Lật cổ chân bao lâu thì khỏi

Cách đây 4 tháng, tôi có bị va chạm và bị lật cổ chân khiến cổ chân sưng tấy, không thể đi lại được. Tôi có chườm đá ngay sau đó và hết sưng sau khoảng 1 tuần. Vì đang đá giải nên tôi vẫn cố thi đấu mặc dù cổ chân vẫn còn hơi đau , nhất là khi chạy nhanh hoặc thi đấu quá sức. Sau đó tôi nghỉ ngơi vài ngày cho bớt đau rồi lại tiếp tục khi đấu. Cách đây 3 tuần, tôi bị lật lại lần nữa và cổ chân cảm giác lỏng hơn hẳn, đi khám và chụp MRI thì bác sĩ bảo bị giãn dây chằng cổ chân và cho uống thuốc kháng viêm, khuyên nghỉ ngơi tối thiểu 3 tháng. Ad tư vấn giúp tôi có phương pháp nào giúp phục hồi nhanh hơn không vì sắp tới tôi có 1 giải đấu vô cùng quan trọng? Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Lật cổ chân hay còn gọi bong gân khớp cổ chân là  tình trạng các dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị tổn thương quá mức dẫn đến giãn, rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. Tình trạng này thường bị xem nhẹ nên không có phương pháp phục hồi kịp thời khiến mức độ tổn thương ngày càng nặng thêm và dễ bị tái phát.

Trường hợp giãn dây chằng như của bạn thì nên tuân thủ theo lời khuyến của bác sĩ, nếu còn sưng viêm thì uống thuốc kháng viêm và chườm đá để giảm sưng, tuyệt đối không thoa dầu nóng hay bôi mật gấu, rượu gấc,.. sẽ càng làm tình trạng tổn thương nặng thêm và khó phục hồi.

Ngoài ra, do cấu tạo của dây chằng là các bó sợi collagen type 1 nên việc đảm bảo tính dẻo dai, khỏe mạnh của dây chằng sẽ phụ thuộc vào đặc tính các sợi collagen. Trong khi, thời gian để cơ thể sản sinh ra collagen type 1 giúp phục hồi dây chằng sau tổn thương mất rất nhiều thời gian và có thể kéo dài từ 1,5-3 tháng nên nếu trong khoảng thời gian phục hồi này mà bạn còn triệu chứng đau, đau nhói, đau thốn tại 1 điểm khi vận động hoặc chơi thể thao thì chứng tỏ dây chằng chưa được phục hồi rồi.

Do đó, để giúp thúc đẩy nhanh tình trạng lật cổ chân và sớm trở lại với hoạt động thể thao thì bạn nên tuân thủ và kết hợp các phương pháp sau đây

- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và không được chơi thể thao khi còn đau

- Tập luyện các bài tập phục hồi cho cổ chân giúp sớm lấy lại chức năng cho cổ chân và giúp phục hồi nhanh hơn

- Sử dụng các sản phẩm có chứa công thức collagen type 1, mucopolysacharides giúp kích sinh tổng hợp collagen type 1, đem lai tính mềm dẻo, khỏe mạnh cho gân, dây chằng. Hỗ trợ phục hồi gân, dây chằng sau tổn thương. Cải thiện các triệu chứng đau do tổn thương gân, dây chằng, rút ngắn thời gian hồi phục.

Hiện nay, Tendoactive là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa công thức collagen type 1, Mucopolysacharides, Vitamin C - hỗ trợ phục hồi các trường hợp bị tổn thương gân. Phù hợp với các đối tượng: chấn thương, bong gân, giãn dây chằng,...

Chúc bạn mau sớm bình phục và sẽ sớm trở lại với đam mê!

