát, hư hỏng trong quá trình sử dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, thu đổi (đổi lấy đồng tiền mẫu khác). Việc thu đổi được thực hiện cùng mệnh giá, cùng chủng loại và không thu phí.

Thứ tư, việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mẫu được thực hiện như đôì vối giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước thu hồi một phần hoặc toàn bộ số tiền mẫu đã cấp trong trường hợp: Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ lưu hành một hay nhiều loại tiền; các đốỉ tượng giao nộp theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2.3. Tiền lưu niệm là gì?

Tiền lưu niệm là đồng tiền tượng trưng không có giá trị làm phương tiện thanh toán, được phát hành cho mục đích sưu tập, lưu niệm.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Vì tiền mẫu và tiền lưu niệm không có giá trị làm phương tiện thanh toán, nên không gọi là đổi tiền như đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hoặc đổi ngoại tệ, mà là giao dịch mua bán như đối với một loại tài sản đặc biệt.

2.4. Thiết kế, in, đúc tiền lưu niệm

>> Xem thêm: Tiền tệ là gì ? Các chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ?

Việc thiết kế, in, đúc và quản lý tiền lưu niệm được quy định như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hoặc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để thiết kế, in, đúc tiền lưu niệm;

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương phát hành tiền lưu niệm và cấp tiền lưu niệm cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

Thứ ba, việc bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền lưu niệm của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo các quy định của pháp luật như đôì vối bảo quản, vận chuyển, giao nhận, vận chuyển tiền.

Tiền mẫu, tiền lưu niệm được bán theo quy định như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước tổ chức bán tiền lưu niệm theo hợp đồng với các đốì tác thiết kế, in, đúc tiền lưu niệm;

Thứ hai, căn cứ mục đích, nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân và số lượng tiền mẫu, tiền lưu niệm hiện có, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sô' lượng tiền mẫu, tiền lưu niệm bán cho cấc tổ chức, cá nhân;

Thứ ba, trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương thức, giá bán tiền mẫu, tiền lưu niệm. Đối với tiền mẫu, giá bán tiền mẫu không thấp hơn mệnh giá.

Tiền mẫu được in, đúc trùng với hình thức và mệnh giá của đồng tiền thật đang lưu hành (trừ các yếu tố để phân biệt và quản lý tiền mẫu); còn tiền lưu niệm thì chỉ mô phỏng giống với tiền thật.

Ngân hàng Nhà nước đã hai lần phát hành tiền lưu niệm. Lần thứ nhất phát hành tờ 50 đồng vào tháng 5/2001, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngân hàng Nhà nước. Lần thứ hai phát hành tờ 100 đồng vào tháng 4/2016 nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước. Đồng tiền lưu niệm này được bán với giá 20.000 đồng loại rời và 25.000 đồng loại có phong bao, kèm theo chú thích song ngữ Việt - Anh.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng năm 2022 có gì mới ?

Việc thu hồi chỉ được đặt ra đối với tiền mẫu được cấp mà không được đặt ra đối với tiền mẫu và tiền lưu niệm đã bán.

Năm 1999, pháp luật còn quy định tiền đình chỉ lưu hành cũng có thể bán cho các đốitượng có nhu cầu và phải được đóng dấu “Đình chỉ lưu hành” ở mặt trước để phân biệt với các loại tiền đang lưu hành.

3. Bảo vệ đồng tiền

Thưa luật sư, tôi có gửi xe tại một tòa nhà có bảo vệ trông. Khi tôi lấy xe và gửi tiền trông xe thì có đưa cho bảo vệ tiền mệnh giá 500 đồng. Nhưng bảo vệ nói với tôi là không lấy tiền này, giờ không ai nhận tiền này đâu. Vậy luật sư cho tôi hỏi bảo vệ nói vậy có đúng không? Nếu tiền mà không ai nhận thì nhà nước phải thu hồi chứ tại sao có in mà lại không dung ạ? Rất mong được luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!

Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ đồng tiền như sau:

1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông là một trong những hành vi bị cấm tuy nhiên lại chưa có chế tài xử phạt.

Trên thực tế việc từ chối nhận đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, nhất là tiền kim loại và tiền giấy mệnh giá nhỏ từ 1 đến 500 đồng, diễn ra một cách phổ biến;

Đồng tiền quốc gia luôn được pháp luật bảo vệ một cách chặt chẽ. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định xử lý các hành vi liên quan đến đồng tiền tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;

c) Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

>> Xem thêm: Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì ? Chức năng, quá trình phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế

Như vậy, pháp luật Ngân hàng Việt Nam cũng đã quy định rất chi tiết và cụ thể về đồng tiền Việt Nam, Các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm và các chế tài xử phạt để bảo vệ đồng tiền Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung " Đồng tiền Việt Nam, tiền mẫu, tiền lưu niệm và bảo vệ đồng tiền".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận tư vấn pháp luật Ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê