Kiến ba khoang làm tổ ở đâu

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH KIẾN BA KHOANG

Ngày nay, do tốc độ đô thị hóa, các loài côn trùng đang mất dần môi trường sống và buộc phải sống chung với con người. Vì vậy khả năng các loài côn trùng tiếp xúc với con người rất cao, nhất là vào mùa sinh sản của chúng. Có lẽ cũng giống như loài mối cánh, vào mùa sinh sản, chúng thường bay ra khỏi nơi trú ẩn và tụ tập quanh ánh đèn vào ban đêm, đây cũng chính là nguyên nhân mà kiến ba khoang tiếp cận con người và vô tình gây nên những hậu quả cho con người.

Kiến ba khoang: Hiền lành nhưng cơ thể chứa chất độc!

Mùa mưa cũng chính là mùa sinh sản mạnh của các loài côn trùng, trong đó có loài kiến ba khoang (tên khoa học là Paederus fuscipes). Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng, nhưng do có thân hình giống kiến và màu sắc phân bố xen kẻ cam – đen nên dân gian thường gọi là kiến ba khoang.

Bản chất kiến ba khoang là con vật hiền lành, chúng không cắn hoặc đốt chích người. Kiến ba khoang rất có ích cho nhà nông, chúng là thiên địch của các loài sâu rầy phá hoại mùa màng. Chúng thường sống ở ven ruộng, trong đống rơm rạ ngoài đồng, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang. Chúng thường ẩn náu và sinh sản trong các đống thực vật mục nát có nhiều chất mùn như rơm rạ, cỏ mục, cành cây. Mặc dù là con vật hiền lành, tuy nhiên do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại các kẻ thù khác mà bên trong cơ thể kiến có chứa chất Pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da.

Chất Pederin không được kiến chủ động tiết ra mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Khi cơ thể bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Khi chất Pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm (da vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân…) thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Một vài trường hợp gây viêm da, và nếu không chăm sóc tốt vết thương thì có thể gây nhiễm trùng và tình trạng vết thương trở nặng hơn. Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh Zona (giời leo). Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phòng rộp trên da cần nhanh chóng đên các cơ sở y tế để nhân viên y tế chuẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.

Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang

Nếu phát hiện trong nhà có kiến ba khoang hoặc tiếp xúc với chúng, chúng ta cần chú ý những điều sau:

- Kiến ba khoang không tấn công mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng. Các tình huống mà con người có thể tiếp xúc với chất pederin: Cố tình hoặc vô tình đập chết kiến khi chúng bò trên cơ thể, khi kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng khăn hoặc quần áo này và vô tình chà xát kiến lên cơ thể, gây phóng thích chất độc lên da người. Vì vậy, trước khi sử dụng khăn lau hoặc quần áo thì chúng ta phải xem xét kỹ, nếu phát hiện có kiến thì nhẹ nhàng di chuyển chúng ra khỏi đồ dùng (dùng 1 tờ giấy cho kiến bò sang rồi di chuyển chúng sang nơi khác).

- Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ có lỗ thoát khí.

-Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang.

-Các khu nhà ở chật hẹp như: ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng.

- Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà.

- Sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến, không cho kiến vào nhà.

-Khi kiến rơi hoặc bò lên da không nên dùng tay giết mà nên thổi cho kiến bay đi tránh để dịch tiết của nó dính vào da.

- Nếu phát hiện vừa tiếp xúc với dịch tiết của kiến thì nhanh chóng rửa chỗ tiếp xúc dưới vòi nước. Khi vùng da đó bắt đầu thấy đau, rát thì dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxyd kẽm, mỡ kháng sinh rồi đến các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị thêm.

Đăng Khoa, Khoa ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

15 cách diệt kiến ba khoang đuôi nhọn ở chung cư triệt để chỉ 1 lần

Tổng hợp cách diệt kiến ba khoang đuôi nhọn ở trong nhà, chung cư, ngoài sân vườn từ thiên nhiên và thuốc diệt côn trùng sinh học.

Đã cập nhật 8 tháng 11 năm 2021Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Kiến ba khoang (tên khoa học là Paederus Fuscipes) là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và không gian sống như chung cư, nhà cao tầng. Bởi đây là loài côn trùng bọ cánh cứng nguy hiểm, nọc độc của chúng khiến da phồng rộp, bỏng rát, đau nhức, sốt cao,... thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn và nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng đâu mới là cách diệt kiến ba khoang an toàn và tận gốc?Đọc thêm hơn 44 cách diệt kiến ba khoang và côn trùng trong nhà hiệu quả, sáng tạo và tiết kiệm nhất qua bài viết này bạn nhé.

TTO - Những ngày qua, kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều tại khu dân cư, ký túc xá ở TP.HCM. Nhiều người bị bỏng rộp, viêm da vì tiếp xúc dịch tiết của chúng.

  • ​Khuyến cáo phòng chống kiến ba khoang
  • Kiến ba khoang tấn công người dân tại nhiều chung cư Hà Nội
  • Kiến ba khoang vô cả bệnh viện đe dọa bệnh nhân

Kiến ba khoang xuất hiện dày đặc tại các phòng ở sinh viên thuộc ký túc xá khu B - ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: Hội những người ở khu B - ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM

Vùng da nào tiếp xúc dịch tiết của kiến ba khoang thì sẽ tổn thương vùng da đó. Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch thì vô tình làm dịch tiết dính vào nhiều vị trí khác trên cơ thể, gây viêm da lan tỏa.

TS ĐOÀN BÌNH MINH

TS Đoàn Bình Minh, phó viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM (Bộ Y tế), cho hay kiến ba khoang không đốt hay cắn mà khi chúng ta tiếp xúc dịch tiết cơ thể của chúng (chất pederin - một chất độc gây rộp), dịch tiết này sẽ gây bỏng và viêm da...

Chi chít vết thương cũ, mới

Gần đây, nhiều sinh viên phản ảnh ký túc xá (KTX) khu B - Đại học Quốc gia TP.HCM xuất hiện kiến ba khoang, nhiều nhất là về đêm. Kiến ba khoang tập trung tại các bóng đèn, sau đó di chuyển đến giường chiếu, quần áo, khăn, mùng mền... Nếu vô tình tiếp xúc dịch tiết của chúng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, viêm da.

Cách đây khoảng 15 ngày, bạn N.T.Th. (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM) phát hiện vết thương do kiến ba khoang gây ra trên cánh tay, tuy nhiên vết thương cũ chưa lành thì lại tiếp tục xuất hiện vết thương mới nặng hơn.

Tương tự, bạn H.C. (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM) phát hiện vết thương có mủ nước trên vai kèm triệu chứng rát, nóng như bị bỏng và rất nhức do kiến ba khoang gây ra. C. cố gắng hạn chế không chạm vào vết thương, sau đó đến trạm y tế tại KTX khám và lấy thuốc về bôi.

Trung tâm quản lý KTX Đại học Quốc gia TP.HCM đã thông báo khuyến cáo các bạn sinh viên lưu ý phòng tránh kiến ba khoang, đồng thời tổ chức phát quang bụi rậm trong khuôn viên ký túc xá và phun thuốc diệt kiến.

Một sinh viên bị tổn thương da tại nhiều vị trí trên cơ thể do tiếp xúc dịch tiết kiến ba khoang - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tăng đột biến, vì sao?

Theo Bệnh viện Da liễu TP.HCM, những ngày vừa qua, số lượng bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng (chủ yếu là kiến ba khoang) tăng đột biến, với 80 - 100 lượt/ngày. Trong khi đó những tháng trước hầu như không có ca nào.

BS Vũ Thị Phương Thảo (Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết thường bệnh nhân đến khám da xuất hiện những mảng, sẩn hồng ban với chùm mụn nước, mụn mủ tại một hoặc nhiều vị trí vùng da hở trên cơ thể như: mặt, cổ, tay, chân...

Ông Đoàn Bình Minh cho biết thời gian gần đây TP.HCM đang vào mùa mưa, nhiều kiến ba khoang xuất hiện, xâm nhập vào các khu dân cư, KTX... gần cánh đồng lúa, bãi cỏ, vũng nước, công trình đang xây dựng dang dở.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu trong hoạt động nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa tại các vùng ven như Q.9, Q.7, huyện Hóc Môn, Củ Chi... khiến môi trường sống của côn trùng nói chung và kiến ba khoang nói riêng dần mất đi, buộc chúng phải xâm nhập vào các khu dân cư.

Vết thương dễ lan tỏa khắp người

BS Vũ Thị Phương Thảo lưu ý kiến ba khoang chứa dịch tiết độc nên tiếp xúc với da sẽ gây viêm da, bỏng da.

Về những mảng sẩn, hồng ban, mụn mủ... xuất hiện trên bề mặt da là phản ứng bình thường của cơ thể, tuyệt đối không nên sờ hoặc nặn vì rất dễ làm vết thương lan rộng và nhiễm trùng. Đối với những tổn thương khu trú một chỗ, chỉ cần rửa rạch, sau đó bôi thuốc tại chỗ.

Đối với trường hợp tổn thương lan rộng cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị hợp lý. Thời gian điều trị khoảng từ 7-10 ngày. Sau điều trị chỉ để lại vết thâm, khó hình thành vết sẹo (ngoại trừ cào gãi mạnh tay, gây tổn thương lớp hàng rào bảo vệ da).

Riêng một số người có cơ địa suy giảm hệ miễn dịch, nếu vết thương bị nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn. Những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm thì chỉ cần một lượng chất dị ứng rất nhỏ cũng đủ gây ra phản ứng rất nặng trên toàn thân.

Để phòng chống kiến ba khoang, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân có thể dùng đèn ánh sáng vàng vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng trắng.

Bên cạnh đó, cần ngủ trong màn, sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra - vào, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.

Đối với những người làm vườn, đồng ruộng cần mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.

Cảnh giác viêm da do kiến ba khoang

Vết bỏng do kiến ba khoang - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, kiến ba khoang gây viêm da mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy theo lượng độc chất xâm nhập qua da. Tác nhân gây viêm da là độc chất trong dịch có trong thân kiến ba khoang, độc chất này gây ngứa rát, đỏ cộm, mụn nước nếu chúng ta đập kiến và làm thân kiến vỡ ra.

Nếu tay bị dính độc chất mà sờ vào mắt có thể gây bỏng mắt, nếu vùng tổn thương ở gần mắt, mắt có thể bị sưng.

Nếu có một con kiến ba khoang đang bò trên người bạn, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da, phải nhanh chóng rửa sạch da và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

L.ANH ghi

​Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loại kiến có kích thước nhỏ hơn hạt thóc có cánh bay, bụng thon nhọn đen, có một khoang màu đỏ, thuộc họ côn trùng.

Video liên quan

Chủ đề