Mẫu ngữ pháp có thể trong tiếng Nhật

Mẫu câu này diễn đạt khả năng làm việc gì đó.

Cấu trúc: [Động từ thể từ điển] + こと + が + できる: Có thể làm gì

Ví dụ:

  1. 英語 (えいご) を話す (はなす) ことができます。Tôi có thể nói tiếng Anh.
  2. すしを食べることができる。Tôi có thể ăn sushi.
  3. 漢字(かんじ)を書く (かく)ことができます。Tôi có thể viết kanji.

Thể phủ định:  [Động từ thể từ điển] + こと + が + できない: Không thể làm gì

Ví dụ:

  1. 英語 (えいご) を話す (はなす) ことができません。Tôi không thể nói tiếng Anh.
  2. すしを食べることができない。Tôi không thể ăn sushi.
  3. 漢字(かんじ)を書く (かく)ことができません。Tôi không thể viết kanji.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới

Tác giả Kae

Mình là người lập ra BiKae và là người viết phần lớn nội dung đăng trên BiKae. Mình đã ở Nhật gần 10 năm, hiện đang sống ở Tokyo và dạy tiếng Anh tại trường đại học Waseda. Những bài viết trên BiKae h...xem thêm

Skip to content

Chúng ta đã học một mẫu câu chỉ khả năng là ~ことができる. Trong bài này, chúng ta sẽ học cách chia động từ thể khả năng hay 可能形 (かのうけい).

Cách chia động từ thể khả năng:

1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi  う → える (u → eru)

  • 書く (かく) → 書ける (viết)
  • 話す (はなす) → 話せる (nói, kể chuyện)
  • 会う (あう) → 会える (gặp)

2. Động từ nhóm 2: Chuyển る → られる (Đôi khi 「ら」được lược bỏ và chỉ dùng 「れる」)

  • 食べる (たべる) → 食べられる (ăn) (食べれる)
  • 見る (みる) → 見られる (nhìn, xem) (見れる)
  • 借りる (かりる) → 借りられる (vay, mượn) (借りれる)

3. Động từ nhóm 3 (Bất quy tắc):

  • する → できる、 来る (くる) → こられる

* Không dùng thể khả năng với 2 động từ : 分かる (わかる: hiểu) và 知る (しる: biết) vì bản thân hai động từ này đã hàm nghĩa chỉ khả năng:  分けれる、知れる

Cấu trúc của thể khả năng:

  • [Danh từ] + が(thay cho を) + động từ thể khả năng: Có thể làm gì đó 

Ví dụ:

  1. 私は漢字が書けます。Tôi có thể viết được kanji. (漢字: kanji)
  2. 彼(かれ)はさしみが 食べられます。Anh ấy ăn được sashimi. (Sashimi: món hải sản sống của Nhật)
  3. 英語 (えいご)が 話せません。Tôi không nói được tiếng Anh.
  4. あさ1時まで、勉強(べんきょう)できます。Tôi có thể học đến 1h sáng.
  5. 今日のパーティーに 来られない。Tôi không thể đến buổi tiệc hôm nay.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới

Tác giả Kae

Mình là người lập ra BiKae và là người viết phần lớn nội dung đăng trên BiKae. Mình đã ở Nhật gần 10 năm, hiện đang sống ở Tokyo và dạy tiếng Anh tại trường đại học Waseda. Những bài viết trên BiKae h...xem thêm

Trong bài viết này, DORA sẽ giới thiệu tới các bạn một mẫu ngữ pháp tiếng Nhật hay dùng đó là Thể sai khiến 使役形 (しえきけい) . Đây là mẫu ngữ pháp tiếng nhật sơ cấp trong bài 48 của giáo trình Minna no Nihongo. Hãy cùng DORA tìm hiểu cách dùng của mẫu ngữ pháp tiếng Nhật N4 này nhé.

1. Cách chia động từ thể sai khiến

+) Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → あ + せる
Ví dụ:
飲む(のむ)→ 飲ませる
遊ぶ(あそぶ) → 遊ばせる
話す(はなす)→ 話させる
動きる(うごきる) → 動かせる
書く(かく)→ 書かせる
+) Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る → させる
Ví dụ:
食べる(たべる)→ 食べさせる
浴びる(あびる) → 浴びさせる
見る(みる)→ 見させる
開ける(あける)
起きる(おきる)→ 起きさせる
+) Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)
する → させる
来る(くる)→ 来させる(こさせる)

2. Cách dùng ngữ pháp tiếng Nhật thể sai khiến

Diễn tả sự cho phép hoặc bắt buộc ai đó làm gì
+) Trường hợp có 1 tân ngữ : N1 は N2 を + Động từ thể sai khiến
+) Trường hợp có 2 tân ngữ : N1 は N2 に N3 を + Động từ thể sai khiến

