Lập thẩm định dự án chung cư là gì

Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra 1 phần hoặc toàn bộ nội dung thẩm định dự án.

Đối với các dự án đã phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư có trách nhiềm tổ chức thẩm định dự án .

Thủ tướng chính phủ thành lập hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết.Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư là Chủ tịch hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Cơ quan cấp bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở kế hoạch đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.

Ủy ban nhân dân cấp huyện,cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.

Đối với các dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.

Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án không phải tổ chức thẩm định riêng.

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.

Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên nghành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.

Sở quản lý công trình xây dựng chuyên nghành đối với dự án nhóm B,nhóm C.

Bộ Xây Dựng ban hành thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên.

Nội dung thẩm định một dự án đầu tư

Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: Sự cần thiết phải đầu tư.

Các yếu tố đầu vào của dự án như: quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án.

Phân tích tài chính.

Tổng mức đầu tư.

Hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án.

Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án,bao gồm:

Sự phù hợp với quy hoạch.

Nhu cầu sử dụng đất,tài nguyên(nếu có).

Khả năng giải phóng mặt bằng.

Khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ thực hiện dự án.

Kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư.

Khả năng hoàn trả vốn vay.

Giải pháp phòng cháy,chữa cháy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt.

Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến.

Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí,quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.

Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Sự hợp lý của phương án công nghệ,dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu về dây chuyền công nghệ.

Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy,chữa cháy.

Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn,năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

trước khi quyết định có hay không đầu tư tài chính cho dự án đó, bởi đó là một trong những cơ sở để nhà đầu tư xem xét hiệu quả của dự án và khả năng hoàn trả vốn cũng như sinh lời từ dự án sẽ đầu tư.

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là những tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày hết sức đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư sau này nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.

Như vậy, xét về mặt nội dung thì dự án đầu tư là tổng hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định trên cơ sở đạt được các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định. Xét về mặt hình thức Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian nhất định.

Thẩm định giá dự án là gì?

Thẩm định giá dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học và toàn diện tất cả nội dung kinh tế, kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án. Điểm khác biệt cơ bản của thẩm định giá dự án so với lập dự án đó là thẩm định giá là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án.

Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.

Mục đích của thẩm định giá dự án đầu tư

Việc thẩm định giá của một dự án đầu tư rất có ý nghĩa với các đối tượng liên quan tới dự án đó như: nhà đầu tư, cơ quan quản lý, bảo hiểm, thuế….Thông qua kinh nghiệm gần 20 năm chuyên sâu trong ngành thẩm định giá dự án, thẩm định giá Hoàng Quân đã xác định mục địch của thẩm định giá dự án bao gồm:

  • Giúp nhà đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất;
  • Xác định được ưu điểm, nhược điểm của dự án;
  • Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không;
  • Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
  • Đàm phán chuyển nhượng;
  • Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh;
  • Các mục đích khác...

Phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư

Cũng giống như phương pháp thẩm định các đối tượng tài sản khác như: bất động sản, doanh nghiệp, động sản, tài nguyên thiên nhiên… Các phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư bao gồm:

  • Phương pháp so sánh/so sánh trực tiếp

Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua-bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

  • Phương pháp thẩm định trình tự

Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau

Chi phí thẩm định giá Dự án đầu tư

Chi phí thẩm định giá dự án đầu tư được hiểu là mức phí dịch vụ để thuê một đơn vị có đủ chức năng về pháp lý (Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá do Bộ Tài chính cấp) và chuyên môn tiến hành Thẩm định giá trị dự án đó.

Mức phí này hoàn toàn khác với giá trị của dự án có được sau khi tiến hành thẩm định giá. Thông thường phí thẩm định giá dự án sẽ được tính trên tỷ lệ % (phần trăm) của tổng giá trị Dự án. Ví dụ như:

  • Dự án có giá trị <10 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 10.800.000đ
  • Dự án có giá trị 20 - 40 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.084%
  • Dự án có giá trị 40 - 60 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.080%
  • Dự án có giá trị 80 – 100 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.070%

.jpg)

Hồ sơ thẩm định giá dự án đầu tư

Tùy thuộc vào các dạng dự án đầu tư, khách hàng cần cung cấp các thủ tục cần thiết liên quan đến dự án. Nhưng nhìn chung bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ trình của chủ đầu tư kèm theo báo cáo nghiên cứu;
  • Văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi;
  • Giấy chứng nhận giao quyền sử dụng đất;
  • Quyết định giao đất;
  • Quy hoạch chi tiết dự án;
  • Bản vẽ quy hoạch dự án,….

Dịch vụ thẩm định giá Dự án đầu tư là một trong những thế mạnh của Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân. Với kho dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, Thẩm định giá Hoàng Quân sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các dự án với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.

Chủ đề