Lỗi không xây dựng nơi chứa chất thải nguy hại

Nếu cần xác định ngưỡng chất thải nguy hại thì có những đơn vị nào có thể phân tích được ngưỡng chất thải nguy hại trong thiết bị điện tử? Trường hợp thanh lý lô máy vi tính đã lỗi thời này thì có phải tuân thủ quy định về quản lý chất thải hay không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường, “chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Do vậy, máy vi tính đã lỗi thời và không còn giá trị sử dụng phải được thải bỏ, xử lý theo quy định pháp luật như đối với chất thải.

Theo quy định tại Phụ lục 1C Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại (theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) là chất thải nguy hại (có mã chất thải nguy hại: 16 01 03).

Việc phân định chất thải nguy hại phải được thực hiện bởi các tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Máy vi tính đã lỗi thời, không còn giá trị sử dụng được phân định là chất thải nguy hại thì phải được quản lý như đối với chất thải nguy hại. Việc thu gom, chuyển giao phải được thực hiện bởi các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có khả năng xử lý mã chất thải nguy hại này theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Thay đổi quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lưu giữ chất thải nguy hại để tìm hướng xử lý?

Căn cứ vào quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi lưu giữ chất thải nguy hại để tìm hướng xử lý hiện nay như sau:

“Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp;
…”

Theo đó, hiện nay việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại do chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp mà không báo cáo cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lưu giữ chất thải nguy hại để tìm hướng xử lý sẽ được thay đổi theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại trong trường hợp lưu giữ quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh mà chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp, chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi.”

Theo đó, trong thời gian sắp tới sẽ có thay đổi về thời gian lưu giữ chất thải nguy hại mà không thông báo cơ quan có thẩm quyền từ quá 6 tháng lên thành quá 1 năm.

Như vậy, trường hợp lưu giữ chất thải nguy hại dưới 01 kể từ thời điểm phát sinh mà chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp, chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi mà không báo cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không bị xử phạt hành chính.

Lỗi không xây dựng nơi chứa chất thải nguy hại

Cá nhân không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền kể từ ngày 25/8/2022?

Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định; không cung cấp đầy đủ chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra theo quy định; không có biên bản bàn giao trong trường hợp chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc quá 6 tháng kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại trong trường hợp không nhận được hai liên cuối của chứng từ chất thải nguy hại từ tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định;
c) Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.”

Theo đó, đối với hành vi không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
b) Vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi không có phương tiện chính chủ hoặc phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
c) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại; không phân loại chất thải nguy hại theo quy định; xác định không đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; không khai báo hoặc khai không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
đ) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định hoặc sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
e) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.”

Theo đó, mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm thì bên vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và chịu hình phạt bổ sung theo khoản 8, khoản 9 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Chú ý, các mức xử phạt hành chính ở các quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp đôi so với cá nhân.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];