Kiếm lấy máu tĩnh mạch thường là kiêm bao nhiêu năm 2024

Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim luồn ngoại vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch. Kim luồn có thể đi sâu và cố định chắc chắn vào trong lòng mạch. Người già và trẻ em khi tiêm thuốc hoặc truyền tĩnh mạch rất khó lấy được ven vì các cháu nhỏ không hợp tác và rất sợ áo trắng. Vì hầu hết trường hợp phải lấy ven nhiều lần, từ đó gây đau, sợ hãi cho trẻ và tỷ lệ nhiễm khuẩn rất cao. Do đó kỹ thuật lưu kim trong tiêm truyền tĩnh mạch ngoại vi 72 giờ (3 ngày) được áp dụng. * Đặc điểm cấu tạo và lợi ích của kim luồn Terumo: - Thành mỏng, cứng độ đàn hồi tốt và thâm nhập qua da dễ dàng. - Đầu kim mềm nên khi bệnh nhi cử động, giãy giụa không gây tổn thương cho thành mạch. Chất liệu sinh học giúp lưu kim trong lòng mạch được 72 giờ - Tạo cảm giác dễ chịu và ít đau cho bệnh nhi. - Với người sử dụng: vết chích gọn gàng, không làm tổn thương lan rộng, hạn chế nhiễm khuẩn. * Kỹ thuật: Thực hiện như kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch như sau: - Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ y tế, thuốc theo quy trình. - Sát khuẩn vị trí tiêm truyền từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần. Sát khuẩn tay điều dưỡng. - Cố định ven nơi đặt kim. - Cầm kim luồn - Đâm kim vào tĩnh mạch - Luồn ống kim vào lòng mạch - Cố định đốc kim - Tháo garo - Rút nòng kim ra - Lắp ống nối vào đầu kim luồn - Sát khuẩn lại chân kim luồn, đặt miếng dán obside lên cố định chặt kim và chống bụi bẩn, mồ hôi trong quá trình lưu kim. Cuối cùng quấn băng giữ chặt ống nối và ghi ngày rút ống nối. 2. Chỉ định kỹ thuật - Trẻ nhỏ khó lấy ven, có chỉ định cần phải tiêm, truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải duy trì việc tiêm, truyền tĩnh mạch nhiều ngày.

Phương pháp xét nghiệm Nipt giúp mẹ bầu phát hiện sớm các bất thường, nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mẹ bầu băn khoăn, không biết phương pháp này cần lấy bao nhiêu máu, quy trình lấy mẫu có đau không? Những phân tích sau đây sẽ giúp thai phụ giải đáp mọi thắc mắc.

Xét nghiệm Nipt cần lấy bao nhiêu máu?

- Cũng như các phương pháp xét nghiệm thông thường khác, xét nghiệm Nipt chỉ cần lấy từ 7 - 10ml máu tĩnh mạch của mẹ bầu.

- Trước khi thực hiện, mẹ bầu có thể lấy máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần nhịn ăn. Thao tác lấy mẫu xét nghiệm Nipt nhẹ nhàng, không gây đau. Vậy nên các mẹ bầu không cần lo lắng.

- Các mẹ bầu lưu ý chỉ nên làm xét nghiệm Nipt khi thai nhi tối thiểu 9 tuần tuổi. Nếu lấy mẫu quá sớm, khi đó lượng ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ chưa đủ, sẽ dẫn kết quả xét nghiệm không được chính xác.

Các bước lấy mẫu xét nghiệm Nipt

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu

- Ống hút chân không chuyên biệt cho xét nghiệm Nipt. Ống máu phải đầy đủ tem nhãn và còn hạn sử dụng.

- Kim lấy mẫu máu và giá đỡ kim.

- Khay để đựng ống mẫu.

Để đảm bảo an toàn, thoải mái cho mẹ bầu. Các kỹ thuật viên cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như:

- Hộp bông cồn sát khuẩn

- Găng tay vô khuẩn,

- Panh kẹp

- Khẩu trang y tế

- Dây garo, đệm kê tay.

Bước 2: Tiến hành thu mẫu

- Gắn một đầu kim vào giá đỡ.

- Cố định vị trí lấy mẫu.

- Sát trùng bằng cồn 70 độ.

- Vặn bỏ phần nắp đầu kim, lấy ven.

- Đưa ống lấy máu vào trong lòng giá đỡ, sâu hết phần kim. Kim xuyên qua nắp ống, máu tự chảy xuống dựa vào áp lực chân không trong ống máu. Lượng máu trong ống khoảng 7 – 10ml máu mẹ.

- Đảo ống máu nhẹ nhàng để trộn các chất hóa học trong ống máu từ 8 – 10 lần.

Bước 3: Bảo quản và gửi mẫu xét nghiệm

Sau khi lấy mẫu, không lắc mạnh ống máu vì có thể làm vỡ tế bào máu. Cuộn ống máu vào trong lớp giấy thấm, sau đó cho vào túi nilon sinh học. Đặt ống đựng mẫu máu vào hộp chuyên dụng cùng với đơn đăng ký xét nghiệm. Mẫu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý sau khi có kết quả Nipt

Nếu kết quả cho ra tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, mẹ bầu và bác sĩ cần cân nhắc làm xét nghiệm chẩn đoán vì xét nghiệm Nipt là xét nghiệm sàng lọc an toàn, hiệu quả nhưng không thể thay thế được xét nghiệm chẩn đoán.

Với kết quả chưa xác định nguy cơ: Mẹ bầu sẽ được đề nghị lấy mẫu và xét nghiệm lại. Nếu xét nghiệm lần 2 vẫn chưa xác định được nguy cơ, gia đình cùng bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc làm xét nghiệm chẩn đoán.

Với kết quả nguy cơ thấp: mẹ bầu vẫn cần tiếp tục theo dõi thai kỳ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chủ đề