Lãi suất cho vay tối đa của ngân hàng nhà nước

Khi phát sinh tranh chấp thì các khoản vay tại ngân hàng được pháp luật bảo vệ dù lãi suất cao hơn quy định của Bộ luật dân sự (BLDS), còn các khoản vay bên ngoài ngân hàng nếu cao hơn so với quy định của BLDS sẽ bị điều chỉnh cho phù hợp quy định của BLDS. Vì vậy cần xem xét mức lãi suất giới hạn đối với các tổ chức tín dụng không nên thả nổi như hiện nay.

Để dễ hình dung tác giả xin trình bày 2 vụ án cụ thể như sau:

Vụ án thứ nhất: Ông A vay 100.000.000 đồng tại Ngân hàng X không thế chấp tài sản với lãi suất là 30%/năm, thời hạn vay 1 năm, đến hạn ông A không có tiền trả nên Ngân hàng X khởi kiện ông A ra Tòa án.

Nếu vụ án này xảy ra trước ngày Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu luật pháp luật thì Tòa án giải quyết phải điều chỉnh theo hướng phù hợp với Điều 476 BLDS 2005.

Điều 476 BLDS 2005 quy định về lãi suất:

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm. Như vậy Ngân hàng X cho ông A vay nhưng thỏa thuận lãi suất không vượt quá 13,5%/năm.

Nhưng nếu vụ án này xảy ra sau ngày Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu luật pháp luật thì Tòa án căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 giải quyết, buộc ông A phải trả cho Ngân hàng X 100.000.000 đồng và lãi suất là 30%/năm theo hợp đồng tín dụng.

Khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng: “2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thoả thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) quy định về lãi suất cho vay: “1. Tổ chức tín dụng và  khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp ngân hàng nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.”.

Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định về áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng:

“1. Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất.

2. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.”

Theo đó, Ngân hàng và khách hàng được quyền thỏa thuận mức lãi suất cho vay tiêu dùng dựa trên các yếu tố: cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay.

Vụ án thứ hai: Ông A vay 100.000.000 đồng của ông B với lãi suất là 30%/năm, thời hạn vay 01 năm đến hạn ông A không có tiền trả nên ông B khởi kiện ông A ra Tòa án.

Nếu vụ án xảy ra trước ngày BLDS 2015 có hiệu luật pháp luật thì Tòa án điều chỉnh mức lãi suất phù hợp quy định BLDS 2005 không vượt quá 13,5%/năm. Nếu vụ án xảy ra sau ngày BLDS 2015 có hiệu luật pháp luật thì Tòa án cũng điều chỉnh mức lãi suất phù hợp quy định BLDS 2015 không vượt quá 20%/năm.

Như vậy dẫn đến tính không công bằng trong cùng một mối quan hệ tranh chấp giữa một bên là cá nhân với cá nhân và một bên là có nhân và tổ chức tín dụng. Ngân hàng có quyền cho vay với lãi suất cao hơn so với quy định của BLDS và được pháp luật bảo vệ còn cá nhân cho vay với lãi suất cao hơn so với quy định của BLDS sẽ bị pháp luật điều chỉnh.

Hiện tại, NHNN chỉ ban hành quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ 05 lĩnh vực ưu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN:

“2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao."

Quyết định số 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ 05 lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2020:

+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.

+ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

Đối với những khoản cho vay ngắn hạn ngoài 05 lĩnh vực nêu trên và những khoản cho vay trung, dài hạn, các Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, mỗi Ngân hàng có mức lãi suất cho vay theo từng đối tượng khác nhau.

Theo tác giả, tuy khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “có quyền thỏa thuận về lãi suất” nhưng phải “theo quy định của pháp luật”. Theo quy định của pháp luật được hiểu là theo quy định của BLDS, các bên không có quyền thỏa thuận vượt quá quy định của BLDS. Nếu muốn áp dụng lãi suất cao hơn quy định của BLDS thì khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 nên quy định có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không vi phạm trách nhiệm hình sự để dễ vận dụng áp dụng trong thực tiễn thi hành luật.

Trên đây là một số ý kiến trao đổi mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả.

