Ma cau ở đâu

Macao Mặc dù Hội Tam Hoàng không còn lộng hành như trước, người ta tin rằng những băng đảng vẫn hoạt động trong sòng bạc VIP của thành phố.

Trước khoản lợi nhuận khổng lồ từ kinh doanh sòng bài, Macau dành toàn bộ đất đai để xây dựng casino và khách sạn thay vì nhà ở cho những người nghèo khó.

Gần 2 thập kỷ trước, Dubai trông nhỏ bé và đơn sơ, chỉ như một vùng đất khô cằn đầy nắng, gió, cát bụi bên bờ biển vịnh Ba Tư.

Khách sạn The 13 được mệnh danh là “sang trọng bậc nhất” với phòng tắm làm từ kính màu, bồn tắm La Mã lát đá cẩm thạch và những chiếc xe Rolls-Royce Phantom luôn sẵn sàng đưa đón khách.

Khách sạn The 13 chuẩn bị khai trương mùa hè này có kinh phí đầu tư xây dựng lên tới 1,4 tỉ USD.

Các gia đình có thể mua sắm trong Macau Creations, trải nghiệm những trò mạo hiểm trên tháp Macau hoặc ra bãi biển Choec để chơi xây lâu đài cát với trẻ em.

Ẩm thực Macau vừa có những món châu Á như cháo yến mạch cua, mì trứng tôm lẫn nguồn gốc nước ngoài như bánh trứng, bánh mì kẹp thịt lợn.

Đại gia Lawrence Ho vừa làm điều không tưởng trong thị trường cờ bạc Trung Quốc: mở cửa sòng bạc kết hợp khu nghỉ dưỡng không có bàn đánh bạc cho khách VIP.

Các khách sạn casino ở Macau không chỉ là nơi để bạn thử vận may mà còn giúp nghỉ ngơi, thư giãn với nhiều loại hình giải trí phức hợp.

Tại tầng 3 khách sạn Venetian, Macau, du khách có thể trải nghiệm ngồi thuyền gondola lướt trên dòng sông Venice dưới bầu trời xanh nhân tạo.

Không chỉ có casino và phòng nghỉ, khách sạn sòng bài còn là nơi mang đến cho du khách nhiều dịch vụ giải trí như spa, rạp hát, nhà hàng và trung tâm mua sắm.

Từ Sydney, Texas đến Las Vegas, Paris... ở đâu có cộng đồng người Việt sinh sống, ở đó vẫn lưu giữ hương vị của tô phở thơm ngon. 

Không chỉ là chương trình đắt tiền nhất ở Macau (Trung Quốc) với khoản đầu tư lên đến 258 triệu USD, “The House of Dancing Water” còn là màn trình diễn nước lớn nhất trên thế giới.

Sự trầm mặc xen lẫn với sự trẻ trung, hiện đại đã tạo nên thành phố Macau hấp dẫn du khách như một thiên đường giải trí.

Hãy đến Hong Kong và buông mình ra khỏi Tháp Macau bằng cách tham gia vào trò chơi nhảy bungee, bạn sẽ “lao vun vút” từ độ cao 233 m.

Macao - trước đây được coi là hiện thân của những thứ phù phiếm “chết người”: cờ bạc, gái điếm, rửa tiền …. Nhưng có lẽ, hiếm vùng đất nào ở châu Á lại đặc biệt như nơi đây. Sự đặc biệt ấy chính là ở chỗ, nó mang lại cho người ta cái cảm giác bất ngờ một cách thích thú: rất lạ, mà cũng rất quen. Thật khó tìm thấy ở đâu trên thế giới lại có 1 vùng lãnh thổ nhỏ bé nhưng lại chứa được cả những không gian truyền thống đến đậm đặc lẫn những nét hiện đại, xa hoa đến mê hoặc như ở đây.

Macao vốn là một vùng duyên hải thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Khoảng giữa thế kỷ 16, với sự có mặt của những thương nhân người Bồ Đào Nha, vùng đất này trở thành một đầu mối giao thương, một điểm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ của cả khu vực. Năm 1887, Macao trở thành thuộc địa của đế quốc Bồ Đào Nha và được chuyển lại cho Trung Quốc vào năm 1999 nhưng được giữ quyền tự trị cao độ ít nhất là đến năm 2049.

Sau hơn một thập kỷ “trở về” với Trung Hoa đại lục, đến nay, dấu ấn của người Bồ vẫn còn khá sâu sắc, nhất là về kiến trúc, hệ thống hành chính, tên địa danh và tiền tệ. 

Bạn sẽ bất ngờ ngay từ khi đặt chân đến Macao. Những kè chắn sóng lớp nọ lớp kia như những con rắn biển khổng lồ, những cây cầu rất dài bắc qua biển, các con đường kiểu phương Tây rất sạch với những cái tên song ngữ tiếng Bồ và tiếng Quảng Đông, giao thông đi bên trái, những tòa cao ốc rực rỡ sắc mầu kiểu Hồng Kông xen lẫn những công trình đặc trưng của Châu Âu thế kỷ 19 nằm trên nền kiến trúc nhà thấp tầng đặc biệt của người Trung Hoa.

