Khôi lượng giai dịch tiền mã hóa ở nhật bản năm 2024

Theo Bloomberg, Liquid đảm bảo được nguồn tài trợ từ nhiều nhà đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Capital và hãng bán dàn đào tiền mã hóa Bitmain Technologies. Dù vậy, Liquid không tiết lộ số tiền mà hãng được bơm cho. Liquid có khoản cam kết chỉ 50 triệu USD, tương đối nhỏ so với định giá tỉ đô. Định giá của startup bị hoài nghi nếu lượng vốn huy động được ít hơn 10% định giá.

Dù vậy, hãng Nhật vẫn có nhiều tiến bộ trên đường xây dựng doanh nghiệp, bao gồm cả việc nhận được giấy phép sàn giao dịch tiền mã hóa từ cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản, và thực tế xử lý hơn 50 tỉ USD khối lượng giao dịch tích lũy. IDG cũng là nhà đầu tư tên tuổi, có rót vốn cho các startup như Coinbase và Bitmain.

Các startup tiền mã hóa từ lâu thường đẩy định giá mạnh. Tháng 6.2018, Circle Internet Financial huy động được 110 triệu USD, định giá nền tảng thanh toán di động và giao dịch tiền mã hóa ở mức 3 tỉ USD. Coinbase thì huy động được 100 triệu USD hồi năm 2017 và có định giá 1,6 tỉ USD. Startup tiền mã hóa thường có khuynh hướng gọi vốn đậm hơn trong thời gian đầu.

Liquid được thành lập năm 2014, trước đây tên là Quoine. Đợt gây quỹ mới nhất là một phần của vòng gọi vốn Series C. Hai nhà đồng sáng lập Liquid là Mario Gomez Lozada và Mike Kayamori huy động hơn 20 triệu USD trong nhiều vòng gọi vốn trước từ không ít nhà tài trợ, trong đó có hãng Jafco. Liquid cũng thu về 100 triệu USD trong đợt chào bán đồng mã hóa năm 2017.

Số tiền vừa gọi được thêm sẽ dùng cho kế hoạch mở rộng ra toàn cầu của Liquid. Hiện nhiều người lạc quan cho rằng đợt điều chỉnh giá cả tiền mã hóa đang đến hồi kết. Bitcoin vừa tăng giá hơn 20% trong tuần này, lên mốc cao nhất trong 5 tháng.

Nhật Bản có ít startup đạt định giá tỉ đô trước khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), một phần là vì quy định niêm yết trên sàn chứng khoán lỏng lẻo khiến giới sáng lập doanh nghiệp dễ đưa công ty lên sàn hơn các nước khác. Tính đến tháng 1 năm nay, Nhật Bản chỉ có một startup tỉ đô, đó là hãng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) Preferred Networks. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc lần lượt có đến 165 và 90 startup định giá từ 1 tỉ USD trở lên, theo dữ liệu từ CB Insights.

Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế số đã góp phần sản sinh ra một loại tài sản mới – tài sản ảo (Virtual Asset). Theo thống kê của Boston Consulting Group, đến năm 2030, tài sản ảo nằm ở dạng token sẽ chiếm 10% GDP toàn cầu, với quy mô tương đương 16.100 tỷ USD.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản ảo, nhưng về cơ bản, đây là một giá trị số có thể được giao dịch, mua bán. Tài sản ảo có thể là các đồng tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, cũng có thể là các loại token, NFT (token không thể thay thế), hoặc ở dạng RWA (Real World Asset) – tài sản, vật phẩm thực được mã hóa hoặc token hóa.

Thị trường tài sản ảo đang phát triển nóng tại Việt Nam

Tại hội thảo góp ý xây dựng khung pháp lý, quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo được tổ chức sáng 13/3, ông Trần Huyền Dinh, Chủ nhiệm Ủy ban Ứng dụng Fintech (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã chia sẻ vài số liệu đáng lưu ý về thị trường tài sản ảo.

Nhà sáng lập kiêm CEO Công ty công nghệ Alpha True cho hay, ở thời điểm tháng 5/2023, tổng giá trị giao dịch của người dùng Việt Nam chỉ riêng trên một sàn tài sản ảo top đầu đã vào khoảng 20 tỷ USD/tháng.

“Thị trường giao dịch OTC (mua bán trực tiếp) tài sản ảo ở Việt Nam mỗi ngày có quy mô không dưới 100 triệu USD. Đây là những số liệu thống kê ở thời điểm giữa năm 2023, khi giá trị Bitcoin chỉ khoảng 30.000 USD”, ông Dinh nói.

Một người dùng đang xem giá Bitcoin trên sàn giao dịch tài sản ảo. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước châu Âu đều đã có những quy định nhằm quản lý thị trường tiền mã hóa và các loại tài sản ảo. Trong khu vực, Thái Lan cũng đã có những quy định riêng với Sắc lệnh khẩn cấp về kinh doanh tài sản ảo, có hiệu lực từ năm 2018.

Tại Việt Nam, số liệu từ Bộ Tư pháp Mỹ cho thấy, trong năm 2022, người Việt thu lợi tới 237,7 triệu USD từ tiền mã hóa. Đáng chú ý, tổng giá trị tiền mã hóa đi vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022 lên tới hơn 100 tỷ USD, theo thống kê của Bộ Tư pháp Mỹ và Công ty phân tích Chainalysis.

Cần sớm hình thành hành lang pháp lý về tài sản ảo

Trước sự phát triển nóng của loại hình tài sản ảo, một vấn đề thách thức được đặt ra là làm sao để quản lý, ngăn chặn các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới, nhưng vẫn thúc đẩy được sự phát triển của thị trường này.

Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, với quy mô giao dịch tài sản ảo như hiện nay, việc tận dụng tốt nguồn vốn từ các loại tài sản ảo sẽ rất có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.

“Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới. Chúng ta được hưởng lợi nhưng cũng sẽ nhận những tác động tiêu cực. Dù muốn hay không, Việt Nam vẫn đang sở hữu một trong những cộng đồng crypto lớn nhất thế giới. Nếu không có cách ứng xử phù hợp, nền kinh tế Việt Nam sẽ không được hưởng lợi từ những giá trị tích cực của điều này”, ông Quỳnh nói.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, ông Phan Đức Trung chia sẻ về quy mô và tác động của thị trường tài sản ảo. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, hầu hết chính phủ các nước đều lúng túng và quan ngại trước việc ứng xử sao với các loại tài sản ảo. Điều này là bởi, tiền tệ là một trong những chủ quyền quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia.

Gợi ý chính sách, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho rằng, để tận dụng nguồn vốn ngoại, Việt Nam từng coi USD như một loại tài sản. Người dân có thể nắm giữ, gửi ngân hàng lấy lãi nhưng không được thanh toán bằng USD. “Chúng ta có thể xem xét ứng xử với các loại tài sản ảo theo cách tương tự”, ông Quỳnh đề xuất.

Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với các loại tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo.

“Việc thừa nhận hay không thừa nhận, cấm hay điều chỉnh tài sản ảo đều sẽ đặt ra những xung đột lợi ích giữa nhóm đối tượng đầu tư, kinh doanh truyền thống như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu và những người theo đuổi lĩnh vực kinh tế số như Blockchain, AI, IoT,…”, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định.

Tuy vậy, đây cũng là cơ hội để các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường Việt Nam.

Núp bóng hội thảo công nghệ để quảng bá hàng chục sàn forex quốc tếXin phép ‘Hội thảo ứng dụng công nghệ đổi mới với thương nhân Việt Nam năm 2023’, nhưng lại quảng bá cho hàng chục sàn forex quốc tế, khi cơ quan chức năng kiểm tra, sự kiện này đã phải dừng ngay sau đó.

Chủ đề