Lớp ảnh CSS là gì

CSS viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheets, về ngữ nghĩa thì có thể hiểu: Cascading là cách làm việc của CSS, các CSS tác dụng vào phần tử HTML có thể bị đè (định nghĩa lại) bởi CSS khác hoặc kết hợp cùng với CSS khác. Còn Style Sheets điều khiển cách hiện thị nội dung trang web.

Ví dụ, CSS định nghĩa màu chữ đỏ cho phần tử <p> đặt ở một file css, thì ở file css khác nó có thể định nghĩa lại thành màu xanh, hoặc cho thêm thuộc tính là chữ đậm, kết quả cuối cùng là sự kết hợp của 2 định nghĩa CSS (thuộc tính trước định nghĩa chỗ này có thể ghi đè hoặc bổ xung bởi thuộc tính định nghĩa ở chỗ khác). Đó là ý nghĩa của từ Cascading. Khi làm việc với CSS bạn sẽ dần lĩnh hội được khái niệm này.

CSS và HTML luôn đi cùng nhau: HTML tạo ra cấu trúc, nội dung các phần tử trong trang, CSS quy định cách hiện thị phần tử trên trang.

Để học về CSS trước tiên phải hiểu cơ bản về HTML.

Tại sao cần dùng CSS?

CSS cho phép bạn định nghĩa kiểu, cách hiện thị cho các phần tử HTML. Giúp bạn phân tách giữa nội dung trang và cách trình bày trang. Nếu chỉ sử dụng HTML thì định dạng phần tử, kiểu phần tử phải ở cùng một vị trí với phần tử trong văn bản, điều này rất khó để bảo trì khi trang web phức tạp nên. Khi sử dụng CSS thì các định đạng được loại bỏ khỏi văn bản HTML, định dạng được lưu vào một file CSS.

Nhúng CSS vào HTML

Để áp dụng CSS tác dụng vào các phần HTML có ba cách nhúng CSS: , InternalExternal

  • Inline: mã CSS viết tại thuộc tính style của phần tử HTML
  • Internal: mã CSS trong chính văn bản HTML, nằm trong khối thẻ <style>
  • External: mã CSS ở một file riêng biệt sau đó nạp vào HTML bằng phần tử <link>

Nhúng CSS dạng inline - thuộc tính style

Cách này là đặt mã CSS vào thẳng thuộc tính style của phần tử. Mã CSS chỉ tác động nên chính phần tử đó.

Ví dụ đoạn mã CSS sau đặt màu chữ phần tử là trắng, màu nền phần tử là đỏ

color:white; background-color:red;

Giờ gán CSS đó cho một phần tử (ví dụ p) trong HTML, ở dạng inline thì thực hiện như sau:

<p> Đây là ví dụ về CSS dạng inline </p>

Bạn có thể thử thay các màu khác để kiểm tra như: blue, green, navy, orange ...

Nhúng CSS dạng Internal - thẻ style

Cách này bạn sẽ dùng thẻ <style>, tạo ra khu vực để viết CSS, bạn có thể để bất kỳ đâu trong HTML, nhưng nên đặt trong thẻ <head>.

Ví dụ sau, trong khối <style> nó sẽ định nghĩa kiểu cho mọi phần tử <p>, đều có màu trắng, nền đỏ.

<html> <head> </head> <body> <p>Đoạn văn 1. </p> <p>Đoạn văn 2. </p> </body> </html>

Cách này các mã CSS bạn viết tập trung vào một file độc lập với file HTML (thường đặt phần mở rộng là css) sau đó dùng thẻ link đặt ở phần head để nạp vào theo cú pháp, ví dụ file ngoài là demo.css

<html> <head> <link rel="stylesheet" href="demo.css"> </head> <body> <p>Đoạn văn 1. </p> <p>Đoạn văn 2. </p> </body> </html>

Trong file demo.css bạn viết nội dung CSS (không có thẻ style), ví dụ:

p { color:white; background-color:red; }

Kết quả sẽ tương tự như ví dụ trên, chỉ có điều mã CSS đã đặt ra một file độc lập. Thuộc tính href trỏ đến địa chỉ URL của file CSS, ở ví dụ trên là địa chỉ dạng tương đối vì file CSS và HTML cùng thư mục.

Ví dụ nữa, thử tích hợp các CSS định nghĩa bởi Framework Bootstrap, ở đường dẫn: https://stackpath.bootstrapcdn.com/bootstrap/4.3.1/css/bootstrap.min.css

Sau khi tích hợp thì sẽ có các lớp CSS sử dụng ngay như display-1, text-success ...

<html> <head> </head> <body> <p class="display-1 text-success">Hello CSS</p> <p>Đoạn văn 2. </p> </body> </html>

Chia sẻ sau của Hosting Việt sẽ giúp bạn biết CSS là gì cũng như cách viết CSS trong HTML như thế nào.

CSS là gì?

CSS meaning là từ viết tắt của Cascading Style Sheets, tức là ngôn ngữ được dùng để định dạng các phần tử do ngôn ngữ đánh dấu (như HTML) tạo ra. Hay nói cách khác, HTML định dạng các phần tử có trên website như tiêu đề, bảng biểu, tạo đoạn văn bản…, còn CSS giúp cho các phần tử của HTML trở nên phong phú, nổi bật hơn, bằng cách trang trí, đổi màu chữ, thêm màu sắc cho trang hay thay đổi cấu trúc trang…

CSS hoạt động dựa vào việc tìm các vùng chọn, ví dụ như thẻ HTML, class, tên ID… Kế đến, nó áp dụng những thuộc tính cần thay đổi lên các vùng chọn.

CSS3 là gì?

CSS3 là phiên bản 3 của CSS và cũng là phiên bản mới nhất của ngôn ngữ này. CSS3 không chỉ thừa hưởng tất cả các ưu điểm của những phiên bản trước, mà nó còn có thêm các tính năng cải tiến hơn. Từ đó, CSS3 mang lại nhiều sự tiện lợi cho người dùng. Vì thế, đây cũng là phiên bản được giới lập trình ưa chuộng và sử dụng nhiều trong quá trình thiết kế website.

Ưu điểm của CSS3 là gì?

HTML5 đang ngày càng khẳng định ưu điểm của mình và dần thay thế Flash. Còn CSS3 là công cụ đắc lực cho việc tạo giao diện website đẹp, thu hút sự chú ý của người truy cập. 

  • Hiển thị trên mọi loại thiết bị 

CSS3 có tính năng Media Queries giúp website tương thích được trên mọi trình duyệt với đủ tất cả các kích thước của màn hình. Nhờ thế, bạn không phải mất thời gian thực hiện việc điều chỉnh nội dung hiển thị.

CSS3 có khả năng loại bỏ những đoạn code HTML thừa. Do đó, công cụ tìm kiếm sẽ hoạt động tốt hơn. 

  • Tương thích với mọi trình duyệt

Có thể nói, CSS3 tương thích rất tốt trên tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay. Tất nhiên, website vẫn hiển thị mượt mà và nhất quán.

HTML và CSS là gì?

HTML là từ viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language. Đây là một ngôn ngữ siêu văn bản có chức năng xác định cấu trúc của nội dung như tiêu đề, hình ảnh, phân đoạn văn. Trong khi đó, ngôn ngữ CSS giúp định dạng kiểu hiển thị của văn bản. 

HTML và CSS là hai ngôn ngữ độc lập nhưng lại được sử dụng để bổ trợ cho nhau, nhằm tạo sự hoàn hảo, đa dạng và trực quan cho trang web. Hay nói cách khác, HTML là đại diện của nội dung, còn CSS thể hiện định dạng xuất hiện của nội dung.

Cấu trúc một đoạn CSS

Mỗi đoạn CSS gồm 4 phần sau:

01

02

03

04

05

vùng chọn {

   thuộc tính : giá trị;

   thuộc tính: giá trị;

   .....

