Kiến nghị cấp quota mua ô tô là gì

Singapore áp dụng hệ thống quota (hạn ngạch) phương tiện vận chuyển (VQS) từ tháng 5-1990 để kiểm soát tỉ lệ tăng trưởng xe trong thành phố. Hằng năm VQS đưa ra một tỉ lệ số lượng xe mới được cấp phép.

Con số này được tính toán dựa trên tỉ lệ tăng trưởng xe cho phép và phát triển bền vững về lâu dài.

Liên tục hạ tỉ lệ đăng ký xe mới

Theo cơ chế VQS, nếu người dân muốn sở hữu xe mới họ phải đấu giá để được cấp giấy chứng nhận lưu hành (COE). Quy định cá nhân cho phép sở hữu và sử dụng xe trong mười năm. Việc đấu giá được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống điện tử. Bộ Vận tải Singapore (MOT) cho biết cơ chế VQS giúp kiểm soát hiệu quả số lượng xe ở Singapore với tỉ lệ xe mới trung bình khoảng 3% mỗi năm. Tuy nhiên kể từ tháng 5-2009, do tốc độ mở rộng đường phố giảm mạnh nên tỉ lệ xe mới được lưu hành cũng được hạ xuống còn 1,5%. Theo MOT, tỉ lệ này sẽ giảm còn 0,5% từ tháng 2-2013 đến tháng 1-2015.

Người dân có năm hạng mục để đấu giá COE: A là xe hơi từ 1.600cc trở xuống, B là xe hơi từ 1.600cc trở lên, C là xe cơ giới chở hàng và xe buýt, D là xe máy, E là bất kỳ loại xe nào.

Cục Quản lý đường bộ cho biết những tiêu chí giúp xác định VSQ gồm: số lượng xe thật sự lưu thông trên đường, tỉ lệ tăng trưởng xe cho phép (hoặc tỉ lệ xe mới được cấp phép mỗi năm), những điều chỉnh phát sinh từ các COE đã hết hạn hoặc bị hủy. Chỉ tiêu COE được tính toán và công bố 2 lần/năm.

Theo Cơ quan quản lý đường bộ Singapore, do hoạt động theo nguyên tắc đấu giá nên người dân đặt ra mức giá của mình để được sở hữu COE. Một khi mức giá đã được đặt và được hệ thống đấu giá đưa vào xử lý thì không thể truy hồi. Một cá nhân chỉ được đấu giá COE một lần nếu họ không phải là người đại diện cho công ty hoặc tổ chức để thực hiện đấu giá. Mỗi tháng có hai phiên đấu giá COE: vào ngày đầu tiên trong tuần thứ nhất và tuần thứ ba của tháng. Kết quả được công bố sau đó hai ngày.

Do tỉ lệ xe được cấp phép ngày càng giảm nên người Singapore sẵn sàng “bạo chi” trong phiên đấu giá. Thông thường mức giá COE mỗi phiên giao dịch sau luôn cao hơn lần trước. Giới kinh doanh xe cộ cho rằng kết quả này phản ánh tâm lý lo ngại của những chủ phương tiện vì Singapore sẽ áp dụng hạn ngạch xe mới thấp hơn kể từ tháng sau.

Báo Straits Times ngày 9-1 cho biết chốt phiên giao dịch COE đầu tiên của năm 2013, giá COE cho những dòng xe từ 1.600cc trở xuống tăng vọt và đạt mức kỷ lục mới với số tiền 92.100 SGD (1 SGD bằng khoảng 17.000 VND), cao hơn 10.000 SGD so với giá của tháng trước đó. Giá COE cho dòng xe trên 1.600cc đạt 96.210 SGD. Loại COE ở hạng mục E có giá 96.101 SGD.

Sau khi COE hết hạn, chủ sở hữu xe có hai lựa chọn: hoặc chấp nhận xóa bỏ đăng ký và làm thủ tục lại từ đầu, hoặc đề nghị gia hạn thêm.

Tìm chỗ đậu xe rồi hãy mua xe

Bảo đảm được nơi đậu xe lâu dài rồi hãy mua xe, đó là lời khuyên trên nhiều trang thông tin dành cho người nước ngoài làm việc tại Nhật nếu họ muốn mua xe. Một số đô thị lớn ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc... đang quan tâm học hỏi cách làm này của Nhật.

Nhật áp dụng chính sách này từ những năm 1950 để xử lý tình trạng đậu xe bừa bãi về đêm. Theo đó, nếu người dân muốn mua xe thì trước tiên họ phải sở hữu giấy chứng nhận nơi đậu xe dài hạn. Người dân không cần phải “mua đứt” một miếng đất chỉ để đậu xe, hợp đồng thuê bãi cũng được chấp nhận là điều kiện hợp lệ. Cảnh sát địa phương giám sát việc thực hiện chính sách này.

