Làm thế nào để hết dịch vết mổ

Hỏi - 27/10/2012
Em sinh mổ vào ngày 4/9 tại bệnh viện tỉnh ở địa phương, được tiêm 6 ngày kháng sinh nhưng em không rõ loại gì, sau đó 1 tuần bị nhiễm trùng vết mổ,, em không sốt nhưng vết mổ ra nhiều mủ và dịch, ko liền miệng, bác sĩ ở đó cho uống 5 ngày 400 và Ciprolocaxin, và anpha chymosyn, và tiến hành rửa vết thương hằng ngày, nhưng vẫn bị tụ dịch ở 3 điểm là 2 đầu, và điểm giữa vết mổ, sau đó em được cho nhập viện lại và tiêm thêm 10 ngày Bidisyn và Tranoxel, uống kèm 6 viên anpha chymosyn chia 3 lần 1 ngày, cùng rửa vết thương, nhỏ dầu mù u vào vết mổ, nhưng tình hình vẫn ko khỏi, bác sĩ nói em bị nhiễm trùng bệnh viện, về nhà rửa vết thương sẽ hết, nên cho xuất viện về nhà , em có nhờ 1 cô y tá trong khoa theo về nhà rửa vết thương, nhỏ dầu mù u được 1 tuần thì cô ấy báo vết thương đã khô và khép miệng. Vết thương lúc này ở 3 điểm nhiễm trùng bị chai xơ cứng như bị áp xe.Từ lúc xuất viện đến giờ là 32 ngày, em cứ thấy đau vùng tren vết thương khoảng 2 đốt tay, ở phía bên trái bụng và dọc theo đường vạch đen giữa bụng dưới rốn xuất hiện lúc có bầu , khi ấn vào vẫn thấy đau, khi ngồi cho bé bú là cả một cực hình với em, và cửa mình có ra nước dịch màu vàng đậm. Em quay lại bệnh viện thì được chuyển vào khoa Nội, siêu âm bụng thi cho biết vùng dưới vết mổ của em vẫn còn tụ dịch, hạch (-),ascites(-),cocard(-),TDMP(-), dọc vết mổ có vài khoảng echo trống khích thước d1=7.8x2.9mm ;d2=4.2x47mm, cho em uông 3 ngày Azithyromycin250 và ampicilin lẦN 2 VIÊN, ngày 4 viên , sau đó iếp theo uống 2,5 ngày Bifumax nhưng cũng không hết dịch, sau đó cho em xuất viện mà ko chuyển qua khoa sản, em có đến khoa sản thi kê đơn về nhà cho em đặt 6 viên Roseginal forte,nhưng tinhf hình là chỉ dịch vàng ở âm đạo là ra ít hơn mà thôi , vết mổ vẫn còn tụ dịch. Em tính vào Từ Dũ để khám nhưng vì con còn quá nhỏ, và nhà lại neo người, chỉ có 2 vợ chồng và mẹ ruột nên em rất phân vân, xin bác sĩ giúp em và cho em lời khuyên, từ khi bị nhiễm trùng đến giờ người em rất yếu, hay mệt, và thường xuyên bị loạn nhịp tim dù trước đó em ko có tiền sử bệnh tim, và trước khi sinh em cũng đã khám tổng quát, cơ thể em hoàn toàn bình thường. Mong hồi âm sơsm của bác sĩ, em cảm ơn

Trả lời Chào em

Trước hết, em không nên quá lo lắng. Suy nghĩ nhiều lại đang nuôi con nhỏ có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, loạn nhịp tim như em mô tả.

Thứ hai, nếu có tình trạng nhiễm trùng vết mổ thì không thể cải thiện hoàn toàn ngay sau đợt điều trị. Hiện tại, em đã sinh mổ hơn 6 tuần, cấu trúc giải phẫu của đường sinh dục có thể trở về bình thường; nhưng tình trạng lành thương tại vết mổ có nhiễm trùng cần có thêm thời gian. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của việc tư vấn và điều trị chỉ có được sau khi thăm khám trực tiếp vết thương cũng như tình trạng bệnh nhân. Nếu em đã đến bệnh viện và bác sĩ đã thăm khám và chỉ định điều trị như mô tả, hy vọng tình trạng tại vết mổ sẽ cải thiện dần. Em nên tiếp tục theo dõi sức khỏe chung cũng như các dấu hiệu  tại vết mổ, nếu không ổn thì nên đến bệnh viện để khám lại.

Chúc may mắn!

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

01:32 - 05/04/2020 Lượt xem: 6548

Tụ dịch vết mổ là vấn đề khá nan giải trong phụ khoa và nhất là trong hỗ trợ sinh sản. Nó là một trong những nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở người phụ nữ. Để có thêm thông tin và tình trạng này, bạn hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 […]

Tụ dịch vết mổ là vấn đề khá nan giải trong phụ khoa và nhất là trong hỗ trợ sinh sản. Nó là một trong những nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở người phụ nữ. Để có thêm thông tin và tình trạng này, bạn hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Tụ dịch vết mổ là gì?

Tụ dịch vết mổ tử cung là hiện tượng có một lớp dịch đọng lại trên vết nứt ở vùng eo thành trước tử cung vị trí sẹo mổ lấy thai cũ và gây ra tình trạng rong huyết, khó thụ thai ở người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không thấy dấu hiệu đặc biệt nào và chỉ vô tình phát hiện trên siêu âm phụ khoa.

2. Tụ dịch vết mổ có những triệu chứng gì?

Làm thế nào để hết dịch vết mổ

Phần lớn phụ nữ sau sinh không có biểu hiện gì mà chỉ được phát hiện khi có kiểm tra siêu âm phụ khoa.

Một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: rong huyết sau kỳ kinh; đau tiểu khung mãn tính; vô sinh thứ phát; đau khi giao hợp; đau bụng kinh.

3. Vì sao lại có hiện tượng tụ dịch vết mổ?

Tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam ngày càng tăng cao, số lượng phụ nữ có sẹo mổ tử cung tăng dẫn đến nhiều biến chứng; trong đó có tụ dịch vết mổ.

Một số yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng này: Sẹo mổ quá thấp vùng cổ tử cung; sẹo mổ nhiều lần; tử cung ngả sau gập sau; thời gian chuyển dạ kéo dài; độ mở cổ tử cung; do đoạn dưới mỏng; do kỹ thuật khâu của bác sĩ.

4. Điều trị

Hiện nay, mọi phương pháp điều trị đều hướng tới mục tiêu để giúp người bệnh có thể mang thai lại, cắt lọc phần sẹo xơ và khâu phục hồi lại sẹo.

Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật để giúp làm sạch phần dịch bên trong vết mổ, đồng thời lấy hết các vật lạ, đốt bề mặt niêm mạc và các mạch máu bất thường, cắt bỏ bờ tổn thương làm mỏng gờ của sẹo.

5. Người phụ nữ có hạn chế được tình trạng này không?

Để hạn chế hiện tượng tụ dịch vết mổ tử cung thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa như:

Nên cố gắng sinh thường nếu được.

Nếu có chỉ định sinh mổ hoặc lựa chọn sinh mổ thì hãy mổ sát ngày dự sinh mà không nên chờ theo ngày giờ. Như vậy sẽ tốt hơn cho quá trình liền sẹo vết mổ.

Lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín và hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, bác sĩ giỏi chuyên môn và đảm bảo vô khuẩn tốt.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật, việc chăm sóc vết mổ là vấn đề rất cần được chú ý. Vết mổ sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể xuất hiện tình trạng tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật. Vậy, liệu vết mổ bị tụ dịch có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tụ dịch vết mổ là gì?

Tụ dịch vết mổ là hiện tượng xuất hiện một lớp dịch đọng lại dưới vị trí vết mổ. Lớp dịch này có thể là dịch huyết thanh hoặc dịch mủ.

Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Tụ dịch là tình trạng huyết thanh, máu hoặc dịch mủ tích tụ lại bên dười vết mổ

Huyết thanh là một tập hợp của các chất lỏng trong suốt và vô trùng dưới da. Chất lỏng tích tụ dưới da nơi lớp mô bị loại bỏ. Nó có thể hình thành ngay sau khi phẫu thuật hoặc trong khoảng 1 đến 2 tuần sau đó. Bề ngoài trông giống như một khối u sưng lên và khi sờ vào cảm thấy mềm và đau.

Dịch mủ là tập hợp các chất lỏng đặc, thường có màu trắng hoặc xanh vàng tích tụ xung quanh vết mổ. Nó được tạo ra như một phần trong phản ứng viêm của cơ thể đối với nhiễm trùng. Mủ thường xuất hiện khi vết mổ đã có dấu hiệu viêm nhiễm nặng.

Vết mổ bị tụ dịch huyết thanh là triệu chứng khá bình thường sau phẫu thuật, nhưng cũng khó nhận biết được rằng dịch tụ lại ở đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hay chúng chỉ là dịch huyết thanh. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chích lấy dịch, mủ và tiến hành làm các xét nghiệm.

☛ Tham khảo thêm: Vết mổ bao lâu thì lành?

Nguyên nhân khiến vết mổ bị tụ dịch

Dịch huyết thanh xuất hiện do tổn thương máu và mạch bạch huyết xảy ra trong quá trình phẫu thuật hoặc do chấn thương. Chất lỏng và tế bào từ mạch bị tổn thương rò rỉ vào các mô và tạo thành lớp dịch này. Trong khi phẫu thuật, các ống dẫn lưu sẽ được đặt vào trong vết mổ để tránh tích tụ chất lỏng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện tích tụ chất lỏng gần vết mổ. Vết mổ sâu, diện tích lớn là một yếu tố nguy cơ gây tích tụ dịch.

Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Vết mổ sâu, kích thước lớn là yếu tố nguy cơ gây tụ dịch sau mổ

Dịch mủ được tạo thành khi vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác bắt đầu nhân lên, chúng sẽ giải phóng độc tố nhằm phá hủy tế bào. Lúc này phản ứng miễn dịch của cơ thể được kích hoạt. Tế bào bạch cầu đi đến vị trí tổn thương để khu trú và tiêu diệt vi khuẩn và các mô hoại tử. Các tế bào bạch cầu sau khi thực hiện chức năng miễn dịch cũng bị phá vỡ và chết đi, tạo thành mủ.

Một số nguyên nhân khiến vết mổ của bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng như:

  • Mắc các bệnh nền khác như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp.
  • Vết mổ lớn và sâu.
  • Công tác dự phòng chưa được tuân thủ trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Tuổi cao.
  • Hệ thống miễn dịch kém như mắc bệnh HIV/AIDS hay đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Dấu hiệu cho biết vết mổ bị tụ dịch

Vết mổ tụ dịch có thể được xác định nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Xuất hiện u nang chứa dịch trong suốt dưới vết mổ.
  • Đau trong hoặc xung quanh vết mổ.
  • Đỏ và nhiệt độ tăng ở khu vực xung quanh vết thương.
  • Dịch tụ có thể có màu đỏ hoặc nâu khi huyết thanh trộn lẫn với máu, thường xảy ra ngay sau khi phẫu thuật.
Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Biểu hiện thường gặp của tụ dịch vết mổ là sưng đau xung quanh vị trí vết mổ

Dịch huyết thanh thường xuất hiện trong 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật do sự tích tụ chất lỏng giữa các lớp da. Trong trường hợp vết mổ bị nhiễm trùng, ngoài việc dịch mủ đặc mùi khó chịu có thể chảy ra từ vết mổ thì nó còn đi kèm một số dấu hiệu bất thường dưới đây.

  • Khu vực xung quanh vết mổ có màu đỏ, ấm nóng hoặc mềm.
  • Chất lỏng tích tụ nhiều và không giảm theo thời gian.
  • Các vùng da xung quanh vết mổ bị sưng nhiều hơn.
  • Sốt cao dai dẳng, ớn lạnh, trong người mệt mỏi.
  • Cơn đau tăng lên dữ dội quanh vết mổ.

☛ Tham khảo thêm: Vết mổ bị nhiễm trùng nguyên nhân và dấu hiệu!

Vết mổ bị tụ dịch có nguy hiểm không?

Dịch huyết thanh có thể không gây ra cho bạn bất kỳ mối lo ngại lớn nào về sức khỏe. Tùy thuộc vào kích thước và triệu chứng, bạn có thể không cần phải điều trị. Ổ tụ huyết thanh có thể tự biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng do cơ thể sẽ từ từ tái hấp thu lại chất lỏng. Tuy vậy, chúng vẫn sẽ gây đau và nguy cơ biến chứng nhiễm trùng rất cao.

Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Vết mủ bị tụ dịch do nhiễm trùng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, nếu vết mổ xuất hiện dịch mủ sẽ là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn vì vết mổ của bạn đã nhiễm trùng. Vết thương bị nhiễm trùng nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng sức khỏe nghiêm trọng đặc biệt là tử vong.

  • Nhiễm trùng hoại tử dẫn đến mất mô.
  • Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng các lớp sâu hơn của da.
  • Viêm tủy xương hay nhiễm trùng xương hoặc tủy xương.
  • Trong một số trường hợp, vi trùng có thể xâm nhập vào máu khiến người bệnh có nguy cơ mắc một tình trạng nguy hiểm hơn gọi là nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Vết mổ bị nhiễm trùng nếu phát hiện càng sớm thì càng được điều trị dễ dàng. Vì vậy, nếu vết mổ xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Điều trị tụ dịch vết mổ như thế nào?

Các ổ tụ dịch huyết thanh nhẹ, nhỏ không phải lúc nào cũng cần điều trị y tế. Do cơ thể có thể tái hấp thu chất lỏng một cách tự nhiên trong vài tuần hoặc vài tháng. Bạn chỉ cần thực hiện chăm sóc vết mổ đúng cách, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Đối với các ổ tụ huyết thanh lớn hơn có thể cần sự can thiệp y tế. Bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu huyết thanh nếu nó lớn hoặc gây đau. Ổ tụ huyết thanh có thể tái phát và bác sĩ cần phải dẫn lưu nhiều lần. Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả, bạn có thể cần phải thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để loại bỏ ổ tụ.

Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Điều trị y tế tụ dịch vết mổ bằng cách dẫn lưu dịch tụ ra khỏi cơ thể

Đối với dịch mủ, bác sĩ sẽ thực hiện chích mủ lấy mẫu làm xét nghiệm để xác định chính xác tác nhân gây nhiễm trùng. Sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để diệt khuẩn và một số loại thuốc giảm đau khác. Bên cạnh đó, nếu dịch mủ tích tụ quá nhiều gây chèn ép, đau đớn cho người bệnh thì bác sĩ có thể tiến hành chọc tháo mủ.

Cách chăm sóc vết mổ bị tụ dịch phòng ngừa nhiễm trùng

Vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng dung dịch rửa Nacurgo

Việc vệ sinh vết mổ hàng ngày là vô cùng cần thiết. Điều này giúp vết mổ luôn đảm bảo sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng dung dịch rửa sát khuẩn Nacurgo. Đây là sản phẩm hiện đang được biết đến và sử dụng khá phổ biến nhờ hiệu quả mà nó mang lại.

Với 5 tiêu chí của dung dịch sát khuẩn chuyên dụng “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”, Nacurgo có tác dụng làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn nhanh và mạnh, đồng thời giúp chống viêm mà không gây kích ứng vùng da bị tổn thương, phù hợp với vết mổ sau phẫu thuật.

Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Dung dịch sát khuẩn vết mổ bị tụ dịch hiệu quả, an toàn và tiện dụng!