}

Điều này có nghĩa, CSS được khai báo trong vùng chọn, các thuộc tính cùng giá trị nằm ở cặp dấu “{}” và không giới hạn số lượng các thuộc tính. Từng thuộc tính có một giá trị riêng, tồn tại ở dạng số, hoặc tên giá trị được liệt kê trong danh sách của CSS. 

Các phần giá trị và thuộc tính sẽ được phân cách bằng dấu “:” Mỗi dòng khai báo thuộc tính luôn có dấu “;” ở cuối dòng. 

Các thuật ngữ phổ biến trong HTML 

Trong HTML có khá nhiều thuật ngữ, tuy nhiên có 3 loại phổ biến mà bạn cần biết là elements, tags, và attributes.

Đây là các chỉ định để xác định cấu trúc, nội dung của đối tượng có trong trang. Trong đó, các yếu tố thường sử dụng là cấp độ tiêu đề (xác định từ cấp <h1> đến <h6>), đoạn văn (xác định là <p>), danh sách tiếp tục là <a>, <div>, <span>, <strong>, <em>.

Tên mỗi element được đặt bên trong dấu “< >”.

Sử dụng dấu “< >” bao quanh tên element tạo nên tag (tức là thẻ). Theo đó, một thẻ mở sẽ đánh dấu một element bắt đầu, ví dụ <div>. Còn một thẻ đóng có chứa dấu gạch chéo ở phía sau dấu “<”, sẽ đánh dấu sự kết thúc của một element, ví dụ, </div>.

Cuối cùng, nội dung nằm ở phần giữa thẻ mở với thẻ đóng chính là nội dung element. 

Attribute đóng vai trò cung cấp thông tin thuộc tính bổ sung cho một elements. Những thuộc tính phổ biến thường được sử dụng là id (xác định một element), class (phân loại element), src (xác định nguồn của nội dung nhúng), href (cung cấp tham chiếu hyperlink đến tài nguyên liên kết).

Những thuộc tính này sẽ được xác định ngay sau tên của thành phần và nằm bên trong thẻ mở. Hay nói cách khác, thuộc tính gồm tên và giá trị. Định dạng cho thuộc tính có tên của nó đứng sau dấu “=”, kế tiếp là giá trị thuộc tính. Ví dụ: element <a> có thuộc tính href sẽ có dạng như sau:

<a href=”http://domain.com/”>Domain</a>

Các thuật ngữ phổ biến của Cascading style sheet là gì?

Một số thuật ngữ phổ biến mà bạn cần biết của ngôn ngữ CSS là selectors, properties, và values.

Khi có yếu tố thêm vào trang web và được tạo kiểu bằng CSS thì Selector thực hiện việc chỉ định chính xác thành phần của HTML. Điều này giúp xác định đúng mục tiêu và kiểu áp dụng như màu sắc, kích thước hay vị trí. 

Selector bao gồm nhiều vòng style khác nhau kết hợp lại để chọn những yếu tố duy nhất, tùy thuộc vào mức độ cụ thể theo nhu cầu của người dùng. Ví dụ, người dùng chọn một đoạn xác định trên một trang hoặc chọn mỗi đoạn trên một trang.

Mỗi Selector thường có một giá trị thuộc tính mục tiêu, điển hình như một id, class hoặc loại phần tử (ví dụ <h1> hoặc <p>).

Các Selector sẽ theo sau dấu “{}” trong CSS.

Khi có bất kỳ phần tử nào được chọn thì thuộc tính xác định kiểu sẽ áp dụng cho nó. Tên của thuộc tính được đặt trong dấu sau “{}” của Selector và ngay trước dấu “:”. 

Có nhiều loại thuộc tính mà người dùng được phép sử dụng như color, background, height, width, font-size cùng một số thuộc tính mới khác.

