Luật ban hành văn bản 2023

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

(MPI) – Ngày 06/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 799/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Luật ban hành văn bản 2023
Ảnh: MPI

Theo phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo về Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và trình Chính phủ trước ngày 10/8/2022.

Căn cứ vào Bản phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 phải trực tiếp chỉ đạo xây dựng các dự án luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Văn bản số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật và các Nghị quyết của Chính phủ; coi việc hoàn thành Chương trình là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Các Bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ được phân công theo Công văn số 3173/VPCP-PL ngày 23/5/2022 của Văn phòng Chính phủ và theo Quyết định.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật khác để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự mình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc văn bản mới nhằm bám sát, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; Khắc phục, hạn chế, bất cập trong các văn bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết số 50/2022/QH15 của Quốc hội, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định để đưa vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh./.

Thúy Quyên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Luật ban hành văn bản 2023

Luật ban hành văn bản 2023

Luật ban hành văn bản 2023

Luật ban hành văn bản 2023

Luật ban hành văn bản 2023

Luật ban hành văn bản 2023

Liên kết website

Chính phủ

Các Bộ, Ngành ở TW

Tỉnh ủy, UBND Tỉnh

Sở, Ban, Ngành

Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để thực hiện hệ hống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 – 2023

Luật ban hành văn bản 2023
Luật ban hành văn bản 2023
Ngày cập nhật 18/07/2022

Ngày 04 tháng 7 năm 2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 2293/BTP-KTrVB về việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 - 2023.

Để việc triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Điều 164 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020), văn bản quy phạm pháp luật phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Năm 2023, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 - 2023 thống nhất trong cả nước (thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31/12/2023).

Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số công việc sau đây:

1. Kịp thời xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 - 2023 theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; xác định nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 - 2023 là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác năm 2023.

2. Tập trung nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện bảo đảm, nhất là bố trí nguồn nhân lực và lập dự toán, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023 thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương mình.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 - 2023 của Ủy ban nhân dân cấp dưới theo quy định./.

Thủy Phương

Các tin khác

Xem tin theo ngày   
Luật ban hành văn bản 2023

Thống kê truy cập

Tổng truy cập 12.258.534

Lượt truy cập hiện tại 12.461