Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào về treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu, Cảnh sát biển

13/07/2021 03:27:00 AM

(Canhsatbien.vn) - 

Theo Điều 13 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý,… nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển.

Biên đội tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển.

Các trường hợp Cảnh sát biển được dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát, gồm: (1) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật; (2) Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật; (3) Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật; (4) Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; (5) Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật. (Trích Điều 13, Luật Cảnh sát biển Việt Nam)

Khi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu, thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.

Để luật định hóa và cụ thể hóa hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Lực lượng Cảnh sát biển, ngày 11/02/2019, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 15/2019/TT-BQP quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo đó, hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thực hiện theo nguyên tắc ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

Thẩm quyền quyết định lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, lần lượt là: Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thuộc các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam khi tình hình trên biển phức tạp, có yếu tố nước ngoài, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều lực lượng; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các đơn vị thuộc quyền thực hiện trong vùng biển quản lý; Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật quyết định người chỉ huy, thành phần và trang bị của lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ quan thuộc quyền trong thực hiện nhiệm vụ. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là cán bộ chỉ huy biên đội trong trường hợp hoạt động theo đội hình biên đội tàu, xuồng hoặc là thuyền trưởng theo đội hình đơn tàu, xuồng.

Lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát Cảnh sát biển gồm: cán bộ, chiến sĩ biên chế trên tàu, xuồng và máy bay của Cảnh sát biển Việt Nam; cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ pháp luật, lực lượng phối thuộc hoặc phối hợp và người được huy động. Phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, gồm: tàu, xuồng, máy bay và các trang bị trong biên chế của Cảnh sát biển Việt Nam; tàu, thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự khi được huy động theo quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018.

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc bộ cùng tàu Cảnh sát biển Trung Quốc.

Thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát theo luật định, trong 6 tháng đầu năm 2021, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức điều động, sử dụng 286 lượt chiếc tàu, xuồng hoạt động trên biển. Qua tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, đã kịp thời phát hiện, tuyên truyên, yêu cầu 755 lượt chiếc tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam theo đúng chủ trương, đối sách; ghi số hiệu 488 tàu. Triển khai thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, nắm tình hình trên biển, nhất là ở các vùng biển trọng điểm, vùng biển nhạy cảm, các biên đội tàu Cảnh sát biển đã đi được hàng ngàn hải lý an toàn, kiểm soát hiệu quả vùng biển chủ quyền. Đã kịp thời phát hiện bắt giữ, xử lý 500vụ/658 đối tượng vi phạm pháp luật. Trong đó khởi tố: 63 vụ/66 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 317vụ /397 đối tượng; phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 120 vụ/195đối tượng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và ước tính giá trị tang vật tịch thu khoảng 40 tỷ đồng.

Chính các quy định, quy trình chặt chẽ về hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Lực lượng Cảnh sát biển là những cơ sở pháp lý quan trọng, là công cụ sắc bén, hữu hiệu để Cảnh sát biển duy trì sự hiện diện và thực thi pháp luật trên biển hiệu quả, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo của Tổ quốc./.

Trung Kiên

19/05/2021 03:37:00 AM

(Canhsatbien.vn) - 

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt trong thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Ngoài Cảnh sát biển Việt Nam, còn có các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành khác cũng thực hiện nhiệm vụ trên biển như: Hải quân, Không quân, Dân quân tự vệ biển, Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm ngư, Thanh tra hàng hải, Môi trường…

Đảng ủy Cảnh sát biển ký kết chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau.

Thực tiễn, mặc dù vùng biển Việt Nam có nhiều lực lượng chức năng hoạt động, song biên chế, tổ chức, phương tiện, trang bị các lực lượng còn mỏng so với diện tích vùng biển phải quản lý, bảo vệ; công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng khác dù đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như: hoạt động phối hợp có thời điểm hiệu quả chưa cao, chưa đi vào chiều sâu, cơ bản mới dừng lại ở trao đổi thông tin, đánh giá, dự báo tình hình, trao đổi kinh nghiệm; việc phối hợp, hỗ trợ thực thi nhiệm vụ trực tiếp trên biển, nhất là xử lý các tình huống chưa nhiều.

Trong bối cảnh các hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; các hành vi tội phạm, vi phạm pháp luật có phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi, khó phát hiện, xử lý; đặc thù môi trường hoạt động trên biển có tính rủi ro cao; điều kiện khí tượng thủy văn khắc nghiệt; hiện trường trên biển khó tiếp cận, có thể nhanh chóng bị xóa dấu vết; đối tượng vi phạm có thể dễ dàng che dấu hành vi vi phạm cũng như lẩn trốn, cản trở, chống đối khi bị phát hiện… Vì vậy, cần phải thiết kế các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao ở tầm luật nhằm bảo đảm công tác phối hợp giữa các lực lượng được chặt chẽ, nhịp nhàng, có khả năng xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc, tình huống xảy ra trên biển.

Xuất phát từ những lý do trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam là nghiên cứu, rà soát, đánh giá và thu hút các quy định pháp luật về phối hợp có giá trị trong thực tiễn vào Luật. Theo đó, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 đã cụ thể hóa các quy định về công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trong Chương IV, gồm 4 Điều (từ Điều 22 đến Điều 25) quy định về phạm vi phối hợp, nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phối hợp hoạt động đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Về nguyên tắc phối hợp, Điều 23 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định rõ:

  1. Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
  2. Cảnh sát biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp phối hợp để giải quyết kịp thời các vụ việc và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
  3. Bảo đảm sự chủ trì, điều hành tập trung, thống nhất, giữ bí mật thông tin về quốc phòng, an ninh và biện pháp nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trong quá trình phối hợp.
  4. Bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp.
  5. Trên cùng một vùng biển, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.

(trích Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, Công báo số 1135 + 1136, ngày 22/12/2018)

Việc Luật Cảnh sát biển Việt Nam dành riêng một chương quy định rõ nguyên tắc, phạm vi, phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, ngành, chính quyền địa phương thể hiện tầm quan trọng của công tác phối hợp; tạo nền tảng pháp lý cho các lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trên biển.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đã chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Trong đó, Chương V đã quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam của cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực quản lý nhà nước; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam cũng như các lực lượng chức năng khác phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp hiệu quả trong quản lý, bảo vệ biển, đảo Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay./.

Thái An

Video liên quan

Chủ đề