Luyện tập và vận dụng Lịch sử 10

tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm mục đích giúp các em luyện tập, củng cố những kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong quá trình học tập trên lớp, cũng như vận dụng vào cuộc sống hiện tại.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần:

PHẦN MỘT CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, tự luận, được thiết kế theo các mức độ nhận thức khác nhau (biết, hiểu, vận dụng). Các dạng câu hỏi, bài tập này nhằm giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng môn Lịch sử (làm việc với tư liệu, dữ kiện lịch sử, trinh bày, giải thích, phân tích, suy luận, đánh giá, vận dụng.... ), từ đó góp phần hình thành các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn học ở học sinh (tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống).

PHẦN HAI: ĐÁP ÁN (đối với câu hỏi trắc nghiệm) VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP (đối với dạng tự luận)

Các tác giả hi vọng cuốn Bài tập Lịch sử 10 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ hỗ trợ tốt cho các em trong quá trình học tập môn học và có hứng thú khi tìm hiểu, khám phá tri thức lịch sử. Nội dung sách khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô giáo, quý vị phụ huynh và các em học sinh.

Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

- Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.

- Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?

ADSENSE

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 2 Bài 4Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 2 Bài 4Giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 2 Bài 4

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức bài học và liên hệ

Lời giải chi tiết

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ đề xuất việc: ưu tiên bảo tồn nguyên trạng di tích; tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích với nguyên tắc: giữ nguyên kết cấu và hình thức ban đầu; hạn chế việc thay thế các chi tiết, vật liệu khác….

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng 1 trang 32 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 4 từ đó học tốt môn Sử 10.

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Video giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch sử 10: Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong các hình 1,2,3 sẽ ra sao nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về mối quan hệ của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và quan sát các hình 1, 2, 3.

Trả lời:

Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,… di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yếu tố gốc cấu thành di tích, hay phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn.

Nếu những di sản văn hóa trên trong quá trình bảo tồn mà không quan tâm đến việc ứng dụng và sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng sẽ làm mất những giá trị ban đầu và sẽ bị thay đổi không còn giữ được những giá trị vốn có của nó.

Câu hỏi 2 trang 27 Lịch sử 10: Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Xem lại vai trò của sử học sau đó phân tích và liên hệ.

Trả lời:

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,… Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

Câu hỏi 1 trang 29 Lịch sử 10: Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Xem lại vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Trả lời:

Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,…), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,…) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực  của điều kiện tự nhiên và con người.

Loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu hỏi 2 trang 29 Lịch sử 10: Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Em đang sống ở thành đô Hà Nội. Em rất tự hào vì nơi đây có rất nhiều di sản văn hóa và di sản thiên nhiên có thể kể đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, đền thờ Hai Bà Trưng,…

Theo em, để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản ta có thể:

- Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.

- Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng.

- Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.