Làm thế nào để chữa rối loạn tiêu hóa năm 2024

Lượng cồn trong rượu bia làm dạ dày co bóp nhiều hơn, tiết ra nhiều acid dịch vị. Chất nicotin trong thuốc lá gây co thắt, làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống thất thường, ăn đồ ăn không hợp vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, đồ không rõ nguồn gốc, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột biểu hiện qua đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Nếu phải sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài, kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn ở đường ruột dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn. Bệnh này dễ tái phát nhiều lần, khó để dứt điểm.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn do bệnh lý

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể do các bệnh lý mà bạn mắc phải, thường kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau bụng…

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Trong cơ thể luôn tồn tại lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng cân bằng với nhau để đảm bảo sức khỏe. Nhưng khi hại khuẩn nhiều hơn, lấn át lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh vật làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn đường tiêu hóa

Đầy hơi, khó tiêu

Đây là triệu chứng dễ gặp nhất khi bị rối loạn chức năng tiêu hóa. Bụng của bạn căng tròn, óc ách khó chịu như vừa ăn no mặc dù bạn không ăn uống gì nhiều. Là do hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng khiến thức ăn không tiêu hóa được hết, lên men sinh khí gây đầy hơi chướng bụng.

Buồn nôn, nôn nhiều

Thức ăn sau khi nạp vào cơ thể không được hấp thụ sẽ bị lên men sinh khí dễ khiến người bị rối loạn tiêu hóa bị trào ngược thức ăn lên trên dẫn đến tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể kèm theo hơi thở có mùi, sốt cao, mất nước.

Thường xuyên đau bụng

Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị những cơn đau bụng ở phía bên trái vùng bụng hoặc ở những vị trí khác nhau quanh vùng bụng, đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy mức độ của bệnh.

Ợ hơi, ợ nóng

Khi dạ dày, tá tràng bị rối loạn thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng và khiến người bệnh chán ăn, khó chịu.

Rối loạn đại tiện

Bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày mà không xử lý đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy, kiết lỵ. Tiêu chảy kéo dài sẽ làm cơ thể mệt mỏi, mất hết sức lực do tình trạng mất nước và chất điện giải. Còn táo bón lâu ngày làm tăng nguy cơ bị trĩ.

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Nhiều người bị mắc rối loạn tiêu hóa thường chủ quan, tự ý đi mua thuốc uống khiến tình trạng bệnh dai dẳng, dễ tái phát. Vì vậy khi thấy dấu hiệu khác thường bạn nên đi khám ngay để được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi? Chế độ ăn cần đủ 4 nhóm chất béo, đạm, đường, vitamin và khoáng chất. Thức ăn cần được nấu chín, chế biến đảm bảo vệ sinh, tránh ăn thức ăn sống, tái, không được bỏ bữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn để dễ tiêu hóa. Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, uống nước cam, ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa để bổ sung lợi khuẩn giúp đường ruột ổn định và hoạt động tốt hơn. Người bệnh cần tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng để không làm hệ tiêu hóa bị kích thích, rối loạn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Để giúp kích thích hoạt động co bóp của ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn, bạn nên tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập thích hợp. Nên ngủ đủ giấc để có thể giúp cơ thể được nghỉ ngơi. Lối sống lành mạnh không chỉ tốt cho tim mạnh, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Sử dụng thuốc hỗ trợ khắc phục

Các loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đầy bụng khó tiêu, thuốc giảm đau, nên uống thêm oresol để bù nước và men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn, hiệu quả.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá thường làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khoẻ của bệnh. Vì vậy, làm sao để điều trị rối loạn tiêu hóa dứt điểm đang rất được quan tâm. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà nhưng vẫn vô cùng hiệu quả. Cùng khám phá nhé!

Xây dựng chế độ ăn uống đặc biệt

Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, đường ruột không thể tiêu hóa thức ăn như thường ngày. Vì vậy, việc áp dụng một chế độ ăn đặc biệt là vô cùng cần thiết. Chế độ ăn này cần duy trì ít nhất đến khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng trở lại và hệ tiêu hóa trở về trạng thái ổn định. Chế độ ăn uống dành cho người rối loạn tiêu hóa cần lưu ý:

  • Bổ sung đủ nước và chất điện giải hàng ngày để bù đắp cho lượng nước thiếu hụt trong trường hợp nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống thêm dừa, nước oresol để bù điện giải.
  • Cố gắng duy trì đủ bữa, có thể chia nhỏ bữa để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin.
  • Hạn chế sử dụng các nước uống có cồn và thuốc lá.
  • Không nên ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ và các món nhiều gia vị cay, nóng trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hoá.
  • Nên ăn thức ăn nấu chín, không ăn các thực phẩm tái sống để tránh nhiễm khuẩn.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_roi_loan_tieu_hoa_tai_nha_1_1fc14208e0.jpg) Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn tiêu hóa

Khi áp dụng cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng chế độ ăn uống, bạn có thể ưu tiên sử dụng các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá như:

  • Cà rốt: Cung cấp vitamin A, kali, pectin - một loại chất xơ hòa tan giúp giảm nhu động ruột và là nguồn thức ăn yêu thích của lợi khuẩn đường ruột.
  • Đu đủ chín: Bổ sung enzyme papain giúp chuyển hóa protein, từ đó giảm đáng kể tình trạng đầy bụng khó tiêu. Đu đủ chín cũng có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Sữa chua không đường: Bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus và Lactic giúp cân bằng vi sinh đường ruột.
  • Chuối chín: Bổ sung kali và các chất điện giải.

