Luôn nghĩ đến cái chết là bệnh gì

Có thể bạn cho rằng các rắc rối của mình không có cách nào để giải quyết và tự tử là con đường duy nhất để kết thúc nỗi đau đó. Nhưng bạn có thể đối mặt với nó, sống an toàn và bắt đầu hưởng thụ lại cuộc sống vốn dĩ của bạn.

Nếu bạn không biết chia sẻ cùng ai và có cảm giác muốn tự tử hãy cân nhắc những lựa chọn sau đây: gọi điện cho chuyên gia tâm lý theo số 0886006167, liên lạc với một người bạn thân hoặc người thân trong gia đình.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Tự tử và suy nghĩ muốn tự tử là gì

2. Triệu chứng của tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Nguyên nhân gây ra tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh

4. Biến chứng của tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

5. Điều trị tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

  • Chuẩn bị trước khi đi khám
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

6. Phòng chống tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

7. Chuyên gia sẵn sàng lắng nghe và tư vấn điều trị tâm lý muốn tự tử tại HCM và Hà Nội

1. Tự tử và suy nghĩ muốn tự tử là gì?

Tự tử (tên tiếng Anh là Suicide And Suicidal Thoughts) là một phản ứng bi thảm đối với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và càng bi thảm hơn khi tự tử không được ngăn chặn kịp thời. Hãy tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo và tìm các hỗ trợ y tế ngay lập tức khi bạn thấy bản thân mình hay một ai đó đang có ý định tự tử. Bạn có thể cứu sống được một mạng người – của chính bản thân bạn hoặc ai đó.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

2. Triệu chứng của tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

Các dấu hiệu cảnh báo tự tử hoặc suy nghĩ tự tử bao gồm:

  • Luôn nói về việc tự tử như nói những câu “Tôi sẽ giết tôi mất”, “Tôi ước gì mình chết đi cho rồi” hoặc “Tôi ước gì mình chưa từng được sinh ra đời”
  • Mua sắm phương tiện để tự kết liễu đời mình như mua súng hoặc mua thuốc dự trữ
  • Xa lánh các mối quan hệ xã hội và muốn được ở một mình
  • Thay đổi tâm trạng như rất vui vào ngày hôm nay nhưng cực kì buồn vào ngày kế tiếp
  • Quan tâm tới cái chết, sự chết chóc hoặc sự bạo lực
  • Cảm thấy vô vọng hoặc bị mắc kẹt trong một tình huống cụ thể
  • Sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích nhiều hơn
  • Thay đổi thói quen ăn uống hoặc thói quen đi ngủ
  • Làm những việc nguy hiểm hoặc tự hủy hoại bản thân như sử dụng thuốc kích thích hoặc lái xe liều lĩnh.
  • Cho đi những vật sở hữu hoặc thu xếp mọi chuyện dù không có lời giải thích hợp lý nào cho việc này
  • Tạm biệt mọi người như thể họ không thể gặp lại lần nữa
  • Thay đổi tâm tính hoặc lo âu quá mức hoặc bồn chồn, đặc biệt khi làm những việc đã kể trên

Các dấu hiệu cảnh báo không phải lúc nào cũng rõ ràng, chúng thay đổi với từng người. Một vài người để lộ rõ ý nghĩ tự tử trong khi số khác lại giữ những suy nghĩ đó cực kì bí mật.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các suy nghĩ tự tử không thể tự biến mất được, do đó hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi bạn thấy mình đang có dấu hiệu muốn tự tử.