Ví dụ
1) 母は私に買い物を買わせる。
(Haha wa watashi ni kaimono wo kawaseru.)
→ Mẹ bắt tôi đi mua đồ.
2) 授業中, 教師は学生に携帯電話を使わせません。
(Jugyou chuu kyoushi wa gakusei ni keitaidenwa wo tsukawasemasen.)
→ Trong giờ học, giáo viên không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động.
3) 父は私に友達と海外旅行をさせる。
(Chichi wa watashi ni tomodachi to kaigairyokou wo saseru.)
→ Bố cho phép tôi đi du lịch nước ngoài với bạn.
4) 両親は彼女に好きじゃない人と結婚をさせます。
(Ryoushin wa kanojo ni sukijanai hito to kekkon wo sasemasu.)
→ Bố mẹ bắt cô ấy kết hôn với người cô ấy không thích.
5) おじいさんは子どもを遊ばせる。
(Ojiisan wa kodomo wo asobaseru.)
→ Người ông cho phép đứa trẻ đi chơi.
6) コーチは田中さんを走らせました。
(Kochi wa Tanaka san wo hashirasemashita.)
→ Huấn luyện viên bắt Tanaka chạy bộ.

3. Những cấu trúc liên quan đến ngữ pháp tiếng Nhật thể sai khiến

Ngữ pháp tiếng Nhật thể sai khiến ngoài những cách dùng cơ bản trên còn có một số mẫu ngữ pháp liên quan như sau

a) Làm cho ai đó có cảm xúc gì đó
N1 は N2 を + Động từ thể sai khiến ( Thường là động từ chỉ cảm xúc)
Ví dụ
1) 試験の点が悪いことは、母をがっかりさせた。
(Shiken no ten ga warui koto wa haha wo gakkarisaseta.)
→ Điểm kiểm tra kém khiến mẹ tôi rất thất vọng.
2)子供が飛び出すのは、私をびっくりさせた。
(Kodomo ga tobidasu no wa watashi wo bikkarisaseta.)
→ Đứa trẻ đột nhiên lao ra khiến tôi giật mình.
3)交通事故にあったことは両親を心配させる。
(koutsujiko ni atta koto wa ryoushin wo shinpaisaseru.)
→ Việc tôi gặp tai nạn giao thông khiến bố mẹ tôi rất lo lắng.

b) Thể sai khiến dạng て + ください: Hãy cho phép tôi làm …
Thể sai khiến dạng て + いただきます: Tôi xin phép được ….
1) すみません、 この帽子を見させてください。
(Sumimasen, kono boushi wo misasete kudasai.)
→ Xin lỗi, hãy cho tôi xem chiếc mũ này.
2) 一緒に聞かせてください。
(Isshoni kikasete kudasai.)
→ Cho tôi nghe cùng với.
3) これから、発表させていただきます。
(Korekara, happousasete itadakimasu.)
→ Sau đây tôi xin phép được phát biểu .
4) 今日の授業はベトナムの民放について話させていただきます。
(kyo no jugyou wa minpou nitsuite hanasasete itadakimasu.)
→ Giờ học ngày hôm nay, tôi xin phép được nói về luật dân sự tại Việt Nam.

4. Thể sai khiến bị động (使役受身: しえきうけみ) 

Trong tiếng nhật sơ cấp, chúng ta cũng đã được học mẫu ngữ pháp n4 thể bị động. Vậy thể sai khiến bị động có cách dùng thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cách dùng
Dạng sai khiến bị động diễn tả hành động bị bắt làm mặc dù không muốn.
Cấu trúc của thể bị động sai khiến là sự kết hợp giữa cấu trúc bị động và cấu trúc sai khiến.
Nhóm 1 :
飲む(のむ)→ 飲まされる/飲ませられる
Nhóm 2 :
食べる(たべる)→ 食べさせられる
話す(はなす)→ 話させられる
Nhóm 3 :
する → させられる
来る(くる)→ 来させられる
1) 私は母に宿題をたくさんさせられました。
(Watashi wa haha ni shukudai wo takusan saseraremashita.)
→ Tôi bị mẹ bắt làm rất nhiều bài tập.
2) ランさんは部長に外出張をさせられました。
(Ransan wa buchou ni gaishucchou wo saseraremashita.)
→Lan bị trưởng phòng bắt đi công tác nước ngoài.
3) 子供の時、両親に野菜を食べさせられました。
(Kodomonotoki, ryoushin ni yasai wo tabesaseraremashita.)
→ Hồi nhỏ, bố mẹ toàn bắt tôi ăn rau.

Như vậy, trong ngữ pháp tiếng nhật bài 48, chúng ta đã biết câu sai khiến diễn tả sự cho phép hoặc bắt buộc ai đó làm gì. Ngoài kết hợp được với các động từ chỉ cảm xúc, ください, thể sai khiến cũng kết hợp được với dạng bị động để tạo thành câu sai khiến bị động.

Hy vọng những chia sẻ của DORA về ngữ pháp tiếng Nhật thể sai khiến sẽ giúp các bạn học tập tốt.

Xem thêm

Ngữ pháp tiếng Nhật N4 – Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật