Liên đoàn bóng đá việt nam ở đâu

14/02/2014 | 07:00

Địa chỉ: Đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.38452480
Fax: 024.38233119
Email:
Website: www.vff.org.vn
 

Cập nhật sau cùng vào 17 tháng 4 năm 2022

Liên đoàn bóng đá việt nam ở đâu

Đi đến Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam VFF dễ hơn với ứng dụng!

Liên đoàn bóng đá việt nam ở đâu

Biểu trưng của LĐBĐVN
từ năm 1994 đến ngày 31/12/2008

Năm 1994, Ban Chấp hành LĐBĐVN nhiệm kỳ II tổ chức cuộc thi vẽ mẫu biểu trưng LĐBĐVN và đã nhận được 32 bài thi của hơn 20 hoạ sỹ trên cả nước đã gửi về.

LĐBĐVN đã mời các hoạ sỹ danh tiếng của Hội Mỹ thuật VN, các giảng viên Trường Mỹ thuật tham gia Ban Giám khảo và tiến hành chấm thi theo các quy định. Kết quả, mẫu của hoạ sỹ Nguyễn Ngọc Thân (Tổng cục TDTT) trúng giải Nhất, được LĐBĐVN chọn làm biểu trưng chính thức của Liên đoàn.

Biểu trưng có nền màu vàng, màu đỏ là màu cờ Tổ quốc, màu xanh ở vòng trong cùng là màu sân cỏ, tên Liên đoàn bóng đá Việt Nam được in đậm nét. Trong hình tam giác màu đỏ có cách điệu hình quả bóng đá, nó cũng gần với hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ. Những nét đỏ, vàng phía bên phải có hình 3 chữ VFF (viết tắt 3 từ tiếng Anh Vietnam Football Federation).

Biểu trưng LĐBĐVN đã được FIFA, AFC, AFF và các Liên đoàn bóng đá quốc gia khác tiếp nhận.

Sau 12 năm sử dụng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhận thấy cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa Logo của Liên đoàn nhằm biểu thị đầy đủ và sinh động hơn tính chất của một tổ chức Liên đoàn quốc gia trong quá trình hội nhập với quốc tế.

Liên đoàn bóng đá việt nam ở đâu

Biểu trưng của LĐBĐVN
sử dụng từ ngày 1/5/2008

Thực hiện Quyết nghị của Ban chấp hành LĐBĐVN tại kỳ họp lần thứ 3, ngày 12 tháng 7 năm 2006, về việc tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) LĐBĐVN và kế hoạch tổ chức cuộc thi đã được phê duyệt, LĐBĐVN chính thức phát động cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng mới của LĐBĐVN với sự tài trợ của báo Bóng Đá kể từ ngày 21/11/2006.

Sau gần 03 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút sự quan tâm cổ vũ nhiệt tình của đông đảo các nghệ sĩ cũng như khán giả hâm mộ. Đến ngày 04/1/2007, BTC cuộc thi đã nhận được tổng cộng 647 tác phẩm dự thi và ngày /6/1/2007, Hội đồng giám khảo (gồm đại diện Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, Hội đồng nghệ thuật Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, giảng viên trường Đại học mỹ thuật công nghiệp Việt Nam, Vụ pháp chế UBTDTT…) đã triển khai chấm thi và lựa chọn được 10 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung khảo. Trong số 10 tác phẩm xuất sắc lọt vào chung khảo, Hội đồng giám khảo tiếp tục lựa chọn ra 3 tác phẩm nổi bật nhất dành cho vòng chung kết.

3 tác phẩm vào chung kết đã được báo cáo tại Đại hội thường niên lần thứ 1 năm 2007 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam và tại Đại hội thường niên lần thứ 2 năm 2007, các đại biểu đã chính thức thông qua việc lựa chọn tác phẩm dự thi của tác giả Nguyễn Công Quang là tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác biểu trưng LĐBĐVN.

Biểu trưng lấy hình ảnh cờ Tổ quốc Việt Nam nền đỏ sao vàng trong thế phát triển vút cao hội nhập, tôn vinh các giá trị của bóng đá Việt Nam trong quá trình hình thành phát triển và khẳng định đáp ứng thịnh tình của người hâm mộ trong nước, bạn bè quốc tế và các tổ chức bóng đá quốc tế biết thêm về bóng đá Việt Nam.

Ngày 28/4/2008, Ban chấp hành LĐBĐVN đã chính thức ra quyết định công bố sử dụng biểu trưng (logo) mới của LĐBĐVN trong mọi giao dịch có liên quan từ ngày 01/5/2008. Việc sử dụng biểu trưng cũ kết thúc vào ngày 31/12/2008.