Nếu bạn cảm thấy muốn tự tử nhưng vẫn chưa suy nghĩ tới việc tổn thương chính mình, bạn nên:

  • Liên lạc với một người bạn thân hoặc người thân yêu – ngay cả khi rất khó nói với họ về các cảm xúc của mình
  • Gọi số điện thoại khẩn cấp
  • Đi khám bác sĩ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

3. Nguyên nhân gây ra tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy nghĩ muốn tự tử. Hầu hết các suy nghĩ tự tử là kết quả của các cảm xúc bạn không thể đối phó được khi bạn phải đối mặt với vấn đề quá sức của cuộc sống. Nếu bạn không có hy vọng gì cho tương lai, bạn có thể nghĩ sai lệch rằng tự tử chính là cách giải quyết. Bạn có thể trải qua tình trạng gọi là tầm nhìn đường hầm, là tình trạng giữa cuộc khủng hoảng bạn tin rằng tự tử là lối thoát duy nhất. Tự tử và suy nghĩ tự tử có thể có liên quan tới di truyền.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Yếu tố nguy cơ gây ra tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

Mặc dù việc cố gắng tự tử thường gặp hơn ở phụ nữ nhưng số ca tự tử thành công lại thấy nhiều hơn ở nam giới vì họ dùng các phương pháp có hiệu quả hơn như sử dụng vũ khí.

Bạn có nguy cơ tự tử nếu bạn:

  • Cảm thấy vô vọng, vô giá trị, bị kích động, bị cô lập hoặc cô đơn
  • Trải qua một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như mất người thân, sau khi đi nghĩa vụ, sau chia tay, hoặc gặp vấn đề về tài chính hoặc liên quan tới pháp luật
  • Lạm dụng chất kích thích: cồn và thuốc kích thích có thể làm suy nghĩ muốn tự tử tồi tệ hơn và làm bạn muốn thực hiện suy nghĩ đó
  • Có suy nghĩ muốn tự tử và tiếp cận được các vũ khí có trong nhà bạn
  • Có một rối loạn tâm lý tiềm ẩn như mắc bệnh trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc rối loạn lưỡng cực
  • Có tiền sử gia đình mắc các chứng rối loạn tâm thần, lạm dụng chất kích thích, tự tử, bạo lực, lạm dụng thể chất hoặc lạm dụng tình dục
  • Đang mắc các bệnh có thể liên quan tới trầm cảm hoặc suy nghĩ muốn tự tử như các bệnh mãn tính, đau mạn tính hoặc các bệnh giai đoạn cuối
  • Là người đồng tính nam, đồng tính nữ, người chuyển giới không được gia đình ủng hộ hoặc sống trong môi trường kì thị nhóm người này.
  • Đã từng cố gắng tự tử trước đó

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Giết người và tự tử

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, những người có suy nghĩ tự tử có nguy cơ giết người khác, sau đó tự tử. Các yếu tố của trường hợp này là:

  • Từng xung đột với vợ/chồng hoặc người yêu
  • Có vấn đề với pháp luật hoặc tài chính
  • Tiền sử có rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích
  • Tiếp cận được với vũ khí

Bắt đầu sử dụng thuốc chống trầm cảm và gia tăng nguy cơ tự tử

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm đều an toàn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc của Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các thuốc chống trầm cảm phải có nhãn đen, cực kì nghiêm ngặt khi kê đơn. Trong một số trường hợp, trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên dưới 25 tuổi gia tăng các suy nghĩ hay hành vi tự tử khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt trong những tuần đầu bắt đầu sử dụng khi liều lượng thuốc bị thay đổi.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thuốc chống trầm cảm thường giảm nguy cơ tự tử trong thời gian dài do chúng cải thiện tâm trạng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

4. Biến chứng của tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

Các suy nghĩ muốn tự tử và cố gắng tự tử lấy đi cảm xúc của bạn. Bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các suy nghĩ tự tử này và không thể làm các công việc hàng ngày của bạn. Trong khi các lần cố gắng tự tử là các hành động bắt buộc trong lúc căng thẳng, chúng có thể để lại trong bạn những vết thương nghiêm trọng và nặng nề như suy đa cơ quan hoặc tổn thương não.