Cảnh giác với các loại thực phẩm khó dung nạp

Khi áp dụng cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng chế độ ăn, ngoài những món nên ăn, cũng có nhiều loại thực phẩm bạn nên tránh. Nhiều người không thể dung nạp được một số chất nhưng trước đây họ chưa từng biết. Tình trạng “bất dung nạp” tuy không gây ngộ độc nghiêm trọng nhưng lại làm chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài hơn. Nếu bạn nghi ngờ mình là một trong số đó, hãy “cảnh giác” với những thực phẩm khiến hệ tiêu hóa khó dung nạp như:

  • Đường lactose trong sữa.
  • Gluten trong các loại lúa mì, lúa mạch.
  • Salicylat - một loại hóa chất tự nhiên có trong nhiều loại thực vật, được sử dụng để sản xuất Aspirin và một số thuốc giảm đau, mỹ phẩm...
  • Fructose - một loại đường có trong nhiều loại trái cây.
  • Fructan thành phần có trong nhiều loại thực phẩm như lúa mạch, lúa mì…
  • Galactan thường có nhiều trong các cây họ đậu.
  • Polyol có trong vài loại rau củ, hoa quả...
  • Sulfites - một loại chất bảo quản trong thực phẩm, đồ uống, thuốc.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_roi_loan_tieu_hoa_tai_nha_2_be02a2172d.jpg) Không ăn thực phẩm khó dung nạp cũng là cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả

Sử dụng men tiêu hóa hoặc các loại thuốc hỗ trợ

Trong trường hợp bạn phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hoá như đau bụng, đại tiện hoặc đi ngoài nghiệm trọng thì việc bạn cần làm là nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để bắt đầu sử dụng thuốc rối loạn tiêu hóa và men tiêu hoá.

Men tiêu hóa và thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn, hỗ trợ hệ đường ruột về trạng thái cân bằng. Bổ sung những thành phần có lợi cho đường ruột như chất xơ, lợi khuẩn, enzyme… Trong khi đó, các loại thuốc hỗ trợ sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó tiêu, đầy hơi và hạn chế đi ngoài nhiều lần mỗi ngày dẫn đến mất nước, sốc,...

Một số men tiêu hoá và thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa bạn có thể tham khảo như: Bifido Plus Jpanwell hỗ trợ đại tràng, Bột rau xanh Meisen Aojiru, Thuốc cốm Probio Imp, Men vi sinh Enterogermina, Probiotics Lactomin Plus….

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_roi_loan_tieu_hoa_tai_nha_5_8f49f88884.png)

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng men vi sinh và thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh đó, một số bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo:

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng lá ổi

Phương pháo trị rối loạn tiêu hoá bằng lá ổi phù hợp với những người gặp triệu chứng tiêu chảy. Triterpen và Tanin có trong lá ổi có thể giảm co thắt ruột, giảm cơn đau bụng do tiêu chảy. Alkaloid có thể ức chế sự sinh trưởng của những vi khuẩn gây tiêu chảy như Staphylococcus aureus, E. coli và Salmonella. Cách dùng cụ thể như sau:

  • Cách 1: Nhai búp ổi non với vài hạt muối.
  • Cách 2: Dùng búp ổi, riềng, sả sao qua rồi sắc lấy nước uống.
  • Cách 3: Dùng búp ổi, gừng nướng, vỏ quýt khô sắc lấy nước uống.

Sử dụng lá mơ

Ông bà ta từ xưa đã dùng lá mơ lông để giảm các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, kiết lị, viêm đại tràng… Bởi trong lá mơ lông có hợp chất Carbon disulfide có tác dụng giải độc, kháng viêm. Tanin góp phần giảm co thắt ruột và giảm đau bụng.

Cách dùng mơ lông trị rối loạn tiêu hóa vô cùng đơn giản: Bạn dùng mơ lông thái nhỏ trộn với trứng gà. Sau đó hấp cách thủy hoặc nướng (không dùng dầu mỡ) và thưởng thức.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_tri_roi_loan_tieu_hoa_tai_nha_3_1eb0b78c75.jpg) Chữa rối loạn tiêu hóa bằng đông y là phương pháp an toàn, lành tính

Chữa rối loạn tiêu hoá bằng gừng

Gừng có hợp chất Gingerol và Shogaol có khả năng giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra gừng cũng bổ sung các enzyme kích thích việc giải phóng dịch vị dạ dày, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn và giảm hẳn chướng bụng, đầy hơi.

Bạn có thể ngậm vài lát gừng sống, uống trà gừng hoặc nước ép gừng hòa với nước dừa tươi. Tuy nhiên, không nên sử dụng gừng quá nhiều để tránh bị ợ nóng.

Sử dụng rễ cam thảo

Trong các cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng đông y, thì rễ cam thảo một loại dược liệu có tác dụng chống co thắt và ngăn chặn tình trạng viêm đường tiêu hoá. Khi bị đau bụng và khó tiêu, người bệnh có thể nhai rễ cam thảo để làm giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, việc dùng rễ cam thảo hãm trà cũng mang đến hiệu quả tương tự. Thời gian sử dụng phương pháp này tốt nhất là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Tuy nhiên, cần lưy ý không nên dùng quá nhiều cam thảo, vì có thể gây huyết áp cao. Liều lượng tối đa nên sử dụng là 2,5g/người lớn/ngày.

Có nhiều cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà khác nhau để bạn lựa chọn và áp dụng. Nếu kết hợp duy trì chế độ ăn uống khoa học; chế độ sinh hoạt lành mạnh và sử dụng những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, bạn sẽ không còn phải phiền lòng về triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa.

Chủ đề