Kinh nguyệt ở bạn gái xảy ra như thế nào năm 2024

Lần đầu tiên có kinh nguyệt các cô gái mới lớn thường lo lắng, sợ hãi nếu chưa được cha mẹ hay thầy cô dạy dỗ trước chuyện này.

Kinh nguyệt là một phần tự nhiên và bình thường trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Chúng xảy ra ở những người có tử cung, thường bắt đầu ở tuổi dậy thì và tiếp tục cho đến khi mãn kinh.

Mục đích chính của các giai đoạn kinh nguyệt này là để chuẩn bị cho cơ thể mang thai.

Mỗi tháng, tử cung sẽ hình thành một lớp mô để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển. Nếu việc mang thai không xảy ra, lớp niêm mạc sẽ bong ra qua âm đạo dưới dạng máu và các chất dịch khác, đó là những gì chúng ta gọi là thời kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi sự tương tác phức tạp của các hormone, bao gồm estrogen và progesterone. Những kích thích tố này được sản xuất từ buồng trứng và giúp kích thích sự phát triển và rụng trứng mỗi tháng.

Thường thì kinh nguyệt sẽ bắt đầu từ 9-10 tuổi. Các mốc dự đoán trước khi con gái có kinh là: khoảng hai năm sau khi ngực bắt đầu phát triển, một năm sau khi có chất tiết màu trắng từ âm đạo, sáu tháng sau khi xuất hiện lông nách và lông mu.

Trước khi con gái bắt đầu có kinh nguyệt, cha mẹ nên:

1. Cung cấp thông tin: Cha mẹ nên cung cấp cho con gái thông tin chính xác về kinh nguyệt, bao gồm cách thức xảy ra, điều gì sẽ xảy ra và xử lý như thế nào.

Đồng thời cha mẹ giải thích cho con biết là từ giờ trở đi khả năng có thai có thể xảy ra nếu con gái quan hệ tình dục với bạn trai.

2. Mua sẵn cho con gái các sản phẩm vệ sinh.

3 .Hãy hỗ trợ cho con: Cha mẹ nên hỗ trợ và tìm hiểu nhu cầu của con gái mình trong thời kỳ này. Cha mẹ nên sắp xếp cho phép con được nghỉ ngơi, thư giãn, cung cấp thuốc giảm đau, sẵn sàng trò chuyện để hỗ trợ tinh thần con.

ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, chu kỳ kinh nguyệt bình thường được hiểu là chu kỳ bình thường đối với riêng cơ thể mỗi cá nhân, chị em cần nắm rõ các khía cạnh dưới đây để hiểu thế nào là kinh nguyệt bình thường.

Kinh nguyệt ở bạn gái xảy ra như thế nào năm 2024

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là chuỗi những thay đổi xảy ra hàng tháng mà cơ thể người phụ nữ phải trải qua. Mỗi tháng, dưới tác động của nội tiết tố, buồng trứng sẽ giải phóng 1 trứng (được gọi là sự rụng trứng). Trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và đợi tinh trùng. Đồng thời, những thay đổi nội tiết tố còn giúp chuẩn bị lớp niêm mạc tử cung sẵn sàng cho quá trình mang thai. (1)

Nếu quá trình thụ tinh diễn ra thành công, hợp tử được thành sẽ di chuyển đến tử cung, bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc sẽ bong ra và được đào thải ra khỏi cơ thể qua âm đạo, được gọi là kinh nguyệt.

Bác sĩ Lâm Hoàng Duy cho biết, chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh đầu đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo, không giống nhau ở mọi phụ nữ. Thông thường, độ dài chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, có thể thay đổi từ 24 đến 38 ngày. Thời gian hành kinh dao động khoảng 2-7 ngày. Trong vài năm đầu sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, chu kỳ kinh của các bé gái có thể chưa đều, sau khoảng vài năm, kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn lại và đều đặn hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là tình trạng kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, khoảng thời gian hành kinh bằng nhau ở mỗi tháng hoặc chênh lệch không quá 8 ngày, lượng máu kinh ít hoặc nhiều, có triệu chứng đau bụng hoặc không đau đều được xem là bình thường. Cần lưu ý, “bình thường” ở đây cần được hiểu là bình thường đối với cơ thể bạn – Bác sĩ Hoàng Duy chia sẻ. (2)

Kinh nguyệt ở bạn gái xảy ra như thế nào năm 2024

Ngoài ra, việc sử dụng một số phương pháp tránh thai chẳng hạn như thuốc tránh thai hàng ngày hoặc đặt vòng tử cung có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng phương pháp tránh thai phù hợp nhu cầu.

Bước sang tuổi tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể bất thường và không đều trở lại bởi rối loạn hoạt động rụng trứng. Phụ nữ được xem là mãn kinh khi không thấy xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 1 năm. Nếu đã mãn kinh, nhưng thấy có xuất huyết âm đạo trở lại, chị em cần thăm khám ngay để được tầm soát và can thiệp kịp thời tránh nguy cơ bị ung thư.

Kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Bác sĩ Hoàng Duy cho biết, độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ nếu xảy ra đều đặn với khoảng cách giữa 2 lần hành kinh từ 24 đến 38 ngày vẫn được xem là bình thường.

Thời gian hành kinh cũng khác nhau ở mỗi người. Thông thường, thời gian từ khi có dấu hiệu ra máu đầu tiên đến khi ngừng hẳn là khoảng 3-5 ngày. Tuy vậy, bất kỳ độ dài hành kinh nào từ 2 ngày đến 1 tuần vẫn được xem là bình thường. (3)

Kinh nguyệt ở bạn gái xảy ra như thế nào năm 2024
Chị em nên ghi nhớ thời gian chảy máu kinh để nhận biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường hay bất thường

Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?