Biểu trưng là tài sản thuộc quyền sở hữu của LĐBĐVN. Việc sử dụng biểu trưng vào mục đích thương mại, quảng cáo đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của LĐBĐVN.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam trân trọng thông báo về việc thay đổi trụ sở làm việc của Liên đoàn bóng đá Việt Nam như sau:

          Trụ sở làm việc cũ: số 18 Lý Văn Phức – Quận Đống Đa – Hà Nội

          Trụ sở làm việc mới: Đường Lê Quang Đạo – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội.

          Thông tin liên hệ:

Số điện thoại: (84-4) 37332644; (84-4) 38452480

Số Fax: (84-4) 38233119; (84-4) 37341349

Email: ,

Website: www.vff.org.vn

– Thời điểm thay đổi: Kể từ ngày 22 tháng 2 năm 2010

Liên đoàn bóng đá Việt Nam trân trọng thông báo.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Football Federation - VFF) là tổ chức quản lý và điều hành tất cả các hoạt động bóng đá ở Việt Nam.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam
AFC
Liên đoàn bóng đá việt nam ở đâu
Thành lập1960 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[1]
Gia nhập FIFA1952 Quốc gia Việt Nam
1964 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Gia nhập AFC1954 Việt Nam Cộng hòa[2][3][4][5]
1978 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Gia nhập AFF1984
Chủ tịchTrần Quốc Tuấn (quyền)
Websitewww.vff.org.vn

Liên đoàn bóng đá Việt Nam hiện là thành viên của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Trụ sở VFF nằm ở đường Lê Quang Đạo – phường Mỹ Đình 1 – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội.

Quyền Chủ tịch hiện tại là Trần Quốc Tuấn.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Chủ tịch
    • 1.2 Tổng thư ký
  • 2 Lãnh đạo hiện nay
  • 3 Liên đoàn thành viên
    • 3.1 Miền Bắc
      • 3.1.1 Tây Bắc Bộ
      • 3.1.2 Đông Bắc Bộ
      • 3.1.3 Đồng bằng sông Hồng
    • 3.2 Miền Trung
      • 3.2.1 Bắc Trung Bộ
      • 3.2.2 Duyên hải Nam Trung Bộ
      • 3.2.3 Tây Nguyên
    • 3.3 Miền Nam
      • 3.3.1 Đông Nam Bộ
      • 3.3.2 Tây Nam Bộ
  • 4 Quản lý
    • 4.1 Đội tuyển
      • 4.1.1 Nam
      • 4.1.2 Nữ
    • 4.2 Giải đấu
      • 4.2.1 Nam
      • 4.2.2 Nữ
  • 5 Chú thích
  • 6 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Tổ chức tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam là Hội bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Association). Hội thành lập năm 1960 có chủ tịch là Hà Đăng Ấn và phó chủ tịch là Trương Tấn Bửu.[6]

Tháng 8 năm 1989 tại Đại hội lần thứ nhất, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ra đời thay thế Hội bóng đá Việt Nam, chủ tịch liên đoàn là Trịnh Ngọc Chữ, phó chủ tịch là Ngô Xuân Quýnh, Trần Vĩnh Lộc và Lê Bửu. Tổng thư ký là Lê Thế Thọ.

Liên đoàn đã tổ chức thêm 7 lần đại hội vào các năm 1993, 1997, 2001, 2005, 2009, 2014 và 2018.

Chủ tịchSửa đổi

  1. Trịnh Ngọc Chữ (tháng 8 năm 1989–1991)
  2. Dương Nghiệp Chí (quyền chủ tịch, năm 1991–tháng 10 năm 1993)
  3. Đoàn Văn Xê (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
  4. Mai Văn Muôn (tháng 10 năm 1997–tháng 8 năm 2001)
  5. Hồ Đức Việt (tháng 8 năm 2001–2003)
  6. Trần Duy Ly (quyền chủ tịch, tháng 1 đến tháng 8 năm 2003)
  7. Mai Liêm Trực (năm 2003–tháng 6 năm 2005)
  8. Nguyễn Trọng Hỷ (tháng 6 năm 2005–2013)
  9. Lê Hùng Dũng (quyền chủ tịch từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014; chủ tịch chính thức từ 3/2014 đến tháng 12/2018)
  10. Lê Khánh Hải (từ tháng 12 năm 2018 - 31 tháng 12 năm 2021)
  11. Trần Quốc Tuấn (31 tháng 12 năm 2021 - nay)

Tổng thư kýSửa đổi

  1. Lê Thế Thọ (tháng 8 năm 1989–tháng 10 năm 1993)
  2. Trần Bẩy (tháng 10 năm 1993–tháng 10 năm 1997)
  3. Phạm Ngọc Viễn (tháng 10 năm 1997–21 tháng 1 năm 2005, từ chức[7][8])
  4. Phan Anh Tú (quyền tổng thư ký, 21 tháng 1 năm 2005[8]–tháng 6 năm 2005)
  5. Trần Quốc Tuấn (ngày 2 tháng 6 năm 2005–26 tháng 12 năm 2011[9])
  6. Ngô Lê Bằng (ngày 28 tháng 2 năm 2012[10]–2014)
  7. Lê Hoài Anh (ngày 31 tháng 3 năm 2014 đến nay)