Hợp đồng vay là một trong những loại hợp đồng cở bản của dân sự, ngoài hợp đồng vay dân sự, còn có hợp đồng vay tín dung (Hợp đồng vay các tổ chức tín dụng). Vây, quy định lãi suất cao nhất theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Khi vi phạm về lãi suất cho vay thì xử lý như thế nào? … Luật Minh Gia tư vấn vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là khoản tiền theo thỏa thuận mà người vay sẽ phải trả cho người cho vay khi vay tiền, tài sản. Khi giao kết hợp đồng cho vay hai bên sẽ thỏa thuận số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn trả. Trường hợp nếu thỏa thuận lãi suất cho vay cao hợp lãi suất cao nhất do Bộ luật Dân sự quy định thì phần lãi suất cao hơn sẽ không có giá trị ràng buộc, thâm chí nếu cho vay với lãi suất quá cao sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng. Vì vậy, dù là bên vay hay bên cho vay cũng cần có những kiến thức pháp luật cần thiết khi giao kết hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho mình và tránh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc chưa rõ về các quy định của pháp luật trong hợp đồng vay tài sản hãy liên hệ với Luật Minh Gia qua email hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây để biết thêm thông tin về hợp đồng vay tài sản trong dân sự và hợp đồng tín dụng.

2. Hỏi về lãi suất hợp đồng vay

Câu hỏi: Tư vấn về vấn đề lãi suất cho vay đối với tổ chức tín dụng, nếu cho vay với lãi suất 6.17 % trên tháng thì có vi phạm pháp luât không? cụ thể: Hiện nay em có vay một khoản vay bên công ty tài chính A khoản tiền đề nghị là 18.919.000 vnđ và nhận tiền mặt là 16.000.000 vnđ, trả hàng tháng là 1.333.000 vnđ/ tháng với mức lãi suất 6,17% / tháng. 

Và hiện nay trên hợp đồng vay của em là đã trả được 18 tháng với tổng số tiền đã nhiều so với tiền mặt đã vay trước đó Và trước đó nhân viên bên home credit có điên thoại báo với em là nộp số tiền 7.380.000 vnđ điể thanh toán hợp đồng nhưng bây giờ lại điện thoại nói là em đóng trễ tháng 3/2018 là bốn ngày rồi ngày thanh lý hợp đồng của em với nhân viên bên A là ngày 12/12/2017 ạ Vậy nay em nhờ luật sư tư vấn giúp là bên cho vay ( Công ty tài chính A ) lãi suất 6,17% một tháng như vậy là có vi phạm pháp luật việt nam không ạ và sự việc trên của nhân viên công ty A có coi như là lợi dụng uy tín để lừa em không ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau :

Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng:

"1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao."

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Như vậy lãi suất 6.17% trên tháng mà bạn đã thỏa thuận và ghi trong hợp đồng vay với tổ chức tín dụng là mức lãi được áp dụng và không vi phạm quy định của pháp luật. Công ty tài chính đó chỉ vi phạm về mức lãi suất cho vay khi thỏa thuận với bạn mức lãi suất quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như vay để phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ….

Thứ hai, nhân viên công ty tài chính đó có được coi là lợi dụng uy tín để lừa bạn không?

Giao dịch vay giữa bạn và công ty tài chính đó được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên. Nếu bạn đã chấp nhận với mức lãi suất là 6.17% thì không thể coi là công ty lợi dụng uy tín để lừa bạn. Trường hợp của bạn nếu có căn cứ cho rằng mình giao kết hợp đồng vay đó là bị lừa dối hay cưỡng ép thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng.

>> Tư vấn thắc mắc quy định về vay tài sản, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về vấn đề lãi suất cho vay

Em có một người bạn từ tháng 12/2015 có vay của một người số tiền là 12tr 1 tháng của 1 tỷ.Nhưng bạn em lại không đc cầm số tiền cho vay đó tức là 1 tỷ của người cho vay.Mà người cho vay lại chuyển cho người làm chứng 1 tỷ mà người vay tức bạn em chỉ biết là có hợp đồng vay và kí tên là vay 1 tỷ đó.Trước đó bạn em cũng nhờ người làm chứng đó vay bên khác em nghĩ là vay nặng lãi nên lên đến 1 tỷ.nên khi bạn e ko có khả năng thanh toán người làm chứng đó giới thiệu bạn em với người cho vay 1 tỷ như em nói ở trên.nhưng bạn em ko đc cầm số tiền 1 tỷ đó mà chỉ thông qua hợp đồng. Với trường hợp như trên với số lãi như trên luật sư tư vấn giúp em có phải vay nặng lãi không.và hợp đồng vay như vậy có đúng luật pháp không ạ.e xin chân thành cảm ơn. 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

..."

Như vậy, lãi suất sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Bên cạnh đó, về tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 163 (thời điểm bạn hỏi chưa áp dụng luật hình sự 2015) có quy định như sau:

“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 10 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Mặc dù mức lãi suất của bạn hiện nay là 4000 đồng/ngày/1.000.000 đồng, tức là với lãi suất một tháng của bạn là 12% trong khi mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định hiện nay là 1,67%/tháng. Có thể hiểu rằng bên cho vay đã cho bạn vay với mức lãi suất cao hơn mức mà pháp luật quy định nhưng vẫn chưa đủ để cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.