Ví dụ đoạn code sau sẽ xác định thuộc tính color, front-size áp dụng cho tất cả <p>:

p {

color: …;

font-size: …;

}

Người dùng thường chọn một Element với Selector, đồng thời xác định kiểu thuộc tính sẽ áp dụng với Property. Sau đó, họ tiến hành xác định hành vi Property tương ứng với một giá trị Value. Những giá trị được xác định là văn bản nằm giữa dấu “:” và dấu “;”.

Ví dụ: Chọn toàn bộ thuộc tính của <p> và đặt giá trị thuộc tính color thành blue, giá trị thuộc tính front-size là 16 pixel. Lúc này, đoạn mã có dạng như sau:

p {

color: blue;

font-size: 16px;

}

Cách viết CSS trong HTML

Để ngôn ngữ CSS có thể nói chuyện được với HTML, người dùng phải thực hiện tham chiếu tệp tin CSS trong HTML. Cách tham chiếu CSS tốt nhất là gồm toàn bộ kiểu trong một style sheet, và tham chiếu từ bên trong phần <head> của file HTML. Cách này cho phép người dùng có thể sử dụng cùng kiểu trang trí cho tất cả trang web. Đồng thời, nó cũng giúp tiết kiệm thời gian thực hiện thay đổi.

Có 3 cách viết CSS trong HTML:

- Trực tiếp: Bạn dùng thuộc tính style trong thẻ HTML.

- Nội bộ: Bạn dùng thuộc tính <style> trong phần <head> của trang HTML.

- CSS ngoài: Bạn dùng một hay một số tập tin CSS bên ngoài. 

Hiện nay, cách dùng phổ biến là chia CSS thành những tập tin riêng biệt (CSS ngoài) rồi gọi chúng vào trang HTML. Phần sau, Hosting Việt sẽ đề cập chi tiết từng kiểu viết.

- Kiểu viết CSS trực tiếp (còn được gọi là Inline CSS)

Kiểu viết này chỉ hữu dụng trong trường hợp bạn trang trí một kiểu cho một thành thẻ của trang HTML. 

Inline CSS được viết qua thuộc tính style.

Ví dụ: Để đổi màu chữ của đề mục, bạn viết đoạn CSS có mã như sau: 

<!DOCTYPE html>

<html>

<body>

<h1 style="color:red">Đây là đề mục đỏ</h1>

</body>

</html>

- Kiểu viết CSS nội bộ (hay còn được gọi là Internal CSS)

Kiểu viết này dùng để trang trí cho toàn bộ thành phần có trong HTML.

Ví dụ: Cách viết CSS nội bộ như sau.

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

body {background-color: grey}

h1 {color:red}

p {color:blue}

</style>

</head>

<body>

<h1>Đây là đề mục</h1>

<p> Đoạn văn bản.</p>

</body>

</html>

- CSS ngoài (hay còn gọi là External CSS)

Nếu có nhiều trang HTML cùng một phong cách trang trí, bạn chỉ nên sử dụng cách viết CSS bên ngoài rồi gọi chúng vào trang HTML. Bởi nếu dùng CSS trực tiếp hay nội bộ thì bạn bắt buộc phải lặp lại chúng ở mỗi trang. Ngoài ra, khi muốn thay đổi bất kỳ thành phần trang trí nào, bạn cũng thực hiện sửa ở tất cả các trang.

Cách viết CSS ngoài rất hữu ích khi bạn trang trí nhiều trang. Đồng thời, nếu cần thay đổi chi tiết trang trí, bạn chỉ việc điều chỉnh trên một tệp tin CSS và các trang HTML sẽ được thay đổi theo.

Viết CSS ngoài vào tệp tin .css, sau đó thông qua <head> để gọi vào trang HTML:

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<link rel="stylesheet" href="/wp-content/uploads/2015/05/demo_style.css">

</head>

<body>

<h1>Đây là đề mục</h1>

<p> Đoạn văn bản.</p>

</body>

</html>

  • Kiểu chữ trong CSS là gì?

