Mang thai 3 tháng đầu uống trà sữa được không

Trà sữa là thức uống phổ biến hiện nay, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, lại có nhiều tranh cãi, nghi vấn xoay quanh hàm lượng dinh dưỡng cũng như tác hại của trà sữa với sức khỏe. Điển hình như bà bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Mẹ bầu không nên uống trà sữa ở 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ. Vì trà sữa chủ yếu làm từ hương liệu, bột pha màu, bột trà, kem béo,… có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Vậy bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?

Dùng quá nhiều trà sữa trong 3 tháng đầu sẽ khiến cơ thể mẹ bầu và thai nhi bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, hàm lượng đường cao của trà sữa còn tiềm ẩn nguy cơ khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, tiền sản giật,…

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống trà sữa

Tại sao bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên uống trà sữa?

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất không nên uống trà sữa. Để biết được trà sữa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu ra sao, chúng ta hãy cùng xem xét thành phần chính của loại thức uống này nhé.

Thành phần chính của trà sữa

Trà

Loại trà thường được sử dụng là trà ô long, trà trắng, trà xanh và trà đen. Nếu dùng những loại trà này đúng cách sẽ mang đến lợi ích cho sức khỏe. Vì chúng chứa nhiều dưỡng chất chống Oxy hóa, có công dụng ngăn ngừa ung thư và chống viêm. Tuy nhiên, để hương vị trà thu hút khách hàng, người bán thường tẩm thêm hương liệu như sen, nhài,… Và nếu chúng không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì những hương liệu này tiềm ẩn nguy cơ chứa hóa chất độc hại.

Sữa

Nếu trà sữa pha sữa đặc, sữa tươi thì sẽ cung cấp Vitamin, Canxi và Protein tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cửa hàng trà sữa nào cũng dùng những loại sữa kể trên. Thay vào đó, người bán thường dùng kem béo. Kem béo có thành phần chủ yếu là dầu thực vật Hydro hóa, không chứa dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe. Thai phụ dùng quá nhiều có thể làm giảm Cholesterol tốt, tăng Cholesterol xấu, tắc mạch máu,… Từ đó khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ bị bệnh về tim mạch, tăng huyết áp,…

Trân châu

Trân châu là topping quen thuộc thường có trong trà sữa. Chủ yếu làm từ tinh bột sắn hoặc tinh bột lọc, hương liệu thực phẩm và đường cô đặc. Những chất này không có lợi ích gì cho sức khỏe. Một số nơi trân châu có thể chứa Protein và chất xơ, nhưng hàm lượng chỉ dưới 1%.

Mẹ bầu ăn trân châu sẽ cảm thấy no, không muốn dùng thêm thực phẩm khác hữu ích cho sức khỏe. Thậm chí trên thị trường còn có những loại trân châu làm từ hóa chất gây hại cho sức khỏe. Nếu thai phụ ăn nhiều trân châu không rõ nguồn gốc sẽ vô tình nạp vào cơ thể hóa chất nguy hại, ảnh hưởng đến thể trạng của bản thân và em bé.

Đường

Lượng đường tiêu thụ mỗi ngày cho một người chỉ nên dao động trong khoảng 40 – 50 gam. Tuy nhiên, trong 1 ly trà sữa hàm lượng đường còn cao hơn hạn mức trên. Ước tính 1 ly trà sữa trân châu có 105,5 gam đường, trà sữa trân châu đường nâu chứa 92,5 gam đường,… Nếu thai phụ uống 1 ly trà sữa, lượng đường hấp thụ trong ngày sẽ có khả năng vượt định mức cho phép.

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Với phân tích về thành phần của trà sữa ở trên đã cho thấy việc mẹ bầu 3 tháng đầu uống trà sữa không được khuyến khích. Vậy trà sữa có ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu?

Thành phần của trà sữa không có nhiều dưỡng chất

Ảnh hưởng của trà sữa đến mẹ bầu

Gây béo phì

Thành phần chủ yếu của trà sữa là bột trà, đường, kem béo, hương liệu và các chất phụ gia. Hàm lượng calo của những thành phần này đều rất lớn. Theo các chuyên gia, 1 ly trà sữa size M 500 ml trung bình chứa khoảng 500 calo. Thế mẹ bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất uống trà sữa có thể bị dư thừa năng lượng, dẫn đến chứng béo phì. Điều này vô cùng nguy hiểm, vì có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, em bé quá lớn,…

Thiếu sắt

Để cơ thể hấp thụ tối đa chất Sắt đòi hỏi phải có môi trường Axit ổn định. Thế nhưng trà sữa lại có chất kiềm làm trung hòa Axit dạ dày, khiến quá trình hấp thụ Sắt bị cản trở. Do đó, thai phụ 3 tháng đầu uống trà sữa có nguy cơ bị thiếu Sắt, làm cơ thể mỏi mệt, buồn ngủ, sinh em bé ra nhẹ cân,…

Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Lượng đường của 1 ly trà sữa thường vượt mức cho phép trong ngày. Thai phụ uống trà sữa có nguy cơ bị tiểu đường. Từ đó mẹ bầu có khả năng bị đa ối, tăng huyết áp,… thậm chí gây dị tật thai nhi bẩm sinh.

Các thức uống tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia thai phụ không nên uống trà sữa. Vậy mẹ bầu 3 tháng nên uống loại trà nào để mang đến lợi ích cho sức khỏe? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tham khảo nhé:

Trà chanh gừng

Chanh chứa nhiều Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Theo Đông y, gừng có công dụng phát hãn, tán hàn ôn trung, làm ấm tỳ vị, chống buồn nôn giúp triệu chứng ốm nghén giảm bớt.

  • Nguyên liệu: 2 gói trà túi lọc, 1 lít nước sôi, 1 nhánh gừng, 1 quả chanh, 1 – 2 thìa mật ong.
  • Cách pha: Rửa sạch gừng, cạo bỏ vỏ và bào nhuyễn ra. Thái 2 – 3 lát mỏng chanh, phần còn lại thì vắt ra lấy nước cốt. Cho gừng bào nhuyễn vô ly, đổ nước sôi vào, thêm trà túi lọc và ngâm từ 7 – 10 phút. Cho mật ong với nước cốt chanh vào, có thể tùy chỉnh theo khẩu vị.

Lưu ý: Dù trà chanh gừng hữu ích cho sức khỏe nhưng thai phụ đừng quá lạm dụng. Mỗi ngày thai phụ không nên dùng quá 1 gam gừng. Ngoài ra, mẹ bầu mắc bệnh dạ dày cũng cần hạn chế. Vì Axit trong chanh có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa Magie, Canxi giúp thai phụ hạn chế tình trạng phù nề và cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác buồn nôn hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 10 gam hoa cúc chi khô nguyên bông, 10 ml mật ong, vài quả táo đỏ và kỷ tử, 200 ml nước đun sôi.
  • Cách pha: Hoa cúc không cần phải rửa sạch nếu sấy lạnh. Cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ vào ấm. Đun sôi 200 ml nước khoảng 90 độ. Khoảng 2 – 3 phút sau thì thêm mật ong vào. Đợi 5 phút nữa thì có thể thưởng thức trà.

Lưu ý: Thai phụ nên mua trà ở địa chỉ uy tín. Mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng 15 gam/lần. Vì lạm dụng có thể gây dị ứng da, rối loạn tiêu hóa,…

Trà hoa cúc giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

Trà bạc hà

Trà bạc hà có khả năng làm giảm triệu chứng ốm nghén. Hoạt chất Adaptogenic của bạc hà hỗ trợ điều chỉnh nồng độ Cortisol trong máu. Từ đó giúp thai phụ giảm bớt căng thẳng. Lá bạc hà cũng sở hữu lượng lớn Vitamin, khoáng chất như Kali, Sắt,… rất hữu ích cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.

  • Nguyên liệu: 1 gam lá bạc hà, 150 ml nước lọc, 1 quả chanh, 1 thìa mật ong.
  • Cách pha: Rửa sạch lá bạc hà, ngâm trong nước ấm khoảng vài phút. Cho 150 ml nước và lá bạc hà vào nồi đun sôi khoảng 90 độ thì tắt bếp. Lọc bỏ phần lá và thêm mật ong, nước cốt chanh vào, có thể điều chỉnh theo khẩu vị.

Lưu ý: Mẹ bầu không nên lạm dụng trà bạc hà vì có thể gây tiêu chảy, chuột rút, buồn ngủ,… Mỗi ngày thai phụ không nên uống quá 1 tách trà và chỉ cần dùng 1 gam lá bạc là để pha.

Trà đậu đỏ

Đậu đỏ rất giàu chất xơ, Vitamin B1, B6, Sắt,… Do đó thai phụ 3 tháng đầu uống trà đậu đỏ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, nhuận tràng, giảm mệt mỏi và ổn định huyết áp.

  • Nguyên liệu: 100 gam đậu đỏ, 1 lít nước lọc.
  • Cách pha: Rửa sạch đậu đỏ, bỏ đi hạt lép. Rang đậu đều tay đến khi có mùi thơm, để nguội rồi cho vào nồi nước. Đun đến khi đậu mềm thì lọc lấy nước. Để hương vị thanh ngọt hơn, bạn có thể cho thêm ít đường phèn.

Lưu ý: Đậu đỏ là thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Do đó nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng thì không nên dùng. Ngoài ra, đậu đỏ có hàm lượng đường khá lớn. Thế nên mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh cho thêm đường phèn vào trà.

Trà đậu đỏ mang đến cho sức khỏe mẹ bầu nhiều lợi ích

Video liên quan

Chủ đề