Trật khớp bàn chân là 1 tai nạn mà nhiều người dễ gặp phải, nhất là trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Nó có thể xảy đến từ rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến biến nhất là do: Chơi thể thao, luyện tập không đúng cách, tai nạn giao thông hoặc tai nạn khi di chuyển, mang vác quá sức…

Dấu hiệu chân bị trật khớp: Vùng bàn chân có dấu hiệu đau nhức, xuất hiện vết bầm, sưng, chân di chuyển khó khăn. Trường hợp nặng chân có thể xuất hiện những cơn đau đột ngột, dữ dội, chân không di chuyển được.

Trật khớp bàn chân: Dễ gặp - khó lành?

Là tai nạn khá phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên trật khớp bàn chân không phải là trường hợp khó chữa, điều quan trọng là tình trạng vết thương và cách xử trí ngay khi vừa gặp phải chấn thương của mỗi người. Thông thường, trật khớp có thể được chữa lành trong trong khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuỳ thuộc độ nặng nhẹ của ca chấn thương.

Trường hợp trật khớp nhẹ: chân xuất hiện vết sưng, bầm tím, xuất hiện cơn đau nhẹ khi di chuyển hoặc xoay xở bàn chân. Với trường hợp này, bạn có thể chữa trị tại nhà với các bước sau:

  • Ngay sau chấn thương cần hạn chế di chuyển để tránh vết thương trở nên nặng hơn. Tốt nhất, nên ngồi im, thả lỏng chân. Đặc biệt, không nên tìm cách nắn, chỉnh khớp, điều này chỉ khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng.
  • Dùng túi lạnh hoặc khăn mỏng chứa đá lạnh chườm lên vết thương. Chườm liên tục trong khoảng 2 tiếng, mỗi lần cách nhau tầm 3-5 phút. Lưu ý chỉ được chườm lạnh không chườm nóng.

  • Dùng thuốc làm tan máu bầm: Các loại thuốc hỗ trợ làm tan máu bầm chính là phương pháp để giảm nhanh đau đớn đồng thời hỗ trợ điều trị trật khớp nhanh chóng mà hiệu quả nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp làm tan máu bầm tuy nhiên bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thuốc với thành phần tự nhiên mà thuốc viên Thông Huyết Trật Đả Hoàn là ví dụ. Được bào chế từ các dược liệu: đương quy, đào nhân, đại hoàng, nhũ hương… Trật Đả Hoàn có không chỉ giúp làm tan máu bầm mà còn hỗ trợ chống sưng, kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ vết trật khớp nhanh chóng phục hồi. Nhờ thành phần 100%  thảo dược thiên nhiên, Trật Đả Hoàn không gây bất kỳ tác dụng phụ nào lên người sử dụng. Thậm chí, bạn có thể an tâm sử thuốc trong thời gian dài mà không phải lo ngại sức khoẻ bị ảnh hưởng.

Lưu ý: Trật khớp bàn chân đôi khi có thể kéo theo các tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh quanh khớp. Do đó bạn không nên chủ quan chịu đựng hoặc có suy nghĩ để vết thương tự lành. Cần nhanh chóng làm tan máu bầm cũng như xử lý khớp bị trật một cách triệt để tránh trường hợp khớp bị trật có thể bị tái phát nhiều lần.

Trường hợp trật khớp nặng: Xuất hiện vết bầm tím lớn hoặc sưng to kéo theo những cơn đau dữ dội, đột ngột, chân không thể di chuyển được. Nếu gặp trường hợp này không nên tự xử lý mà cần nhanh chóng đưa người bị trật khớp đến cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị đúng cách. Nếu kéo dài hoặc chữa trị không đúng cách, người bệnh không chỉ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà còn có thể để để lại những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ mặc dù việc trật khớp chỉ rất đơn giản.

Tình trạng trật khớp bong gân sơ mi cổ chân thường bị xem nhẹ, nhiều người chỉ chườm đá lạnh hoặc bó lá mà không nghĩ đến hậu quả khi không điều trị đúng cách và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cách điều trị khoa học để khớp chân có thể hồi phục nhanh nhất

Bị trật khớp cổ chân là gì

Trật khớp cổ chân hay bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng ở quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức làm rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng bởi tác động của lực gây chấn thương. Tình trạng này gặp ở rất nhiều lứa tuổi với các mức độ tổn thương dây chằng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đa phần các trường hợp trật sơ mi cổ chân thường gặp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý bằng cách chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và hạn chế tối đa đi lại là bong gân sẽ tự lành

Bị trật khớp cổ chân là gì

Tuy nhiên trong trường hợp bị trật khớp cổ chân ở mức độ vừa và nặng thì bắt buộc bệnh nhân sẽ phải đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nghe người khác khuyên dùng các biện pháp điều trị tại nhà như bó lá, chườm, hay chữa theo dân gian. Việc làm này sẽ làm cho bong gân nặng hơn, trở nên mãn tính với các triệu chứng như đau và sưng dai dẳng ở khớp cổ chân. Ngoài ra còn bị lỏng khớp, chấn thương rất dễ tái phát lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và năng suất lao động

Nguyên nhân gây trật khớp cổ chân

Những tác động lực bên ngoài hoặc do tai nạn chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc té ngã làm cho cổ chân bị xoắn vặn đột ngột. Có thể liệt kê một vài tình huống thừng gặp như

  • Đi bộ hoặc tập thể dục trên mặt phẳng mấp mô
  • Ngã cao bàn chân tiếp đất
  • Chơi các môn thể thao có động tác cắt hoặc lăn và xoắn chân
  • Chạy bộ đường dài
  • Chơi các môn thể thao như đá bóng, quần vợt, bóng rổ…
  • Tai nạn giao thông

Nguyên nhân gây trật sơ mi cổ chân

Cách nhận biết bạn bị trật khớp cổ chân

Ngay sau khi bạn gặp phải chấn thương thì khớp cổ chân sẽ bị đau kèm theo triệu chứng sưng, phù nề , bầm tính và khả năng vận động bị hạn chế. Khi giai đoạn đau cấp tính qua đi thì khi tiến hành khám lâm sàng sẽ thấy khớp cổ chân mất vững. Nếu bong gân mức độ nặng thì bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng động rắc khi bị chấn thương. Dưới đây là một số phương pháp để chẩn đoán trật khớp sơ mi cổ chân

  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ

Điều trị trật khớp cổ chân

Điều trị tại nhà

  • Nghỉ ngơi, bất động để giảm sưng nề, tránh làm bong gân nặng hơn
  • Chườm đá tại vùng bị sưng, mỗi lần chườm 20 phút, mỗi ngày chườm 3 lần, chú ý không đặt trực tiếp đá lên da mà chườm qua lớp vải bọc
  • Dùng băng chun để ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân
  • Kê chân cao hơn tim trong hai ngày đầu
  • Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau

Điều trị tại bệnh viện

Nếu bị bong gân nặng thì ngoài việc giảm đau, chườm đá ngay lập tức thì cần đến bệnh viện để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Rất hiếm khi bong gân khớp cổ chân phải phẫu thuật

Bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi

Tùy vào vị trí bị trật khớp cổ chân mà thời gian lành bệnh là lâu hay nhanh. Thông thường thời gian để khớp hồi phục và hoạt động bình thường trở lại là từ 2 tuần đến 2 tháng, thậm chí trường hợp nặng còn lâu hơn nữa.

Bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi

Với những bệnh nhân sức khỏe không tốt hoặc những người cao tuổi thì quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn vì vậy không có khoảng thời gian cố định nào cho câu hỏi bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi

Như vậy trật khớp so mi cổ chân hay bong gân cổ chân là tình trạng rất hay xảy ra vì đây là vùng phải hoạt động khá nhiều dễ bị tổn thương. Rất khó xác định thời gian khỏi bệnh hoàn toàn là bao lâu vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Nguồn: //thoiviet.com.vn

Video liên quan

Chủ đề