Cách sử dụng: Bạn chỉ cần đổ trực tiếp dung dịch lên vết mổ hoặc dùng băng gạc mềm tẩm dung dịch lau nhẹ nhàng nhằm loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da dễ dàng hơn. Bạn nên sử dụng sản phẩm hàng ngày, có thể tăng số lần sử dụng nếu vết mổ chảy nhiều dịch.

Bảo vệ và phục hồi vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo

Sau khi làm sạch vết mổ, bước tiếp theo là bảo vệ vết mổ tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,… từ bên ngoài gây bội nhiễm vết mổ. Để giúp bảo vệ vết mổ hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết mổ, bạn có thể sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo.

Màng sinh học chống thấm nước có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Đồng thời, lớp màng này còn tạo sự “siêu thông thoáng”, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và mạch máu mới giúp vết mổ nhanh lành.

Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Màng sinh học bảo vệ và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết mổ

Thêm vào đó, sự kết hợp của màng sinh học với tinh chất nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh làm tăng tác dụng chống viêm, ngừa khuẩn, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế hình thành sẹo gấp 3 – 5 lần thông thường!

Cách sử dụng: Ấn nhẹ van xịt dung dịch trực tiếp lên vết mổ sao cho sau khi khô, dung dịch tạo một lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vết mổ. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy, nên bạn chỉ cần xịt lại một lớp dung dịch mới sau khoảng 4 – 5 tiếng để đạt hiệu quả tối đa. Sử dụng bộ đôi sản phẩm Nacurgo sẽ khiến việc chăm sóc vết mổ của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều!

Bạn có thể mua bộ sản phẩm Nacurgo tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”.hoặc liên hệ qua Hotline: 1800 6626.

Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các nhóm dinh dưỡng sẽ giúp ích cho việc hồi phục.

  • Thực phẩm đảm bảo sạch, thức ăn được nấu chín kĩ, dễ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều chất đạm từ các loại thịt nạc, cá, trứng, hay các loại đậu như đậu nành,… tốt cho việc phục hồi sức khỏe và giúp vết mổ mau lành.
  • Ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Cung cấp chất xơ, các loại vitamin A, C, E giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể như cam, quýt, ổi, xoài, kiwi,…hay khoai lang, bí đỏ, cà rốt,…
  • Nạp một lượng đường vừa phải, có thể dùng các loại ngũ cốc, hạt nguyên chất thay thế.
Làm thế nào để hết dịch vết mổ
Chế độ ăn hợp lý giúp vết mổ sau phẫu thuật nhanh lành

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng một số loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến vết mổ như:

  • Thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản tôm, cua, đồ tanh,…
  • Thực phẩm làm tăng tạo mủ như thịt gà, đồ nếp,…
  • Rau muống, thịt bò,… vì có nguy cơ để lại sẹo sau khi vết mổ hồi phục.
  • Các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… khiến vết mổ lâu lành hơn.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.

☛ Chi tiết hơn đọc ở bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ vận động sau mổ

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần có các chế độ vận động nhẹ nhàng cần thiết để tránh vết mổ tụ dịch hay xuất hiện các cục máu đông. Việc vận động làm nóng cơ thể, máu lưu thông tốt và giúp ích rất nhiều cho quá trình hồi phục. Bạn có thể đi lại xung quanh phòng, massage chân tay thường xuyên.

Đồng thời, bạn nên tránh thực hiện các hoạt động mạnh hoặc mang vác vật nặng nào trong vòng 4 tuần đầu sau phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bảo vệ vết mổ, tránh cọ xát làm vỡ ổ tụ dịch, vì lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua ổ vỡ gây các hậu quả khó lường khác.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vết mổ bị tụ dịch, hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề này. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng của bản thân, bạn hãy kết nối đến tổng đài của chúng tôi thông qua hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nhiem-trung-vet-mo-nhung-dieu-can-biet/

https://www.tuasaude.com/en/seroma/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/249182