Liên quan đến kiểu chữ, CSS có các thuộc tính sau:

- Color : Quy định màu chữ dùng cho các thành phần có trong trang HTML.

- Font-family: Quy định kiểu chữ của các thành phần có trong trang HTML. 

- Font-size : Quy định kích cỡ chữ cho các thành phần có trong HTML.

Ví dụ: Một đoạn mã CSS quy định về kiểu chữ 

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

h1 {

color:blue;

font-family:Tahoma;

font-size:200%;

}

p  {

color:red;

font-family:Arial;

font-size:120%;

}

</style>

</head>

<body>

<h1>Đây là đề mục</h1>

<p> Đoạn văn bản.</p>

</body>

</html>

  • Định dạng kiểu đường viền trong CSS

Mặc dù có thể bạn không nhìn thấy nhưng từng thành phần trong HTML luôn có một khung bao xung quanh. Còn trong CSS có thuộc tính border quy định về định dạng hiển thị của đường viền này.

Ví dụ: Đoạn mã về hình thức hiển thị của đường viền có dạng như sau.

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

p {

border:2px solid grey;

}

</style>

</head>

<body>

<h1>Đây là đề mục</h1>

<p> Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p>

</body>

</html>

Trong CSS cũng có thêm thuộc tính padding đóng vai trò quy định khoảng cách từ đường viền đến những thành phần có trong trang HTML.

Ví dụ: Đoạn mã về thuộc tính padding có dạng:

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

p {

border:2px solid grey;

padding:6px;

}

</style>

</head>

<body>

<h1>Đây là đề mục</h1>

<p> Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p>

</body>

</html>

Trái ngược với padding, thuộc tính margin lại quy định khoảng cách giữa đường viền đến thành phần bên ngoài.

Ví dụ: Đoạn mã về thuộc tính margin có dạng:

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

p {

border:2px solid grey;

padding:6px;

margin:12px;

}

</style>

</head>

<body>

<h1>Đây là đề mục</h1>

<p> Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p>

</body>

</html>

Đây là thuộc tính được dùng khi bạn muốn trang trí một thành phần đặc biệt của trang HTML. Cách thực hiện khá đơn giản, trước tiên, bạn thêm id vào thành phần cần trang trí, đoạn code có dạng:

<p id="element1">Đoạn văn bản có thuộc tính id</p>

Kế đến, bạn định nghĩa kiểu trang trí. 

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

p#element1 {

color: red;

}

</style>

</head>

<body>

<p>Đoạn văn bản.</p>

<p>Đoạn văn bản.</p>

<p>Đoạn văn bản.</p>

<p id="element1">Đoạn văn bản có thuộc tính id</p>

</body>

</html>

Đây là thuộc tính được dùng để trang trí cho một nhóm thành phần đặc biệt. Cách thực hiện cũng tương tự như thuộc tính id. Đó là, bạn thêm thuộc tính class vào thành phần muốn trang trí:

<p class="classname">Đoạn văn bản có thuộc tính class</p>

Sau đó, bạn định nghĩa cho kiểu trang trí của các thành phần cùng thuộc tính class:

<!DOCTYPE html>

<html>

<head>

<style>

p.classname {

color:blue;

}

</style>

</head>

<body>

<p>Đoạn văn bản.</p>

<p> Đoạn văn bản.</p> 

<p class="classname"> Đoạn văn bản có thuộc tính class.</p>

<p>Đây là đoạn văn bản.</p>

<p class="classname"> Đoạn văn bản có thuộc tính class cùng tên.</p>

</body>

</html>

Các thuộc tính bị loại bỏ trong HTML5 của CSS là gì?

Mặc dù, có một số thẻ cùng thuộc tính dùng để trang trí các thành phần trang HTML phiên bản thấp hơn, nhưng có thể chúng sẽ không được hỗ trợ đối với HTML5. Đó là các thẻ <font>, <center> và <strike>. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng chúng.

Trên đây là chia sẻ về CSS là gì. Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình làm việc với CSS và HTML.