Với những người đã vượt qua được sự tự tử - thường được biết như là người sống sót sau tự tử - các cảm xúc như đau khổ, giận dữ, chán nảnvà tội lỗi thường hay gặp ở những người này.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Luôn nghĩ đến cái chết là bệnh gì

Triệu chứng của bệnh tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

5. Điều trị bệnh tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

Chuẩn bị trước khi đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Trước khi đi khám bác sĩ, bạn nên làm những việc sau:

  • Ghi lại những thông tin chính của bản thân bao gồm các căng thẳng trong cuộc sống hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống
  • Ghi lại các thuốc, vitamin và các loại thuốc bổ khác bạn đang sử dụng và liều lượng của chúng
  • Nhờ một người thân hoặc người bạn đi cùng – họ sẽ giúp bạn ghi nhớ các thông tin bạn có thể quên hoặc không để ý.
  • Ghi lại các câu hỏi cần hỏi bác sĩ

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể khám tổng quát, cho bạn làm xét nghiệm và hỏi các câu hỏi chuyên sâu về tâm lý của bạn và tình trạng thể chất để giúp xác định điều gì có thể gây ra các suy nghĩ muốn tự tử của bạn và xác định được cách điều trị tốt nhất. Các đánh giá đó bao gồm:

  • Đánh giá tình trạng tâm thần: trong đa số các trường hợp, các suy nghĩ muốn tự tử có liên quan tới một rối loạn tâm thần tiềm ẩn có thể chữa trị được. Bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị.
  • Đánh giá tình trạng thể chất: trong một vài trường hợp, các suy nghĩ muốn tự tử có liên quan tới một bệnh tiềm ẩn. Bạn cần làm các xét nghiệm máu và xét nghiệm khác để xác định có phải bạn đang có một bệnh nào khác không.
  • Lạm dụng rượu bia và chất kích thích: ở nhiều người, việc sử dụng rượu bia và chất kích thích đóng vai trò quan trọng gây nên các suy nghĩ tự tử và hành vi tự tử. Bác sĩ muốn biết bạn có sử dụng chúng sai mục đích không như dùng quá nhiều hay không thể ngừng sử dụng chúng. Nhiều người muốn tự tử cần được điều trị để ngăn họ sử dụng các chất này để làm giảm cảm giác muốn tự tử của họ.
  • Dùng thuốc: ở vài người, một số loại thuốc nhất định có thể gây ra cảm giác muốn tự tử. Hãy báo với bác sĩ về bất cứ loại thuốc nào bạn đang sử dụng để xem chúng có liên quan tới các suy nghĩ tự tử của bạn không.

Trẻ em và trẻ vị thành niên

Trẻ em có cảm giác muốn tự tử cần gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Bác sĩ sẽ thu thập bức tranh toàn cảnh của vấn đề trẻ đang gặp phải bằng cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn từ trẻ, cha mẹ hoặc người giám hộ, những người thân khác của trẻ, giáo viên và các đánh giá thể chất hoặc tâm lý trước đó của trẻ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Luôn nghĩ đến cái chết là bệnh gì

Điều trị

Cách điều trị cho các suy nghĩ và hành vi tự tử phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, bao gồm mức độ khả năng tự tử và các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra các suy nghĩ và hành vi tự tử của bạn.

Trong trường hợp khẩn cấp

Nếu bạn đã cố gắng tự tử và đang bị thương, hãy gọi cấp cứu và nhờ một người khác ở cạnh bạn.

Nếu bạn chưa bị thương nhưng có nguy cơ tự gây tổn thương mình, hãy gọi số điện thoại nhờ trợ giúp khẩn cấp.

Ở phòng cấp cứu, bạn sẽ được chữa trị cho các vết thương. Bác sĩ sẽ hỏi và khám bệnh cho bạn, tìm kiếm các dấu hiệu của việc cố gắng tự tử trong thời gian gần đây hoặc trong quá khứ. Phụ thuộc vào trạng thái tâm thần của bạn mà bác sĩ có thể cho thuốc để bạn bình tĩnh lại hoặc xoa dịu các triệu chứng của một bệnh tâm thần tiềm ẩn như trầm cảm.

Bác sĩ cũng yêu cầu bạn ở lại bệnh viện đủ lâu để đảm bảo rằng việc điều trị có hiệu quả, bạn sẽ an toàn khi bạn xuất việc và được tiếp tục theo dõi điều trị.

