Làm sao để biết bị sỏi amidan?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán tình trạng này thông qua khám thực thể. Nếu sỏi xuất hiện trong các nếp kẽ của amidan, bạn có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, để phát hiện ra chúng.

Những phương pháp nào giúp điều trị sỏi amidan?

Hầu hết các sỏi amidan đều vô hại, nhưng nhiều người sẽ muốn loại bỏ vì chúng có thể gây mùi hôi hoặc khó chịu. Một số phương pháp có thể giúp điều trị tình trạng này như:

Súc miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể làm dịu cơn đau họng và giúp đánh bật sỏi ra khỏi amidan. Nước muối cũng có thể giúp thay đổi các chất hóa học miệng và loại bỏ mùi hôi.

Ho mạnh

Ho mạnh có thể giúp đẩy sỏi ra khỏi amidan.

Phẫu thuật

  • Loại bỏ sỏi bằng laser: Phương pháp áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, sử dụng tia laser tác động trực tiếp để loại bỏ sỏi mà không gây xâm lấn hay tổn thương gì tới các tế bào amidan.
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan: Thường được chỉ định với trường hợp sỏi đã lớn gây chèn ép và làm tổn thương cấu trúc amidan. Phương pháp này có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ chảy máu kéo dài, cổ họng bị hẹp lại…

Kháng sinh

Trong một số trường hợp, kháng sinh có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng sỏi bằng cách làm giảm số lượng vi khuẩn tham gia vào quá trình hình thành sỏi.

Nhược điểm của kháng sinh là chúng không điều trị nguyên nhân cơ bản gây sỏi và có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng thuốc trong thời gian dài, nghĩa là sỏi có thể sẽ quay trở lại sau khi ngừng sử dụng kháng sinh.

Các biến chứng bạn có thể gặp phải

Mặc dù các biến chứng từ sỏi amidan rất hiếm, nhưng chúng vẫn có thể xảy ra. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng amidan, được gọi là áp xe.

Sỏi lớn có thể làm hỏng và phá vỡ các mô amidan bình thường. Điều này có thể dẫn đến sưng, viêm và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Sỏi liên quan đến nhiễm trùng amidan có thể phải phẫu thuật.

Nhìn chung, sỏi ở amidan thường lành tính và không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh khiến bạn khó chịu. Nếu bạn thường xuyên bị sỏi, hãy lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và uống nhiều nước. Nếu tình trạng không khỏi, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả nhé.

Tuy nhiên, việc súc miệng bằng dung dịch giấm táo thường xuyên cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro về sức khỏe, chẳng hạn như men răng bị ăn mòn dẫn đến sâu răng và các ảnh hưởng khác trên hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên cân nhắc khi áp dụng cách lấy “sỏi” amidan hơi “bạo” này.

Ngoài giấm táo, các nguyên liệu từ thiên nhiên khác đang hiện diện trong chính nhà bếp của bạn cũng có tác dụng gián tiếp làm hạn chế quá trình hình thành “sỏi” trong amidan của bạn. Thí dụ như ăn táo (có acid kháng khuẩn), nhai cà rốt (làm tăng tiết nước bọt, kháng khuẩn), ăn sữa chua (bổ sung lợi khuẩn), ăn củ hành (có chất kháng khuẩn)… cũng là những cách lấy sỏi amidan đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

5. Lấy bã đậu amidan bằng tăm bông nhỏ

Một trong những cách lấy “sỏi” amidan thường được áp dụng là dùng tăm bông để cạy gỡ “sỏi”. Để thực hiện cách lấy hạt trắng trong họng này, bạn nên làm ẩm tăm bông, sau đó nhẹ nhàng ấn gạt để gỡ “sỏi”. Lưu ý, tránh chạm quá sâu vào thành sau họng vì dễ gây phản xạ nôn ói.

Có rất nhiều mao mạch trên bề mặt amidan và nó dễ bị tổn thương. Do đó, nếu có ý định áp dụng cách lấy “sỏi” amidan bằng tăm bông nhỏ, bạn chỉ nên quét thử một vài lần, nếu có hiện tượng rỉ máu, hãy ngừng lại.

Dù cách này có thể giúp loại bỏ “sỏi” amidan ngay tức thì, nhưng nó lại có nguy cơ gây chấn thương tại chỗ. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện. Đồng thời, tuyệt đối không thử cách lấy “sỏi” này cho trẻ nhỏ vì nó đòi hỏi sự hợp tác cao từ “đối tượng”, mà trẻ nhỏ thì chưa đủ “dũng khí” để “đương đầu”.

6. Sử dụng bàn chải đánh răng

Làm sao để biết bị sỏi amidan?

Thói quen chải răng và chải lưỡi có thể làm giảm bớt lượng vi khuẩn “dư thừa” trong miệng và gián tiếp ngăn ngừa “sỏi” hình thành trên amidan. Việc duy trì thói quen đánh răng sau khi ăn là điều nên làm.

Ngoài ra, một số người có “kỹ năng” cũng thường dùng mặt sau của bàn chải để lấy “sỏi” amidan. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích cho số đông. Bạn không nên tự ý đưa bất kỳ vật cứng hoặc sắc nhọn nào, kể cả đầu ngón tay để tác động lên amidan vì nó dễ gây trầy xước dẫn tới chảy máu và nhiễm trùng. Ở trẻ em, việc đưa bàn chải đánh răng vào phía sau cổ họng có thể khiến trẻ bị nghẹt thở.

Ngoài ra, động tác ho, khạc mạnh cũng có thể làm lay động và bật “sỏi” ra ngoài. Tuy nhiên, nếu “sỏi” amidan tồn tại dai dẳng và ngày một lớn hơn, bạn cần trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ.

Tìm hiểu thêm Cách vệ sinh lưỡi đúng chuẩn giúp bạn giữ hơi thở thơm tho lâu dài

Tham khảo 4 cách trị sỏi amidan bằng thủ thuật y tế

Ngoài 6 cách lấy “sỏi” amidan hay cách trị sỏi amidan tại nhà đơn giản nêu trên, trong một số trường hợp cần thiết phải can thiệp, thí dụ như “sỏi” tồn tại dai dẳng, hay tái hình thành lại, “sỏi” gây viêm amidan tái diễn… thì bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một trong các phương pháp điều trị y khoa sau:

1. Điều trị bằng laser

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng tia laser để loại bỏ các khe rãnh chứa “sỏi” amidan. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ trong quá trình tiến hành thủ thuật. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây khó chịu và thời gian hồi phục tương đối nhanh. Bệnh nhân có thể tiếp tục ăn uống và hoạt động bình thường sau khoảng 1 tuần.

2. Điều trị bằng coblation

Phương pháp coblation sử dụng sóng radio cao tần biến đổi dung dịch muối đã được bơm vào khoang miệng thành các ion tích điện, tạo môi trường plasma để cắt mô, loại bỏ bớt các khe rãnh chứa “sỏi” trong amidan. Phương pháp này sinh nhiệt không đáng kể nên không gây cảm giác nóng rát như laser và thời gian hồi phục cũng nhanh.

3. Cắt amidan

Quyết định loại bỏ “nguyên cục” amidan được đưa ra khi các biện pháp ở trên thất bại hoặc amidan đã bị viêm mạn tính và tái diễn nhiều lần viêm cấp trong năm. Kỹ thuật cắt amidan có thể được thực hiện bằng phương pháp bóc tách truyền thống hoặc sử dụng laser hoặc sử dụng máy coblator tùy theo lựa chọn của bạn khi thảo luận với bác sĩ.

4. Chữa sỏi amidan bằng kháng sinh

Làm sao để biết bị sỏi amidan?

Thông thường, bác sĩ hiếm khi dùng kháng sinh để trị cái “chứng” này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu “sỏi” bít tắc và gây nhiễm trùng, viêm sưng nhu mô amidan.

Dùng kháng sinh không phải cách điều trị tận gốc nguyên nhân cơ bản gây ra “sỏi”, chưa kể đến những tác dụng phụ không mong muốn của nó. Hơn nữa, bạn cũng không thể sử dụng kháng sinh dài ngày. Nếu như kháng sinh có thể tạm thời ngăn chặn hình thành “sỏi” thì sau đó nó lại tái phát ngay khi bạn ngừng thuốc.

Khi nào thì người bị sỏi amidan cần phải đi khám?

Nếu các cách lấy bã đậu amidan tại nhà hay cách lấy hạt trắng trong họng tại nhà ở trên không khắc phục được tình trạng của bạn hoặc “sỏi” amidan khiến bạn bị đau, khàn giọng hoặc hôi miệng dai dẳng, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám.

Bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc chèn ép của amidan với các biểu hiện sau đây:

    • Khó nuốt
    • Amidan sưng to, gây khó thở
    • Đau lan lên tai
    • Chảy mủ hoặc dịch trắng từ amidan
    • Chảy máu ở vùng amidan
    • Rối loạn ngưng thở khi ngủ

Hello Bacsi hy vọng rằng với 6 cách lấy “sỏi” amidan tại nhà cùng 4 thủ thuật y tế được giới thiệu trong bài, bạn đã biết cách “tống khứ” lũ bã đậu đáng ghét.