Máu kinh bình thường có màu đỏ tươi, đen hoặc nâu. Vào đầu chu kỳ kinh, chị em thường thấy đôi khi thấy máu có màu đỏ tươi, đến gần cuối chu kỳ máu kinh sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen.

Tuy nhiên, máu kinh màu đỏ tươi chỉ được xem là bình thường nếu chu kỳ nào màu máu kinh nguyệt của chị em cũng đỏ tươi. Nếu ở những chu kỳ trước màu máu kinh là đỏ nhạt, đỏ sẫm hoặc nâu đen… đến chu kỳ kinh này lại đỏ tươi đặc biệt là ra lượng nhiều, đó là một dấu hiệu bất thường mà chị em cần thăm khám phụ khoa ngay lập tức.

Các triệu chứng thường gặp của một kỳ kinh bình thường

Ở một số tháng, chị em có thể thấy ngực mềm hơn khi đang có kinh nguyệt. Vào những tháng khác, chị em lại cảm thấy bụng đầy hơi hoặc tâm trạng dễ thay đổi thất thường. Đó là những triệu chứng kinh nguyệt đặc trưng nhất.

Các triệu chứng kinh nguyệt bình thường khác gồm:

  • Chuột rút ở lưng hoặc vùng bụng dưới;
  • Mất ngủ hoặc khó ngủ;
  • Đau ngực;
  • Thèm ăn;
  • Nổi mụn.
    Kinh nguyệt ở bạn gái xảy ra như thế nào năm 2024
    Nổi mụn là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong thời gian hành kinh

Khi nào là bất thường cần thăm khám ngay?

Không phải mọi chu kỳ kinh nguyệt đều diễn ra giống nhau. Một vài tình huống chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường không nghiêm trọng, tuy nhiên chị em cần thăm khám ngay khi gặp phải những tình huống sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt đột nhiên ngừng hơn 60 ngày nhưng không mang thai.
  • Chu kỳ kinh trước đó vốn đều đặn lại trở nên thất thường.
  • Thời gian hành kinh kéo dài nhiều hơn 7 ngày.
  • Máu kinh nhiều hơn bình thường, thấm ướt nhiều băng vệ sinh hoặc phải thay băng vệ sinh liên tục sau mỗi 1-2 giờ.
  • Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh ít hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
  • Hiện tượng chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
  • Đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn trong thời gian hành kinh.
  • Đột nhiên bị sốt và cảm thấy mệt mỏi sau khi sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon.
  • Lo lắng về khả năng mang thai khi bị trễ kinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn vì không sử dụng phương pháp tránh thai.

Bị trễ kinh có sao không?

Trễ kinh (hay chậm kinh) là một hiện tượng kinh nguyệt bất thường khi đã đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Ngoài khả năng đã mang thai, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như ảnh hưởng của các bệnh lý phụ khoa khác u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng…

Bác sĩ Hoàng Duy khuyến cáo, chị em cần thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý mắc phải để điều trị hiệu quả.

Đồng thời, chị em cần quan tâm và lắng nghe cơ thể mình, nhận biết sớm các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường như đau bụng dữ dội, máu kinh bất thường, vùng kín có mùi hồi… để thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Kinh nguyệt ở bạn gái xảy ra như thế nào năm 2024
ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, khám và điều trị bệnh lý phụ khoa sẵn sàng đồng hành cùng chị em

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả

Để xác định chu kỳ kinh nguyệt của bản thân có phải là chu kỳ kinh nguyệt bình thường hay không, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình trong vòng 3 tháng với những điểm chính sau: (4)

  • Xem thời gian kinh nguyệt bắt đầu và kết thúc.
  • Lượng máu kinh ít hay nhiều.
  • Xuất hiện nhiều cục máu đông hay không.
  • Mức độ các triệu chứng kinh nguyệt.
  • Tần suất thay băng vệ sinh hoặc tampon.
  • Có chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh hay không.

Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện các vấn đề sức khỏe nữ giới… giúp chị em sống vui, sống khỏe và trọn vẹn niềm vui thiên chức.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu rõ thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Tại sao con gái lại có chu kỳ kinh nguyệt?

Sở dĩ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản của phụ nữ phối hợp hoạt động nhịp nhàng, bao gồm tử cung buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi. Kinh nguyệt của phụ nữ là một sự xuất hiện tự nhiên. Đó là một phần trong quá trình chuẩn bị mang thai của cơ thể phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt của con gái như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày. Một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được coi là bình thường. Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày , kéo dài từ 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được.

Con gái bao nhiêu tuổi thì có kinh nguyệt?

Các bé gái sẽ bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Độ tuổi trung bình cho giai đoạn này sẽ là 12 tuổi. Tuy nhiên mỗi cô gái sẽ có mỗi sự phát triển riêng vì thế sẽ không thể nào xác định chính xác thời gian xuất hiện kinh nguyệt cho từng người.

Tại sao hết kỳ kinh nguyệt mà vẫn ra máu?

Sau khi kỳ kinh kết thúc, trong tử cung có thể vẫn còn một lượng nhỏ máu sót lại. Vì số lượng này quá ít nên lượng máu còn sót lại này sẽ đi ra ngoài cơ thể với tốc độ chậm hơn. Khi nó tiếp xúc với không khí sẽ sẫm màu hơn hoặc ngả hẳn sang màu nâu.