Khối opec là gì

Tổ chức OPEC là gì?

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC) là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Irad, Kuwait, Arập Xêút và Venuezela tại Hội nghị Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). 

Các thành viên Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973 – 1992), Indonesia (1962-2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9/1965.

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có thể khống chế giá dầu mỏ trên thế giới. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ các nước và đề ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau, theo nguyên tắc xoay vòng, làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.

Hiện nay OPEC có 11 nước thành viên được liệt kê dưới đây theo thời gian gia nhập.

Châu Phi

  •  Algérie (7/1969)
  •  Libya (12/1962)
  •  Nigeria (7/1971)
  •  Angola (1/2007)

Các nước thành viên OPEC  Thành viên hiện tại  Cựu thành viên Trung Đông

  •  Iran (9/1960)
  •  Iraq (9/1960) (không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998)
  •  Kuwait (9/1960)
  •  Ả Rập Xê Út (9/1960)
  •  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (11/1967)

Nam Mỹ

  •  Venezuela (9/1960)
  •  Ecuador (1973-1993, 2007)

Cựu thành viên

  •  Gabon (Thành viên chính thức: 1975-1995)
  •  Indonesia (12/1962-2008)
  •  Qatar (1961-2019)

Thành viên tương lai

  •  Bolivia,  Canada,  Sudan và  Syria đã được OPEC mời tham gia.

Mục tiêu chính thức được ghi vào Văn bản thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên để duy trì sự phối hợp hoạt động của OPEC. Tuy nhiên, nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cuộc khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì giá cao trong thời gian dài.

Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách chung về dầu nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể điều tiết tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

OPEC+ là gì?

Opec+ đề cập đến liên minh của các nhà sản xuất dầu thô, những người đã tiến hành điều chỉnh nguồn cung trên thị trường dầu

OPEC+ bao gồm các quốc gia như Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman, Nga, Nam Sudan và Sudan.

Tại sao OPEC + có ảnh hưởng hơn OPEC?

OPEC với 11 thành viên kiểm soát 40% nguồn cung dầu toàn cầu và 75% trữ lượng. Với việc bổ sung 10 quốc gia ngoài OPEC, đáng chú ý trong số đó là Nga, Mexico và Kazakhstan, các cổ phiếu này tăng lên tương ứng 55% và 90%. Điều này mang đến cho OPEC + một mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trước đây.

Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC

14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Vênêxuêla tại Bátđa.

1965: Dời trụ sở về Viên. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá.

1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.

1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn.

1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới.

1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát.

1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libia, Angiêri và Irắc thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng.

1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybi đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu.

1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%.

1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày.

1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.

1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.

1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt ở mức cao.

2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.

2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí “tạm ngưng” không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.

Sau một thời gian dài từ năm 2007, giá dầu mỏ liên tục tăng, có thời điểm đạt mức xấp xỉ 150 USD/thùng, hiện nay (8-2008) giá dầu đang đứng ở mức trên dưới 110 USD/thùng.

Năm 2018-2019: OPEC+ cắt giảm sản lượng khai thác 1.7 triệu thùng/ngày nhằm giữ giá dầu không xuống quá thấp do nhu cầu suy yếu vì chiến tranh thương mại cũng như sản lượng dầu đá phiên Mỹ tăng.

OPEC+ cắt giảm bao nhiêu để ứng phó với Covid-19?

Tháng 9/4/2020: OPEC+ họp và thống nhất sẽ cắt giảm 9.7 triệu thùng/ngày bắt đầu áp dụng từ tháng 5/2020 trong nổ lực ứng phó với cầu suy giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Mặc dù vậy, con số cắt giảm sản lượng toàn cầu thực tế có thể lên đến 20 triệu thùng/ngày. Trong đó, bộ ba Saudi Arabia, Kuwait, và UEA giảm thêm sản lượng đã tăng trong tháng 4/2020 là 2.7 triệu thùng/ngày; Các nước như Iran, Vuenuezela và Lybia bị giảm thêm 2.8 triệu thùng/ngày; và phần còn lại khoảng gần 5 triệu thùng/ngày là mức giảm của của Mỹ, Na Uy và Canada.

Nguồn: Lão Trịnh