Làm thế nào để hết mụn ở tuổi dậy thì

Bác sĩ: Trong giai đoạn tuổi dậy thì, da nhờn nhiều, đặc biệt là những bé đang có mụn trứng cá thì phải lưu ý lựa chọn các sản phẩm chống nắng phù hợp. Các sản phẩm chống nắng có nhiều dạng như là dạng kem, dạng gel, dạng lotion…Nhưng với các bé đang bị mụn dậy thì cần tốt nhất nên lựa sản phẩm chống nắng dạng gel, vì dạng này thấm hút nhanh hơn, giảm cảm giác bết dính trên da. Lưu ý nên chọn kem chống nắng phổ rộng, chống được tia UVA/UVB, chỉ số chống nắng phải từ SPF 30 trở lên.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phần lớn có thể tự điều trị ở mức độ nhẹ. Ở mức độ trung bình và nặng, ngoài thuốc uống, thuốc bôi thì còn có nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc da để vừa giúp phục hồi da vừa ngăn ngừa mụn hiệu quả. Trong y khoa, việc điều trị luôn đi kèm với việc điều dưỡng để giúp cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường. trong chuyên ngành da liễu, việc điều trị da cần phải đi kèm với việc chăm sóc da để da phục hồi về trạng thái bình thường.

Làm thế nào để hết mụn ở tuổi dậy thì

Vì sao xuất hiện mụn trứng cá tuổi teen?

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi teen – tuổi dậy thì (từ 8 -25 tuổi) – là thời điểm mà hầu hết nam nữ đều có mụn trứng cá ở nhiều mức độ. Do đây là giai đoạn mà cơ thể có nhiều thay đổi về hormone khiến tuyến dầu nhờn ở da hoạt động mạnh hơn – kết hợp với vi khuẩn gây mụn sinh ra khi lỗ chân lông bị bít tắc làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. (1)

Làm thế nào để hết mụn ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá có xu hướng phát triển mạnh trong độ tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân khiến tuổi dậy thì là giai đoạn dễ gặp mụn trứng cá là do những thay đổi về nội tiết tố, song song đó là các yếu tố khác như chăm sóc da hay sinh hoạt/ ăn uống. (2)

1. Gia tăng hormone androgen

Tới giai đoạn tuổi dậy thì, hormone androgen – một hormone sinh dục – sẽ gia tăng gây kích thích hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da. Điều này khiến da sản sinh quá mức bã nhờn, thừa dầu; lâu ngày dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Bít tắc lỗ chân lông gây hình thành nhân mụn (mụn đầu trắng). khi lổ chân lông bị hở, nhân mụn bị oxy hóa sẽ thành mụn đầu đen Trong khi đó nếu có vi khuẩn xâm nhập thì sẽ xuất hiện mụn mủ sưng đỏ, gây đau đớn với nguy cơ viêm nhiễm cao.

2. Vệ sinh da mặt kém

Với khí hậu nóng ẩm, nếu kết hợp với hoạt động mạnh rất dễ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Không chú ý trong việc giữ vệ sinh da mặt hoặc chọn các sản phẩm làm sạch không phù hợp hoặc chăm sóc da sai cách (như thường xuyên tẩy tế bào chết gây kích ứng da,…) cũng là nguyên nhân gây mụn trứng cá dậy thì.

3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài yếu tố chính là thay đổi hormone, các tác nhân khác như tâm trạng thường xuyên căng thẳng; thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da hay kể cả là thuốc nhuộm tóc khi tiếp xúc với da cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn chân lông gây mụn. Thêm vào đó nếu chế độ sinh hoạt kém lành mạnh như uống ít nước, hay thức khuya, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn.

Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá tuổi dậy thì

Với những mức độ khác nhau, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cũng có nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết được thông qua một số vấn đề xuất hiện ở các vùng da tập trung tuyến dầu nhờn (mặt, ngực, lưng, vai, cánh tay trên) như bít tắc lỗ chân lông, xuất hiện mụn nhọt/ mụn đầu đen/ mụn đầu trắng/ mụn mủ/ u nang (chứa mủ hoặc dịch) với số lượng lớn và kéo dài hơn. (3)

Một số loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường gặp

1. Mụn không do viêm

Đây là loại mụn được xem là khá “dễ chịu”, ít gây tổn thương và dễ điều trị. Đặc trưng của loại mụn không viêm chính là có nhân mụn cứng; bao gồm 2 “gương mặt” quen thuộc là:

  • Mụn đầu đen: Vi khuẩn, tế bào chết hoặc các chất bã nhờn bị oxy hóa trên bề mặt da ở vị trí nang lông mở tạo thành các đốm mụn màu đen.
  • Mụn đầu trắng: Lỗ chân lông cũng bị bít tắc bởi tế bào chết, dầu thừa hay vi khuẩn nhưng khác với mụn đầu đen; ở đây nang lông sẽ đóng lại tạo nên đầu mụn màu trắng.