Trường hợp không khẩn cấp

Nếu bạn có suy nghĩ muốn tự tử nhưng không ở trong tình trạng nguy hiểm, bạn có thể được điều trị ngoại trú. Việc điều trị này bao gồm:

  • Trị liệu tâm lý: ở bước trị liệu này, bạn tìm hiểu các vấn đề làm bạn cảm thấy muốn tự tử và học các kĩ năng giúp bạn kiểm soát các cảm xúc hiệu quả hơn. Bạn và chuyên gia tâm lý làm việc với nhau để đưa ra kế hoạch và mục tiêu điều trị.
  • Dùng thuốc
  • Các điều trị phụ trợ: việc cai nghiện rượu hoặc chất kích thích bao gồm việc giải độc, các chương trình điều trị phụ trợ và các buổi gặp mặt của nhóm hỗ trợ
  • Hỗ trợ từ gia đình: người thân có thể vừa là nguồn động viên hoặc nguồn cơn gây xung đột. Hãy lôi kéo họ vào quá trình điều trị để họ có thể hiểu được những gì bạn đang phải trải qua, giúp họ có những kĩ năng đối phó tốt hơn và cải thiện các mối quan hệ và việc giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

Sự giúp đỡ từ người thân

Nếu bạn có người thân đang cố gắng tự tử hoặc bạn nghĩ người đó sẽ làm vậy, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp.

Nếu người thân của bạn đang có ý định tự tử, hãy nói chuyện cởi mở và chân thành với họ về các mối lo ngại của bạn. Bạn không thể thúc ép họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp nhưng bạn có thể động viên và hỗ trợ họ. Bạn cũng có thể giúp đỡ họ bằng cách đặt lịch hẹn khám và đi khám bệnh cùng với họ.

Hỗ trợ người thân có suy nghĩ muốn tự tử kéo dài có thể rất căng thẳng và kiệt sức. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi, có lỗi và vô vọng. Hãy tận dụng những nguồn thông tin về tự tử và cách phòng tránh tự tử để bạn có những thông tin và công cụ tốt nhất để hành động khi cần thiết. Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân mình bằng cách nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ khi cần thiết.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Không có cách nào thay thế được sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi điều trị việc tự tử và các suy nghĩ tự tử. Tuy nhiên, dưới đây là vài cách có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra việc đó:

  • Tránh sử dụng rượu bia và chất kích thích: rượu bia và ma túy có thể làm trầm trọng thêm các suy nghĩ muốn tự tử. Chúng có thể làm bạn cản thấy ít bị kiểm soát, nghĩa là bạn có xu hướng hành động theo suy nghĩ của mình.
  • Hoạt động nhiều hơn: các hoạt động và bài tập thể chất đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Hãy đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hoặc bất kì các hoạt động thể chất nào mà bạn yêu thích.

Đừng cố gắng tự kiểm soát hoàn toàn các ý nghĩ hoặc hành vi tự tử. Bạn cần giúp đỡ từ các chuyên gia và hỗ trợ để vượt qua các vấn đề có liên quan tới suy nghĩ muốn tự tử. Thêm vào đó, bạn cần:

  • Đi khám theo hẹn: đừng bỏ buổi trị liệu hoặc hẹn tái khám nào, ngay cả khi bạn không muốn đi hoặc cảm thấy không cần thiết phải đi.
  • Dùng thuốc như đã hướng dẫn: ngay cả khi bạn cảm thấy đã khỏe mạnh, đừng ngừng thuốc. Nếu bạn ngừng thuốc, cảm giác muốn tự tử có thể quay lại. Bạn cũng có thể phải chịu đựng các triệu chứng của việc cai nghiện thuốc do ngưng một cách đột ngột thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc khác.
  • Tìm hiểu về tình trạng bệnh lý của bạn: điều này có thể giúp bạn nâng cao tinh thần và khuyến khích bạn theo sát kế hoạch điều trị.
  • Chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo: hãy hỏi bác sĩ điều gì có thể làm bạn có cảm giác muốn tự tử. Hãy học cách nhận ra được các dấu hiệu nguy hiểm sớm và quyết định được nên làm điều gì tiếp theo. Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy cảm xúc của mình thay đổi. Hãy nhờ gia đình và bạn bè của bạn trông chừng các dấu hiệu nguy hiểm ở bạn.
  • Lên kế hoạch để bạn biết được nên làm gì nếu các suy nghĩ muốn tự tử quay lại
  • Loại bỏ các dụng cụ có thể dùng để tự tử: nếu bạn nghĩ bạn có thể thực hiện suy nghĩ muốn tự tử, hãy loại bỏ ngay lập tức các dụng cụ có thể dùng để thực hiện ý nghĩ ấy như súng, dao hay các loại thuốc nguy hiểm. Nếu bạn dùng thuốc có khả năng quá liều, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè đưa thuốc cho bạn uống đúng liều đã được kê đơn.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhóm hỗ trợ: có nhiều tổ chức sẵn sàng giúp đỡ bạn đối phó với các suy nghĩ tự tử và nhận ra rằng có nhiều lựa chọn trong cuộc sống hơn là tự tử.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

6. Phòng chống bệnh tự tử và suy nghĩ tự tử

Để giúp bạn không suy nghĩ tới việc tự tử, bạn nên:

Được chữa trị: nếu bạn không điều trị nguyên nhân tiềm ẩn, các suy nghĩ muốn tự tử có khả năng sẽ quay lại. Bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi điều trị các vấn đề về tâm thần nhưng được điều trị chứng trầm cảm, lạm dụng các chất kích thích hay các vấn đề tiềm ẩn khác sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giữ bạn an toàn.

Thiết lập mạng lưới hỗ trợ của riêng bạn: có thể rất khó khăn khi nói về cảm xúc muốn tự tử của bạn và bạn bè, gia đình có thể không hoàn toàn hiểu hết được tại sao bạn lại muốn làm vậy. Hãy liên lạc với những người quan tâm tới bạn và hiểu được chuyện gì đang xảy ra với bạn và bạn đang cần họ như thế nào. Cảm giác được liên lạc với mọi người và được hỗ trợ có thể giảm nguy cơ tự tử.

Hãy nhớ rằng cảm giác muốn tự tử chỉ là nhất thời: Nếu bạn cảm thấy vô vọng hoặc cuộc sống này không đáng để sống nữa, hãy nhớ rằng việc điều trị sẽ giúp bạn lấy lại mục đích sống và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Hãy làm từng bước và đừng ép buộc bản thân quá mức.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

7. Chuyên gia sẵn sàng lắng nghe và tư vấn điều trị tâm lý muốn tự tử tại HCM và Hà Nội

Cuộc sống dẫu có rất nhiều khó khăn, nhưng không phải vì như thế mà cho rằng tự sát là sự giải thoát tốt nhất cho mình. Nếu bạn đang có suy nghĩ muốn tự tự hoặc đã từng thử tự tử, hãy nhờ sự trợ giúp. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ tại 3 Thành Phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Thành Phố Hồ Chí Minh: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10

1.Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân, Bệnh viện Tâm Thần HCM. Điện thoại: 08 8600 6167

2.Bác sĩ Nguyễn Thi Phú Bệnh Viện Đại Học Y Dược HCM. Điện thoại: 08 8600 6167

3.Bác sĩ Lê Duy Trung tâm Pháp Y Tâm thần TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08 8600 6167

Thành Phố Hà Nội: 

Địa chỉ:131/3 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai Điện thoại: 0886006167

Bác sĩ Phạm Công Huân - Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa    Điện thoại: 024 7305 0022

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Viết Chung Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Thành Phố Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu

1. Bác sĩ Đàm Văn ĐứcBệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng Điện thoại: 08 8600 6167

2. Bác sĩ Phan Đình Huệ Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng Điện thoại: 08 8600 6167

==

Để gặp bác sĩ trên bạn có thể liên lạc theo hình thức bên dưới: 

☎ Gọi điện tư vấn với Bác sĩ: 19001246

⌨ Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

==