Một câu trả lời ngắn gọn là Đúng. Macau là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên câu chuyện lịch sử đầy đủ sẽ có nhiều sắc thái và phức tạp hơn một chút.

Giống như Hồng Kông bên kia biên giới, Macau có đơn vị tiền tệ riêng, hộ chiếu và hệ thống pháp lý hoàn toàn tách biệt với Trung Quốc Đại Lục. Thành phố này thậm chí còn có lá cờ riêng của nó. Ngoài các vấn đề đối ngoại, Macau chủ yếu hoạt động như một thành phố độc lập.

Trước năm 1999, Macau là một trong những thuộc địa cuối cùng của Bồ Đào Nha. Macau được xác định là thuộc địa lần đầu tiên vào năm 1557 và chủ yếu được sử dụng như một cảng giao dịch thương mại. Các linh mục người Bồ Đào Nha đã đến khu vực châu Á đầu tiên để truyền đạo Kitô giáo. Lịch sử 500 năm dưới sự cai trị của người Bồ Đào Nha đã để lại một di sản bao gồm các kiến trúc lấy cảm hứng từ Lisbon và một nền văn hóa đậm đà bản sắc người Macanese địa phương.

St. Paul, một nhà thờ Bồ Đào Nha ở Macau / Shutterstock

Thành phố này đã được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1999 theo chính sách 'một quốc gia, hai chế độ', giống như việc Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Theo như thỏa thuận song phương được ký giữa Bồ Đào Nha và Trung Quốc, Macau được đảm bảo vẫn có hệ thống tiền tệ riêng, kiểm soát nhập cư và hệ thống pháp lý riêng. Thỏa thuận này cũng ràng buộc rằng Trung Quốc sẽ không can thiệp vào Macau cho đến năm 2049, điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ không được truyền bá và thực thi chủ nghĩa cộng sản thay vì chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, Beijing (Bắc Kinh) vẫn chịu trách nhiệm về đối ngoại và quốc phòng.

Thành phố Macau được quản lý như một SAR – Đặc Khu Hành Chính, có cơ quan lập pháp riêng, dù vậy nhưng thành phố không được hưởng đầy đủ các quyền như có các cuộc bầu cử trực tiếp và nền dân chủ bị giới hạn. Trong các cuộc bầu cử gần đây, chỉ có các ứng cử viên được Beijing lựa chọn đứng ra tranh cử và đã được bổ nhiệm không bị ai phản đối. Không giống như Hồng Kông, không có các cuộc biểu tình quy mô lớn ủng hộ cải cách dân chủ. Điều gì sẽ xảy ra ở Macau sau năm 2049 là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Phần lớn người dân ủng hộ việc vẫn giữ Macau là một Đặc khu Hành chính thay vì gia nhập Trung Quốc một cách chính thức.

Sự thực về quyền tự trị của Macau

Đồng tiền của Macau / Shutterstock

Đơn vị tiền tệ hợp pháp của Macau là đồng Macanese Pataca, đồng Nhân dân Tệ của Trung Quốc không được chấp nhận giao dịch tại các cửa hàng ở Macau. Hầu hết các cửa hàng vẫn chấp nhận đô la Hồng Kông, và hầu hết các sòng bạc ở Macau sẽ chỉ chấp nhận đô la Hồng Kông chứ không phải đồng Pataca.

Biên giới giữa Macau và Trung Quốc có đầy đủ giá trị quốc tế. Công dân Trung Quốc không được phép vào Macau khi không có thị thực và ngược lại, người mang hộ chiếu Macau không thể đi vào Trung Quốc khi không có thị thực. Công dân EU, Úc, Mỹ và Canada không yêu cầu phải có thị thực khi đến Macau trong vòng ít ngày. Bạn có thể xin thị thực khi đến bến phà ở Macau.

Macau không có văn phòng đại sứ quán ở nước ngoài nhưng vẫn có người đại diện trong các đại sứ quán Trung Quốc. Nếu bạn cần thị thực đi Macau, bạn có thể liên hệ đến đại sứ quán Trung Quốc để xin cấp thị thực.

Công dân Macau được cấp hộ chiếu riêng của Macau, mặc dù họ có đầy đủ điều kiện để được cấp hộ chiếu Trung Quốc. Một số công dân cũng có quốc tịch Bồ Đào Nha.

Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không được phép sinh sống và làm việc tại Macau. Họ buộc phải xin thị thực. Mỗi công dân Trung Quốc đều có giới hạn về số lần nhất định được cấp thị thực Macau mỗi năm.

Tên chính thức của Macau là Đặc Khu Hành chính Macau.

Ngôn ngữ chính thức của Macau là tiếng Quảng Đông và tiếng Bồ Đào Nha, không phải tiếng Quan Thoại. Hầu hết công dân Macau không nói được tiếng Quan Thoại.

Macau và Trung Quốc có hệ thống pháp lý hoàn toàn riêng biệt. Công an và Cục An ninh Công cộng Trung Quốc không có thẩm quyền tại Macau. Tuy nhiên, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có một đơn vị đồn trú nhỏ ở Macau.

Video liên quan

Chủ đề