2. Mụn do viêm

Mụn viêm gây nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn như kích thước mụn to, mụn dễ gây sưng nhức/ tấy đỏ/ nhiễm trùng mô, nguy cơ để lại sẹo mụn cao. 4 dạng trứng cá tuổi dậy thì loại viêm phổ biến có thể kể đến là:

  • Mụn sần: Là những nốt mụn sưng nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, hay nhạy cảm với tác động bên ngoài như nặn mụn. Nếu mụn sần xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mụn trứng cá không còn ở mức nhẹ mà đang ở mức trung bình đến nặng.
  • Mụn mủ: Mụn mủ có hình dạng bên ngoài khá giống với mụn đầu trắng, điểm khác biệt là mụn mủ có vòng tròn nhỏ màu đỏ quanh chân mụn – dấu hiệu của việc da bị viêm. Loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì này cũng không có nhân mụn cứng, thay vào đó là dịch mủ có màu vàng hoặc trắng. Không nên tự ý nặn mụn mủ để tránh làm mụn viêm nặng hơn hoặc để lại sẹo sâu.
  • Mụn bọc: Thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới; là tình trạng vi khuẩn viêm tấn công sâu vào cấu trúc da. Ngoài mặt thì mụn bọc cũng có thể xuất hiện nhiều ở vùng ngực và lưng. Mụn bọc nếu không xử lý đúng cách có thể gây đau nhức, sưng tấy đỏ nặng, dễ tái phát.
  • Mụn dạng nang: Hay còn gọi là u nang là loại mụn dưới da có kích thước lớn (có khi bằng hạt đậu) chứa đầy mủ hoặc dịch và gây đau nhiều. Mụn bọc xuất hiện khi tình trạng viêm đã ở mức nặng. Do là dạng mụn “ăn sâu” vào da nên khi lấy nhân mụn sẽ có nguy cơ cao để lại sẹo.
    Làm thế nào để hết mụn ở tuổi dậy thì
    Các loại mụn trứng cá tuổi dậy thì thường gặp

Cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cần đúng cách với các phương pháp phù hợp để hạn chế thấp nhất tổn thương da.

1. Trị mụn bằng thuốc bôi

  • Acid Salicylic: Axit salicylic có khả năng ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp nang lông thông thoáng hơn cũng như kiểm soát những tác nhân như da chết/ bã nhờn. ()
  • Acid Azelaic: Giúp làm sạch lỗ chân lông, gom còi mụn và hạn chế nguy cơ mụn tái phát. Tuy nhiên thành phần này chỉ có tác dụng tốt với những trường hợp mụn trứng cá tuổi dậy thì từ nhẹ tới vừa.
  • Benzoyl Peroxide: Gọi tắt là BPO. Loại thuốc này có công dụng diệt khuẩn và làm bong lớp sừng nên thường được sử dụng để điều trị các loại mụn như mụn đầu đen/ đầu trắng, mụn bọc, mụn viêm,…
  • Retinol: Là một chất dẫn xuất từ vitamin A, Retinol được dùng trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bởi khả năng giảm dầu thừa, thông thoáng nang lông giúp kiểm soát và giảm mụn – nổi bật là ngăn ngừa u nang và nốt sần. Ngoài ra hoạt chất này còn có công dụng chống lão hóa, giúp da sáng và đều màu cũng như giữ ẩm cho da. Khi sử dụng Retinoids cần chú ý hơn trong việc chống nắng cho da vì các yếu tố liên quan tới vitamin A sẽ khiến da dễ nhạy cảm và tổn thương hơn với tia UV.
  • Clindamycin: Một loại thuốc kháng sinh có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm tổn thương da do viêm. Trong việc điều trị mụn trứng cá – đặc biệt là mụn mức độ vừa tới nặng – Clindamycin có ở cả dạng bôi hoặc uống

2. Trị mụn trứng cá tuổi dậy thì bằng các mẹo tự nhiên

Một số thành phần tự nhiên cũng có tác dụng trị mụn trứng cá tuổi dậy thì từ nhẹ tới trung bình. Trong đó có 2 thành phần nổi bật bởi tính kháng khuẩn, trị viêm chính là nước chanh tươi và mật ong.

  • Sử dụng nước cốt chanh: Nước chanh có công dụng tốt nhất khi được sử dụng như chất làm se da hoặc điều trị mụn tại chỗ. Đối với các loại trứng cá tuổi dậy thì mức độ nhẹ, bạn chỉ cần dùng tăm bông chấm và thoa nhẹ nước chanh lên đầu mụn. Giữ trong vài giây và rửa sạch sau đó. Bạn có thể thực hiện vài lần trong ngày; tuy nhiên chỉ nên dùng cách này trong thời gian ngắn. phương pháp này cần phải tránh nắng kỹ.
  • Trị mụn bằng mật ong: Đặc tính kháng khuẩn và làm dịu của mật ong vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn vừa góp phần giúp mụn giảm mẩn đỏ, sưng tấy. Bạn có thể kết hợp mật ong với các thành phần khác như sữa chua, chuối hay yến mạch để tạo thành mặt nạ dưỡng da trị mụn hoặc dùng trực tiếp lượng rất nhỏ lên chấm mụn. Cần lưu ý là chỉ nên sử dụng mật ong nguyên chất và dùng lượng vừa đủ để tránh nguy cơ kích ứng da – nhất là với da nhạy cảm.

