Lỗi driver win 7 khi cài mạng lan

Sửa lỗi Windows không tìm ra driver card mạng cho các bạn gặp phải lỗi này và chưa tìm ra cách giải quyết.

Lỗi “Windows không thể tìm thấy trình điều khiển cho bộ điều hợp mạng của bạn”. Thường xảy ra khi máy tính không thể định vị và tương tác với trình điều khiển. Có nghĩa là liên kết hệ điều hành và phần cứng mạng.

Tình trạng lỗi này xảy ra chủ yếu khi bạn chạy trình khắc phục sự cố trên bộ điều hợp mạng không hoạt động.

Chúng tôi đã liệt kê tất cả các cách giải quyết khác nhau có sẵn. Nhằm để giải quyết lỗi Windows không tìm ra driver card mạng này. Bắt đầu với cái đầu tiên và làm việc theo cách của bạn.

Mẹo: Bạn cũng nên kiểm tra phần mềm của bên thứ ba như các ứng dụng mạng hoặc VPN. Chúng được biết là gây ra lỗi Windows không tìm ra driver card mạng.

Giải pháp 1: Cài đặt lại trình điều khiển

Cách khắc phục dễ nhất để giải quyết thông báo lỗi này là cài đặt trình điều khiển bằng gói cài đặt. Giải pháp này yêu cầu một PC hoặc máy tính xách tay khác có kết nối internet hoạt động mà qua đó bạn có thể tải xuống trình điều khiển từ trang web của nhà sản xuất chính thức.

Sử dụng máy tính khác, điều hướng đến trang web của nhà sản xuất và tải xuống trình điều khiển mạng phù hợp theo phần cứng của bạn. Bạn có thể tìm kiếm tất cả các trình điều khiển mạng khác nhau bằng cách nhập vào model máy tính hoặc máy tính xách tay của bạn. Khi bạn tải xuống xong trình điều khiển. Hãy copy chúng vào thiết bị USB bên ngoài và cắm nó vào máy tính có thông báo lỗi xuất hiện. Bây giờ, bạn có thể cập nhật trình điều khiển theo hai cách. Bạn có thể chạy tệp cài đặt trực tiếp hoặc sử dụng trình quản lý thiết bị như được hiển thị bên dưới.

Cập nhật Driver

  1. Nhấn Windows + R, nhập “ devmgmt. msc ”và nhấn Enter. Khi ở trong trình quản lý thiết bị, hãy mở rộng bộ điều hợp mạng và định vị phần cứng Ethernet của bạn . Nhấp chuột phải vào nó và chọn “Uninstall device“.
  2. Windows có thể bật lên một UAC xác nhận hành động của bạn. Nhấn Yes và tiếp tục. Sau khi gỡ cài đặt trình điều khiển. Nhấp chuột phải vào bất kỳ khoảng trống nào và chọn “ Scan for hardware changes ”. Windows sẽ tự động phát hiện phần cứng của bạn và cài đặt các trình điều khiển mặc định. Khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem sự cố đã được giải quyết chưa.
  3. Nếu trình điều khiển lại không hoạt động. Chúng ta có thể thử cài đặt các trình điều khiển mới nhất. Ở đây chúng tôi sẽ sử dụng các trình điều khiển bạn vừa tải xuống.
  4. Mở device manager, nhấp chuột phải vào phần cứng Ethernet của bạn và chọn ” Update driver software “. Chọn tùy chọn thứ hai ” Browse my computer for driver software “. Duyệt đến trình điều khiển bạn đã tải xuống và cài đặt nó cho phù hợp. Khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem lỗi Windows không tìm ra driver card mạng có còn hay không

Giải pháp 2: Thực hiện Khôi phục Hệ thống

Nếu phương pháp trên không hoạt động. Bạn nên quay lại trước khi bất kỳ bản cập nhật Windows 10 mới nhất nào được cài đặt trên máy tính của bạn. Nếu bạn không có điểm khôi phục cuối cùng restore point, bạn có thể cài đặt phiên bản Windows sạch . Bạn có thể sử dụng tiện ích “ Belarc ” để lưu tất cả các key của mình. Sao lưu dữ liệu của bạn bằng bộ nhớ ngoài và sau đó thực hiện cài đặt sạch.

Lưu ý: Phương pháp này khả thi nhất trong trường hợp phần cứng mạng không hoạt động sau khi cập nhật hoặc sau khi cài đặt ứng dụng.

Trong nhiều trường hợp bạn đã vô tình bật chế độ Disable của mạng, đây chính là nguyên nhân khiến máy tính của bạn không thể truy cập được vào mạng internet. Cách khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng cực kỳ đơn giản là hãy kích hoạt trạng thái Enable của card mạng thay cho trạng thái Disable hiện tại.

Kích chuột phải vào biểu tượng mạng rồi chọn Open Network and Sharing Center. Chọn Change adapter settings Kích chuột phải biểu tượng mạng và chọn Enable.

2.

Lỗi máy tính có dấu chấm than trên biểu tượng mạng

Trên góc màn hình máy tính hiển thị biểu tượng mạng có dấu chấm than có lẽ là tình trạng chúng ta hay gặp nhất. Cách khắc phục đối với trường hợp này khá đơn giản, bởi nguyên nhân chỉ là do số lượng người truy cập mạng quá đông dẫn đến tình trạng limited. Để khắc phục bạn chỉ cần xin cấp lại địa chỉ IP cho máy bằng câu lệnh DOS như sau:

– Bước 1: Chọn RUN | gõ CMD | Nhấn Enter

– Bước 2: Xuất hiện của sổ DOS | Nhập câu lệnh ipconfig /release | nhấn Enter

– Bước 3: Nhập câu lệnh lệnh ipconfig /renew | Nhấn Enter

– Bước 4: Kiểm tra lại kết nối mạng Internet xem đã được hay chưa.

Ngoài ra bạn có thể khắc phục lỗi mạng chấm than bằng cách đặt IP tĩnh, khởi động lại Router, cấu hình lại thiết bị Wifi và khởi động lại máy tính.

3.

Sử dụng câu lệnh trong DOS khắc phục máy tính vào mạng bị lỗi

Nếu bạn có một chút hiểu biết về máy tính thì đây là cách khắc phục máy tính bị lỗi mạng khá đơn giản. Chỉ với các câu lệnh trong DOS tưởng chừng khó khăn những lại khá đơn giản có thể giúp khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

– Bước 1: Chọn Run | Gõ cmd | Nhấn chuột phải vào Command Prompt | Chọn Run as administrator

– Bước 2: Gõ lệnh netsh winsock reset catalog

– Bước 3: Gõ lệnh netsh int ip reset reset.log

– Bước 4: Khởi động lại máy tính và kết nối vào Internet

4.

Khắc phục lỗi mạng máy tính bằng cách đặt lại ip tĩnh:\

Máy tính có mạng nhưng không vào đươc web hay có biểu tượng mạng những không vào được mạng là trình trạng phổ biến khi có quá nhiều người truy cập vào mạng internet đồng thời cùng một lúc, dẫn đến tình trạng limited mạng

Cũng giống như cách sử dụng câu lệnh DOS, đặt IP tĩnh cho máy tính là phương pháp đơn giản giúp máy tính khắc phục lỗi mạng internet này.

Do đó, khi đặt IP tĩnh sẽ đảm bảo cho máy tính của bạn nằm trong dải IP của model cấp vào được mạng. Để đặt ip tĩnh cho máy tính bạn thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn “Open Network And Sharing Center”

– Bước 2: Chọn Change Adapter Setings | Chuột phải vào biểu tượng kết nối và chọn Properties

– Bước 3: Kích đúp chuột vào dòng Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)

– Bước 4: Xuất hiện hộp thoại, cài đặt ip tĩnh máy tính như sau:

+ Kích chọn Use the folowing IP address:

  • Tại IP address: Nhập IP theo dải địa chỉ của model nhà bạn (192.168.1.x, x là số bạn muốn đặt. Vi dụ: 192.168.1.95 hoặc 192.168.1.17)
  • Tại Subnet mask: Là 255.255.255.0 (tự động nhảy khi bạn nhấn tabs)
  • Tại Default Gateway: Nhập địa chỉ của model nhà bạn (thông thường là 192.168.1.1)

+ Chọn “Use the folowing DNS server addresses” và nhập vào địa chỉ DNS ( cái này có thể bỏ trống hoặc điền địa chỉ DNS của google là 8.8.8.8 và 8.8.4.4

– Bước 5: Sau khi nhập xong IP bạn chọn OK | OK | Close

5.

Khắc phục lỗi máy tính không có biểu tượng mạng khi chưa cài driver card mạng

Sau khi cài lại windows mà máy tính bàn không nhận mạng dây hoặc khi mua mới máy tính không vào được mạng thì có thể do bạn chưa cài đặt driver cho card mạng hoặc driver card mạng bị lỗi do virut dẫn tới lỗi máy tính không có biểu tượng mạng.

Để khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng này bạn cần kiểm tra lại xem trạng thái của card mạng hoặc driver của card mạng đã được cài hay chư,… bằng cách thực hiện như sau:

Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer | Chọn Manage | Chọn Device manager | Chọn Network adapters.

Nếu như driver card mạng chưa được cài thì bạn hãy vào trang chủ của hãng mainboard (đối với laptop là model máy và hãng sản xuất) bạn đang dùng để tải về bản driver chuẩn và tiến hành cài đặt.

6.

Máy tính lỗi kết nối mạng do virus chặn cổng

Trong nhiều trường hợp khi máy tính của bạn bị nhiễm virus cũng có thể dẫn tới tình trạng lỗi máy tính không vào được mạng bởi virus chặn post ra.

Đối với trường hợp lỗi máy tính không vào được mạng này các khắc phục hiệu quả nhất là sử dụng các phần mềm diệt virus để quét sạch virus hoặc cài đặt lại windows. Các tốt nhất để tránh rơi vào trường hợp này là bạn nên sử dụng một phần mềm diệt virus bản quyền khi kết nối Internet.

7.

Sửa lỗi máy tính bị lỗi internet bằng cách thay đổi proxy cho trình duyệt

Việc thiết lập hệ thống proxy cho trình duyệt khi chẳng may trình duyệt bị lỗi proxy khiến máy tính không vào được mạng win xp hay win 10 cũng là giải pháp mang đến hiệu quả tốt.

a. Các bước thay đổi Proxy trên Chrome và Cốc cốc:

– Bước 1: Mở trình duyệt Chrome hoặc Cốc Cốc lên | Kích vào Menu chọn Setting

– Bước 2: Kích chọn “Hiển thị cài đặt nâng cao”

– Bước 3: Chọn mục “Thay đổi cài đặt proxy”…

– Bước 4: Tại cửa sổ “Internet Properties” bạn kích chọn “LAN settings”

– Bước 5: Tích vào phần “ User proxy server for your LAN…” Và điền các thông số proxy tương ứng cho phần Adress và Port | cuối cùng chọn Ok

Lưu ý: Sau khi thay đổi Proxy xong bạn nên thử vào website lại, nếu chưa được hoặc tốc độ chậm thì bạn có thể đổi sang Proxy khác.

b. Các bước thay đổi Proxy trên Firefox:

– Bước 1: Vào Menu | Chọn Options

– Bước 2: Chọn Tab Advanced | chọn Network | Chọn Settings…

– Bước 3: Cửa sổ Connections Settings hiển thị, bạn sẽ điền thông số Proxy vào đây, sau đó chọn OK để hoàn thành.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ 7 nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng hy vọng một trong số những cách trên sẽ giúp bạn khắc phục thành công vấn đề của bạn gặp phải với mạng internet một cách nhanh chóng và ổn định nhất.

Chủ đề