Mẫu đơn xin thi công công trình

Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng là gì? Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng? Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng chi tiết nhất? Một số quy định dừng việc xây dựng?

Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biện. Nếu việc xâu dừng vi phạm quy định pháp luật hoặc có tranh chấp thì người bị ảnh hưởng cần viết đơn đề nghị dừng việc xây dựng lại. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp về mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng là gì? 
  • 2 2. Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng chi tiết nhất:
  • 3 3. Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng chi tiết nhất:
  • 4 4. Một số quy định dừng việc xây dựng:
    • 4.1 4.1. Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng:
    • 4.2 4.2.Tranh chấp bồi thường thiệt hại do hành vi xây dựng gây sụt lún phải dừng xây dựng:
    • 4.3 4.3.Tranh chấp quyền sử dụng đất có phải dừng xây dựng không?
    • 4.4 4.4. Chấm dứt hợp đồng xây dựng:

Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng là mẫu văn bản được cá nhân lập ra để gửi tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị về việc dừng xây dựng. Khi việc xậy dựng này ảnh hưởng đến người khác hoặc làm hư hại đến tài sản, mà cá nhân có nhu cầu muốn dừng việc xây dựng vì một lý do nào đó như tiếng ồn, quá trình xử lý rác xây dựng, khói bụi, sinh hoạt,… Vì vậy, việc đưa đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng là cần thiết. thì nộp đơn đề nghị dừng việc xậy dựng này lại.

Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng thể hiện mong muốn của cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị dừng việc xây dựng. Và đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để thực hiện dựng việc xây dựng, sửa chữa chữa các công trình nhà ở hoặc công trình khác bởi bị để bảo vệ quyền lợi của những người xung quanh.

Việc xây dựng, sửa chữa các công trình nhà ở hoặc công trình khác thường phải được cấp phép của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kể cả đã được cấp phép, việc xây dựng ở một khía cạnh nào đó vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi được bảo vệ của những người xung quanh. Điển hình như tiếng ồn, quá trình xử lý rác xây dựng, khói bụi, sinh hoạt,… Vì vậy, việc đưa đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng là cần thiết.

2. Mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng chi tiết nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

 …, ngày…tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỪNG XÂY DỰNG

Kính gửi: UBND Xã …. Huyện …Tỉnh …

Tôi tên là: … Sinh năm …

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: …

Cấp ngày … tháng … năm … tại …

Địa chỉ: …

Xin trình bày sự việc như sau:

Ngày … tháng … năm …, gia đình bà …. – là hàng xóm ngay cạnh nhà tôi , trú tại số … có tu sửa lại căn nhà … do sau nhiều năm sử dụng căn nhà. Tuy nhiên gia đình bà ….. tu sửa căn nhà này lại không có được sự thống nhất của các hộ dân xung quanh dẫn đến việc gây mất trật tự, an toàn, vệ sinh nghiêm trọng. Đặc biệt, trong quá trình tu sửa , gia đình bà …. đã làm đổ tường nhà tôi gây phá vỡ kết cấu xây dựng của căn nhà. Tôi đã sang nhà bà …. để yêu cầu bà … dừng việc tu sửa căn nhà. Tuy nhiên, bà …. đã không đồng ý và tiếp tục thực hiện hoạt động tu sửa.

Xét thấy các hành vi của gia đình bà …. là vi phạm các quy định của pháp luật và quyền lợi của gia đình tôi cũng như các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng.

Tôi đề nghị ông … – Chủ tịch UBND …

– Yêu cầu gia đình bà ……..tháo dỡ công trình vi phạm;

Xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị dừng việc xây dựng chi tiết nhất:

Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đơn đề nghị dừng việc xây dựng

Họ, tên và địa chỉ của người đề nghị dừng việc xây dựng :

-Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc yêu cầu thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;

-Nếu là người được ủy quyền đề nghị dừng việc xây dựng thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

Nếu người đề nghị dừng việc xây dựng  không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân..

Ghi tóm tắt nội dung đề nghị dừng việc xây dựng; ghi rõ cơ sở của việc đề nghị dừng việc xây dựng; yêu cầu giải quyết đề nghị dừng việc xây dựng.

4. Một số quy định dừng việc xây dựng:

4.1. Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng:

Thẩm quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong động xây dựng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:

Một là, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình;

Hai là, Giám đốc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trên địa bàn. Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình;

Ba là, Thủ trưởng cơ quan quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc khắc phục của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng; quyết định cho phép tiếp tục thi công bằng văn bản sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu có báo cáo về việc khắc phục các tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn của công trình.

Như vậy, theo quy định của điều luật trên thì Thủ trưởng cơ quan quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình khi Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Giám đốc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trên địa bàn Giám đốc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trên địa bàn

4.2.Tranh chấp bồi thường thiệt hại do hành vi xây dựng gây sụt lún phải dừng xây dựng:

Các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật xây dựng 2014. Theo quy định tại khoản 2 điều 15 luật xây dựng 2014, chủ sở hữu công trình xây dựng phải tạm dừng xây dựng công trình trong trường hợp khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn. Cụ thể là các hành vi theo quy định tại điều 15 nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

Thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo;

Thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng trường hợp cấp phép xây dựng mới;

Thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác;

Thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng

Theo câu hỏi của bạn nếu có đơn tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc xây dựng vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận thì phải tạm dừng thi công xây dựng công trình theo quy định tại điều 3 thông tư 03/2018/TT-BXD. Bên vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận và đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại tức là bên vi phạm đã chuyển đủ số tiền bồi thường thiệt hại vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Như vậy, bản chất của việc dừng thi công xây dựng là để giải quyết tranh chấp.

4.3.Tranh chấp quyền sử dụng đất có phải dừng xây dựng không?

Theo luật đất đai, người sử dụng đất có quyền xây dựng công trình phù hợp với mục đích sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khi chưa có bản án có hiệu lực xác định ai là người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu công trình vẫn được phép xây dựng mà không bị hạn chế. Trừ trường hợp có đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án nhân dân để bảo vệ tài sản theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự 2015: Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

Tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng

-Các tình huống được tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, quyền được tạm dừng; trình tự thủ tục tạm dừng, mức đền bù thiệt hại do tạm dừng phải được bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

-Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau:

+Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

+Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 10 Điều 19 Nghị định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện.

-Trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trước 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện; bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trường hợp, bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.

4.4. Chấm dứt hợp đồng xây dựng:

Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt hợp đồng; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan.

Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều này.

Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.