3. Dùng kem trị mụn tuổi dậy thì

Kem trị mụn là lựa chọn phổ biến trong điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bởi tính tiện lợi cũng như có hiệu quả nhất định. Để có thể trị mụn nhanh chóng, an toàn, người sử dụng nên lựa chọn sản phẩm kem phù hợp với loại da của mình. Ví dụ nếu như là da khô thì không nên chọn kem có tính kìm dầu. (5)

Để dùng kem tốt hơn, bạn cũng cần chú ý trong các bước chăm sóc da như làm sạch, dưỡng ẩm, chống lão hóa để da nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Làm thế nào để hết mụn ở tuổi dậy thì
Có thẻ dùng kem bôi có các thành phần như Axit Salicylic, Acid Azelaic, Retinol,… để trị mụn

Cách phòng ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Trong việc phòng ngừa mụn, nếu trẻ đang cần dùng thuốc điều trị theo toa thì điều quan trọng đầu tiên là cần thực hiện liệu trình điều trị theo đúng chỉ định. Ngoài ra cần kiên trì vì có thể cần mất từ 6-8 tuần mới bắt đầu nhận thấy rõ hiệu quả, từ 6 tháng trở lên để da hết mụn hoàn toàn.

Một số thói quen dưới đây giúp kiểm soát tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả hơn:

  • Dùng sữa rửa phù hợp với tình trạng da (da nhờn, khô hoặc hổn hợp): 2 lần mỗi ngày
  • Dùng sản phẩm có chứa adapalene để làm thông thoáng lỗ chân lông sau bước rửa mặt.
  • Tránh tẩy tế bào chết quá nhiều hoặc rửa mặt quá thường xuyên để tránh gây kích ứng da mụn.
  • Hạn chế chạm tay vào vùng da mụn.
  • Nên đeo và thay thường xuyên khẩu trang.
  • Gội đầu mỗi ngày nếu có tóc dài hoặc da đầu đổ nhờn nhiều.
  • Không nên dùng nhiều mỹ phẩm.
  • Bảo vệ da khỏi khói bụi, ánh nắng mặt trời, các vật dụng gây ma sát cho da như điện thoại, trang sức,…
  • Hạn chế căng thẳng, lo lắng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp tình trạng trứng cá tuổi dậy thì không thể tự kiểm soát tại nhà mà cần đến sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa để vừa nhanh chóng điều trị dứt điểm mụn vừa hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, trở nặng. Do đó các bạn trẻ đừng nên chần chừ nếu gặp phải:

  • Tình trạng mụn nặng với số lượng mụn viêm, mụn mủ hay mụn bọc nhiều; thời gian bị mụn kéo dài, khó dứt điểm.
  • Không có hiệu quả cao khi áp dụng các phương pháp điều trị không kê đơn sau vài tháng
  • Mụn xuất hiện như tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc như thuốc trị trầm cảm, lo âu,…
  • Mụn để lại nhiều sẹo mụn
  • Tâm lý bị ảnh hưởng mạnh vì mụn khiến trẻ tự ti, lo lắng quá mức.

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì không chỉ là vấn đề da liễu mà còn có thể ảnh hưởng tâm lý ở trẻ nếu không có sự theo dõi và điều trị kịp thời. Trong trường hợp số lượng mụn nhiều – nhất là mụn bọc, mụn nang – cùng với tình trạng da tổn thương nghiêm trọng như sưng đỏ, có dịch mủ, đau nhức nhiều thì cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc điều trị chuyên sâu da liễu lúc này là điều cần thiết; tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp trị mụn truyền miệng sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì nhanh nhất?

Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả.

Benzoyl peroxide và axit salicylic. ... .

Retinoid. ... .

Kháng sinh bôi và uống. ... .

Không nặn mụn. ... .

Sử dụng các sản phẩm không gây dị ứng. ... .

Nhẹ nhàng rửa sạch da hai lần một ngày. ... .

Tẩy tế bào chết mỗi tuần một lần. ... .

Thoa kem chống nắng mỗi ngày..

Khi nào mới hết mụn ở tuổi dậy thì?

Mụn là bệnh lý mạn tính của da, thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, từ 13-18 tuổi. Mụn có thể tự hết sau khi bước qua tuổi dậy thì, tuy nhiên nếu mụn không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ.

Tại sao ở tuổi dậy thì thường xuất hiện mụn trứng cá sinh 8?

Tới giai đoạn tuổi dậy thì, hormone androgen – một hormone sinh dục – sẽ gia tăng gây kích thích hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da. Điều này khiến da sản sinh quá mức bã nhờn, thừa dầu; lâu ngày dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.

Ăn gì để hết mụn ở tuổi dậy thì?

Thực phẩm ngăn ngừa mụn tuổi dậy thì các mẹ nên chú ý.

Bổ sung hoa quả tươi..

Bổ sung các loại ngũ cốc toàn phần..

Tăng lượng omega-3 cho cơ thể.

Bổ sung rau của trong bữa ăn..

Bổ sung kẽm..

Uống đủ nước..

Hạn chế các sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật..

Hạn chế thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp..