Khi vừa chào đối bé có biết nói không khi đó bé giao tiếp với mọi người như thế nào

10 Tháng mười 2021

Xuất bản bởi

Dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ đúng cách là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Bởi kỹ năng ứng xử, giao tiếp là yếu tố cần thiết ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự thành công sau này của trẻ. Bài viết sau đây của Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ chia sẻ những kỹ năng ứng xử cần dạy trẻ từ khi còn nhỏ để con trở thành người nhanh nhạy, khéo léo, được lòng mọi người.

Xem thêm:

TOP 11 kỹ năng sống cho trẻ mầm non thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện

TOP 8 cách học online hiệu quả cho trẻ như khi học tại trường

8 lợi ích của việc học online  cho trẻ mầm non và tiểu học

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) ngay hôm nay để trải nghiệm các phương pháp dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ tại trường

Kể từ khi được sinh ra, bé đã có những cách thức giao tiếp của riêng mình như: khóc, cử động tay chân, ánh mắt, nét mặt,... Những cấp độ giao tiếp sẽ phát triển dần theo từng độ tuổi và khi lên 3, trẻ bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ, thể hiện thái độ, cảm xúc,... Đây cũng là lúc bố mẹ nên bắt đầu dạy những kỹ năng ứng xử cho trẻ để hình thành thói quen vận dụng ngôn ngữ. Trẻ cũng sẽ biết cách thể hiện cảm xúc, cá tính bản thân một cách lịch sự, nhã nhặn và biết cách kết nối với những người xung quanh.

Xem thêm: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?

Biết cám ơn và xin lỗi

Biết cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp là bài học cơ bản về kỹ năng ứng xử cho trẻ. Cha mẹ cần nhắc nhở, dạy cho con thói quen nói lời cảm ơn khi nhận được quà và sự giúp đỡ từ người khác. Trẻ cũng cần được hiểu rõ lời cảm ơn thể hiện sự lịch sự, yêu quý và trân trọng đối với người đã giúp đỡ, tặng quà.  

Tương tự, lời xin lỗi cũng có giá trị quan trọng không kém để thể hiện sự chân thành khi bản thân mắc lỗi, gây ảnh hưởng đến người khác. Thói quen và việc hiểu rõ được giá trị của lời cảm ơn, xin lỗi sẽ góp phần giúp trẻ trở thành người có nhân cách tốt, văn minh.

Cha mẹ dạy con kỹ năng  giao tiếp ứng xử biết cám ơn và xin lỗi

Biết chào hỏi, hỏi thăm, quan tâm đến mọi người

Cha mẹ cần dạy con biết cách chào hỏi lễ phép, thể hiện thái độ niềm nở khi gặp người khác, nhất là người lớn tuổi. Trẻ cũng cần được biết thói quen chào hỏi thể hiện thái độ lịch sự cần có trong những buổi gặp gỡ, chuyện trò. Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy bé cách hỏi thăm, quan tâm chân thành đến mọi người. Điều này không chỉ đơn thuần là dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ mà còn giúp con phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) tốt hơn.

Cha mẹ dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ biết chào hỏi, hỏi thăm, quan tâm đến mọi người

Biết giao tiếp bằng mắt

Cốt lõi của giao tiếp là sự chân thành, tôn trọng và điều này được thể hiện rõ nét nhất qua ánh mắt. Do đó, bố mẹ nên dạy con nhìn thẳng vào mắt người khác khi đang nói chuyện để truyền đạt cảm nghĩ, thể hiện sự tự tin, phép lịch sự tối thiểu và giúp cả hai cởi mở hơn. Bố mẹ cũng phải là người thực hiện kỹ năng ứng xử này đối với trẻ để con  dần hình thành thói quen từ khi còn nhỏ.

Cha mẹ dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ biết giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện

Biết dùng câu hoàn chỉnh khi trả lời

Khả năng ngôn ngữ còn hạn chế nên trẻ rất dễ nói chuyện trống không. Vì vậy bố mẹ cần uốn nắn con từ nhỏ, dạy con biết cách trả lời một câu hoàn chỉnh có chủ, vị để thể hiện phép lịch sự và tôn trọng. Quan trọng hơn hết, bố mẹ cũng phải là người thực hành để con làm quen và noi theo. 

Biết dạ thưa và lịch sự khi giao tiếp với người lớn tuổi

Biết sử dụng kính ngữ dạ thưa với người lớn là kỹ năng ứng xử cho trẻ nên được dạy từ khi còn nhỏ. Trẻ cần biết đó là cách xưng hô đúng mực giúp thể hiện con là một đứa trẻ ngoan, lễ phép. Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn và luôn nhắc nhở con phải biết tôn trọng, nói chuyện lịch sự dạ thưa với người lớn từ ông bà, bố mẹ, thầy cô đến cô lao công, chú bảo vệ,...  Một số trẻ có thói quen gật, lắc đầu hoặc trả lời trống không thì bố mẹ cũng phải luôn nhắc nhở để trẻ bỏ những hành động này. Quan trọng hơn hết, chính bố mẹ cũng phải là người thị phạm, làm gương, nói chuyện lịch sự, hòa nhã với mọi người để bé noi theo. 

Biết tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mọi người xung quanh

Từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên dạy trẻ biết cách lắng nghe tích cực, tôn trọng cảm xúc, quan điểm của người khác. Trẻ có thể sẽ có ý kiến, quan điểm riêng nhưng chỉ nên góp ý, không được chỉ trích, chê bai hay cắt ngang lời người khác. Đây là kỹ năng ứng xử cho trẻ nên được dạy từ nhỏ để con có thói quen giao tiếp văn minh, nhân văn mãi sau này.

Cha mẹ dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ biết tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mọi người xung quanh

Biết giữ trật tự nơi công cộng

Cha mẹ nên dạy trẻ biết cách giao tiếp ứng xử, giữ trật tự, không nói to hay nhõng nhẽo ở nơi công cộng như trường học, công ty hay những nơi đông người. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu việc nói to hoặc làm ồn sẽ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, đồng thời việc biết giữ trật tự nơi công cộng thể hiện trẻ là một người thông minh, khéo léo và lịch sự.

Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là trường mầm non và tiểu học quốc tế tại Bình Thạnh dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi đến 11 tuổi. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học duy nhất tại TP.HCM nhận được sự công nhận toàn diện của cả Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC) - 2 tổ chức giáo dục uy tín quốc tế trên thế giới . Năm 2021, ISSP đã trở thành trường ứng viên giảng dạy chương trình IP PYP (chương trình Tú tài Quốc tế Tiểu học) được công nhận toàn cầu.

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của ISSP, trường quốc tế ở TPHCM chất lượng và uy tín, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP theo 2 cách sau:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
  • Email: .

Trên đây là những kỹ năng ứng xử cho trẻ mà bố mẹ nên bắt đầu dạy cho con từ khi lên 3 tuổi. Để thực hiện thành công và giúp con trở thành người giao tiếp khéo léo, văn minh, bố mẹ cần kiên nhẫn giảng giải, thường xuyên nhắc nhở để con hiểu và làm theo. Đồng thời, chính bố mẹ cũng phải là tấm gương để con học hỏi và dần hình thành thói quen ứng xử lịch sự, chân thành và tôn trọng.

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog

Làm thế nào để bé tìm hiểu về mối giao tiếp với những người xung quanh? Khi nào bé bắt đầu biết kết bạn? Tất cả đều nhờ bố mẹ – những người bạn đầu tiên trong cuộc đời của bé.

Khi nào bé bắt đầu giao tiếp?

Trong năm đầu đời, bé hầu như chỉ giới hạn giao tiếp với bố mẹ. Tất cả nỗ lực, sự tập trung của bé đều dồn vào việc mày mò năng lực của bản thân và khám phá thế giới xung quanh như quan sát, cầm nắm đồ vật, học lật, học bò, học đi, học nói… Ngay cả khi bé vẫn còn chưa biết bập bẹ, cứ mỗi lần được bố mẹ hỏi chuyện hoặc đọc truyện cho nghe là bé đã bắt đầu tiếp thu để chuẩn bị cho giai đoạn ngôn ngữ phát triển hơn về sau này.

Khi lên 2 tuổi, bé sẽ rất thích chơi cùng với các bạn nhỏ khác thế nhưng, kỹ năng giao tiếp này cần phải rèn luyện thêm một thời gian nữa mới có thể hoàn thiện. Bé có thể sẽ trở nên khá ích kỉ, không bao giờ muốn chia sẻ đồ chơi với người khác. Tuy vậy khi bé lớn lên và học được cách cảm thông với người xung quanh, bé sẽ trở thành một người bạn tốt hơn. Cho đến khi bé 3 tuổi, bé bắt đầu tò mò và học cách để kết bạn với những đứa trẻ xung quanh.

Kĩ năng giao tiếp phát triển thế nào?

– 1 tháng tuổi: Từ khi sinh ra đời bé đã là một con người của xã hội. Bé thích được âu yếm, được bế bồng, chăm sóc, trò chuyện, mỉm cười… Trong tháng đầu tiên, bé sẽ bắt đầu thử nghiệm với gương mặt của mình. Bé thích được nhìn ngắm mặt của bố mẹ và thậm chí còn có thể bắt chước cả các biểu cảm trên gương mặt bố mẹ nữa. Bé cũng đã bắt đầu lắng nghe và học hỏi từ những âm thanh xung quanh hoặc do bạn tạo ra. Giao tiếp bằng ánh mắt rất quan trọng, do đó bạn hãy nhớ nhìn vào mắt bé mỗi lần trò chuyện nhé! Dần dà, bé sẽ bớt khóc quấy để bập bẹ những tiếng đầu tiên, chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển hơn của ngôn ngữ.

– 3 tháng tuổi: Bé đã quan sát và học hỏi được khá nhiều điều mới lạ từ những thứ quanh mình. Có thể bé sẽ có nụ cười đầu tiên trong đời – một khoảnh khắc quan trọng với hầu hết các bậc cha mẹ. Không lâu sau đó, bé sẽ trở nên thành thục hơn, vừa cười với bố mẹ đồng thời vừa ríu rít bằng thứ ngôn ngữ trẻ con riêng của mình.


– 4 tháng tuổi: Bé dần trở nên cởi mở hơn với những người xung quanh. Tuy nhiên vẫn không ai có thể thay thế vị trí của bố mẹ trong lúc này. Từ những phản ứng phấn khởi, ánh mắt vui sướng và nụ cười chứng tỏ sợi dây liên kết tình thân lúc này đang được thắt chặt dần.Bé có thể bắt đầu tập nói và bạn sẽ phải ngạc nhiên vì những bước phát triển nhảy vọt của bé trong thời gian này. Để khích lệ, bạn hãy cổ vũ hoăc nói chuyện nhiều với trẻ bất cứ khi nào có thể.
– 7 tháng tuổi: Bé vẫn chơi một mình do chưa biết cách để chơi với những đứa trẻ khác. Khi bé bắt đầu biết tự chủ hơn, bé dần cảm thấy thú vị khi ở cạnh bạn bè, được sờ, cầm hoặc với lấy chúng. Thậm chí bé nhà bạn còn có thể hứng chí nhại lại cả âm thanh của em bé khác. Lúc này bé đã quen với những gương mặt mà bé thường xuyên tiếp xúc như bố mẹ, ông bà… Vài tháng tới có thể bé sẽ bắt đầu tỏ ra sợ sệt với những người lạ mặt và đấu tranh với sự lo âu khi mẹ không có ở bên.

– 12 tháng tuổi: Đến hết năm tuổi đầu tiên, bé cưng có vẻ khá chống đối. Bé khóc quấy khi mẹ rời đi hoặc bồn chồn, khó chịu khi không nhận ra những gương mặt thân quen xung quanh mình. Hầu như đứa bé nào cũng phải trải qua giai đoạn tách mẹ khó khăn này, đỉnh điểm là khi bé khoảng từ 10-18 tháng tuổi. Đôi lúc sự hiện diện của mẹ chính là cách duy nhất khiến bé bình tĩnh trở lại.


– 13-23 tháng tuổi: Khi bé bắt đầu học nói và giao tiếp, bé cũng sẽ học cách để kết bạn. Ở độ tuổi này bé rất thích được chơi cùng với những đứa trẻ khác cho dù là bằng tuổi hay lớn tuổi hơn.Khoảng từ 1-2 tuổi, bé rất quyết liệt trong việc bảo vệ đồ chơi của mình, điều này có thể khiến bố mẹ không vui vì nghĩ bé ích kỉ và cần phải học cách chia sẻ.Bạn có thể nhận thấy rằng bé dành rất nhiều thời gian để quan sát và bắt chước bạn bè. Bé còn muốn khẳng định sự độc lập của mình bằng cách nhất quyết không chịu nắm tay mẹ khi đi ngoài đường hay trở nên giận dữ vì bạn không cho phép bé mang đồ chơi lên giường ngủ…
– 24 đến 36 tháng tuổi: Khoảng từ 2-3 tuổi, bé luôn tự coi mình là “cái rốn vũ trụ”. Bé chẳng mảy may quan tâm xem người khác muốn gì hay cảm thấy thế nào bởi bé luôn cho rằng mọi người đều theo ý của bé. Đừng quá lo lắng, khi lớn lên một chút, cộng với sự hướng dẫn, dạy dỗ của bố mẹ, bé sẽ dần học được cách chia sẻ, quan tâm cũng như có được một vài người bạn đặc biệt đấy.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Theo thời gian, bé cưng nhà bạn sẽ cảm thấy hứng thú với những mối quan hệ với người xung quanh, đặc biệt là với những đứa trẻ khác. Bé sẽ học cách để đối đáp trong những tình huống xã hội thông qua việc quan sát và tiếp xúc với bạn bè giúp cho kĩ năng giao tiếp được nâng cao.
Một khi bé hiểu được sự đồng cảm với người khác và sẽ vui biết bao khi có các bạn cùng chơi, bé sẽ có thể phát triển những tình bạn thật trong sáng, hồn nhiên và dễ thương.

Vai trò của bố mẹ

Hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện đối mặt với con, nhất là trong những tháng đầu đời. Nếu có thể mời người thân, họ hàng tới thăm thì rất hay vì trẻ con rất thích khách khứa tới nhà, khi đó tất cả mọi người đều dồn hết sự quan tâm lại cho thành viên nhỏ nhất trong nhà – là bé đây! Đừng quá lo lắng hoặc xấu hổ vì bé thường hay cáu kỉnh kì lạ. Đây là chuyện rất bình thường sẽ xuất hiện khi bé khoảng 7 tháng tuổi. Nếu bé khóc khi bạn đưa bé cho người khác bế, hãy nhanh chóng nhận lại bé và thử trao bé lại một cách từ từ. Hãy để cho bé cảm thấy thoải mái trong vòng tay của bạn khi có mặt mọi người ở xung quanh. Sau đó, để cho từng người nói chuyện, chơi với bé trong khi mẹ vẫn bế bé. Khi bé đã quen dần, mẹ từ từ đưa bé cho một người khác và vẫn đứng bên cạnh. Cuối cùng, mẹ thử tránh mặt đi một chút để xem bé phản ứng như thế nào. Nếu bé bắt đầu tỏ ra không vui và khóc lóc, bạn hãy nhanh chóng quay về phòng và thử lại vào lần sau. Việc mẹ đi đi về về như vậy dần dà sẽ giúp bé quen dần và không khóc nữa vì bé hiểu được rằng, cho dù mẹ đang không có mặt ngay lúc này, nhưng rồi mẹ cũng sẽ quay lại ngay mà thôi. Cho bé thường xuyên giao lưu với những đứa bé khác sẽ giúp bé dạn dĩ hơn trong giao tiếp. Tuy vậy, bạn cũng nên sắp xếp đủ đồ chơi cho từng bé nhé vì rất có thể các bé sẽ không thích việc chia sẻ đồ chơi cho nhau. Việc tự coi mình là trung tâm cũng khá phổ biến trong giai đoạn bé 2-3 tuổi nhưng bố mẹ vẫn phải hướng dẫn và nói cho bé biết thế nào là hành vi tốt hoặc không tốt. Hãy trở thành tấm gương cho con trong giao tiếp, thường xuyên nói “làm ơn”, “cám ơn”, khen ngợi khi người nào đó làm hoàn thành tốt công việc và cũng cho bé thấy bạn rất vui lòng khi chia sẻ bữa ăn hoặc một cuốn tạp chí với người khác.

Độ tuổi này bạn có thể cho bé đi nhà trẻ để bé có thể tiếp xúc với những đứa trẻ khác, dần dần bé sẽ học cách để đối xử, để kết bạn và để trở thành một người bạn.

Khi nào cần lo lắng?

Nếu đến 1 tuổi mà bé không thể rời mẹ, hoặc không có hứng thú để chơi với ai khác ngoài bố mẹ, hoặc bé chẳng muốn giao tiếp với bố mẹ, bạn hãy hỏi ngay ý kiến chuyên môn của bác sĩ.Những đứa bé từ 1-3 tuổi có thể trở nên không thân thiện với những đứa trẻ khác, nhất là vì tranh giành đồ chơi. Bé có thể đánh, cào cấu, thậm chí là cắn bạn cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu bé trở nên quá hung hãn và lúc nào cũng cắn, cào, đánh những bạn chơi cùng (những hành vi này thường phát sinh trong nỗi sợ hãi và bất an), bạn hãy nhờ đến bác sĩ để tư vấn về tình trạng của bé nhé!

Nguồn: //www.beyeu.com/cac-moc-phat-trien-cua-tre-giao-tiep

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Video liên quan

Chủ đề