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • Chủ tịch: Trần Quốc Tuấn (quyền)
  • Phó Chủ tịch thường trực (phụ trách chuyên môn): Trần Quốc Tuấn
  • Phó Chủ tịch (phụ trách truyền thông - đối ngoại): Cao Văn Chóng
  • Phó Chủ tịch (phụ trách tài chính - tài trợ): Lê Văn Thành
  • Ủy viên thường trực: Trần Anh Tú

Liên đoàn thành viênSửa đổi

Hiện tại có 24 tổ chức liên đoàn bóng đá tỉnh thành là thành viên của VFF:[11]

Miền BắcSửa đổi

Tây Bắc BộSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Yên Bái
  • Liên đoàn bóng đá Hòa Bình

Đông Bắc BộSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Lạng Sơn
  • Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh
  • Liên đoàn bóng đá Thái Nguyên

Đồng bằng sông HồngSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Hà Nội
  • Liên đoàn bóng đá Hải Phòng
  • Liên đoàn bóng đá Nam Định

Miền TrungSửa đổi

Bắc Trung BộSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Nghệ An
  • Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa
  • Liên đoàn bóng đá Thừa Thiên Huế

Duyên hải Nam Trung BộSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Bình Định
  • Liên đoàn bóng đá Đà Nẵng
  • Liên đoàn bóng đá Quảng Nam
  • Liên đoàn bóng đá Quảng Ngãi
  • Liên đoàn bóng đá Phú Yên

Tây NguyênSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Đắk Lắk
  • Liên đoàn bóng đá Gia Lai
  • Liên đoàn bóng đá Kon Tum
  • Liên đoàn bóng đá Lâm Đồng

Miền NamSửa đổi

Đông Nam BộSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá Bình Dương
  • Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh
  • Liên đoàn bóng đá Tây Ninh

Tây Nam BộSửa đổi

  • Liên đoàn bóng đá An Giang
  • Liên đoàn bóng đá Cần Thơ[12]
  • Liên đoàn bóng đá Long An
  • Liên đoàn bóng đá Tiền Giang
  • Liên đoàn bóng đá Vĩnh Long

Quản lýSửa đổi

Đội tuyểnSửa đổi

NamSửa đổi

  • Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-22 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-14 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá trong nhà U-20 quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia Việt Nam

NữSửa đổi

  • Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-19 nữ quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-16 nữ quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá U-14 nữ quốc gia Việt Nam
  • Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia Việt Nam

Giải đấuSửa đổi

NamSửa đổi

  • Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V.League 1)
  • Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam (V.League 2)
  • Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Việt Nam (V.League 3)
  • Giải bóng đá hạng ba quốc gia Việt Nam (V.League 4)
  • Giải vô địch bóng đá U21 Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá U19 Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá U17 Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá U15 Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá thiếu niên Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam
  • Giải bóng đá bãi biển vô địch quốc gia
  • Cúp bóng đá Việt Nam
  • Siêu cúp bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá trong nhà cúp quốc gia Việt Nam

NữSửa đổi

  • Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá U19 nữ Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “FIFA COURSE FOR REFEREES”. The Straits Times. ngày 6 tháng 11 năm 1951.
  2. ^ The A-Z of Asian Football 97-98; 1997 Asian Football Confederation
  3. ^ 香港足球總會九十週年紀念特刊 (Hong Kong Football Association 90th Anniversary Booklet) 2004
  4. ^ “AFC 60th Anniversary: Back to where it all began”. the-afc.com.
  5. ^ “Singapore get okay to host pre- Games”. The Straits Times. ngày 20 tháng 12 năm 1978.
  6. ^ Lịch sử Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2012-05-05 tại Wayback Machine.
  7. ^ Tổng Thư ký VFF Phạm Ngọc Viễn từ chức, Báo Tiền phong, ngày 7 tháng 1 năm 2005.
  8. ^ a b Ông Phan Anh Tú nhận chức quyền Tổng thư ký LĐBĐVN, VnExpress, ngày 22 tháng 1 năm 2005
  9. ^ Ông Trần Quốc Tuấn được chấp thuận từ chức, VnExpress, ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  10. ^ Ông Ngô Lê Bằng giữ chức Tổng thư ký VFF, Tienphong, ngày 28 tháng 02 năm 2012.
  11. ^ “VFF”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  12. ^ VFF. “Thông tin Hội nghị Ban chấp hành LĐBĐVN lần thứ 6- Khoá VII”. vff.org.vn. Truy cập 25 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2006-09-02 tại Wayback Machine trên trang chủ của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA)
  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam trên trang chủ của AFC