Giáo sư Paul A. Barter giảng dạy tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ĐH Quốc gia Singapore là một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề quản lý vận tải. Trong báo cáo tham vấn cho Ngân hàng Phát triển châu Á năm 2010, giáo sư Barter đánh giá chính sách của Nhật mang đến nhiều tác động tích cực.

Qua việc người dân tự tìm nơi đậu xe hình thành một dịch vụ kinh tế. Đây cũng là một chính sách thực dụng phù hợp với những khu nhà nhỏ không có điều kiện xây dựng chỗ đậu xe riêng. Ngoài ra, việc chấm dứt tình trạng người dân đậu xe bên đường phố cũng loại bỏ thủ tục hành chính cấp phép cho người dân được đậu xe. Còn chính quyền giảm được sức ép phải nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông như không còn cần phải mở rộng chiều rộng con đường trong các khu dân cư để làm nơi xe đậu.

Giáo sư Barter kết luận tỉ lệ đăng ký sở hữu xe mới tại các thành phố lớn của Nhật giảm dần. Một trong những nguyên nhân là do giá bất động sản cao khiến giá thuê bãi gửi xe qua đêm cũng tăng theo. Giá thuê bãi giữ xe ở nội thành Tokyo vào thời điểm cuối năm 2009 là 300 USD/tháng.

Hạn ngạch (tiếng Anh: Quota) được hiểu là biện pháp quản lí của nhà nước qui định trực tiếp lượng hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu bảo hộ.

Kiến nghị cấp quota mua ô tô là gì

Hình ảnh minh họa. Nguồn: quotainternationalfortcollins

Hạn ngạch (Quota)

Định nghĩa

Hạn ngạch trong tiếng anh gọi là Quota. Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng (hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kì (thường là một năm).

Đặc điểm

- Tính pháp lí không cao, không minh bạch và dễ bị biến tướng

- Thời gian thông thường áp dụng hạn ngạch là một năm

Các thuật ngữ liên quan

Rào cản hành chính, pháp lí là các qui định hành chính, pháp lí được Chính phủ sử dụng nhằm kiểm soát (ngăn cản hoặc khống chế) hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó điều tiết thương mại quốc tế, bảo hộ sản xuất trong nước, hoặc gây áp lực đối với các đối thủ cạnh tranh

Các rào cản hành chính pháp lí thường sử dụng như: Cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu.

Các trường hợp cho phép áp dụng hạn ngạch

Điều XI - CATT/1994 đã qui định các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch, vì các lí do: không minh bạch, dễ bị biến tướng, tạo cơ hội phát sinh các tiêu cực ...

Ví dụ: Hạn ngạch bị biến tướng dưới các tên gọi: Quản lí theo kế hoạch, quản lí theo chuyên ngành, quản lí có điều kiện...

Tuy nhiên, tại Điều XVIII - GATT/1994, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cho phép được áp dụng hạn ngạch trong các trường hợp đặc biệt sau:

- Nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay sản phẩm thiết yếu khác

Ví dụ: Hạn ngạch xuất khẩu gỗ, than, gạo…

- Nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán.

Khi sự thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ, hoặc có số dự trữ quá ít, cần thiết phải nâng cao mức dự trữ lên một mức hợp lí.

- Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.

Ngoài ra, hạn ngạch còn được áp dụng trong các trường hợp như:

- Bảo vệ đạo đức xã hội

- Bảo vệ sức khỏe con người

- Bảo vệ động vật quí hiếm

- Xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hóa nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.

Các điều kiện kèm theo

Khi sử dụng hạn ngạch, WTO yêu cầu các thành viên phải thực hiện các điều kiện kèm theo

- Hạn chế sản xuất hay tiêu dùng trong nước.

- Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên khác, đồng thời phải dần nới lỏng các biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục, sau đó dỡ bỏ hoàn toàn nhằm thực hiện nguyên tắc chung của WTO.

- Do tính pháp lí không cao và thời gian thông thường chỉ một năm trở lại, nên khi áp dụng hạn ngạch, các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có.

Các loại hạn ngạch đặc biệt

Hạn ngạch thuế quan (Tariff Quota) là chế độ phân biệt về thuế quan theo lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Có hai loại thuế suất, trong đó

- Thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp cho khối lượng trong hạn ngạch (thuế quan ưu đãi).

- Thuế suất cao cho khối lượng vượt hạn ngạch.

Sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất thường khá cao.

Hạn ngạch quốc tế là hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng để khống chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước hội viên, nhằm giữ giá ổn định cao trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chung cho các thành viên thuộc hiệp hội.