Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta thu được ánh sáng như thế nào

Bài C1 (trang 143 SGK Vật Lý 9): Trong thí nghiệm 1, em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau? Kết quả em đã thu được ánh sáng màu nào?

Có khi nào em thu được "ánh sáng màu đen" sau khi trộn không?

Lời giải:

- Ta thu được ánh sáng màu vàng khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục.

- Ta thu đươc ánh sáng màu hồng nhạt khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam.

- Ta thu được ánh sáng màu nõn chuối trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam.

- Không có "ánh sáng màu đen". Trộn hai ánh sáng khác màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.

Bài C2 (trang 143 SGK Vật Lý 9): Tại sao ba chùm sáng trong thí nghiệm 2 gặp nhau, em thu được ánh sáng màu gì?

Lời giải:

Trộn ba ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng.

Bài C3 (trang 143 SGK Vật Lý 9): Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày.

Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là 1 thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được không?

Lời giải:

Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màn lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 109 sách bài tập Vật Lí 9: Sự phân tích ánh sáng được quan sát trong thí nghiệm nào dưới đây?

A. Chiếu một ánh sáng trắng vào một gương phẳng

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng

C. Chiếu một chùm sang trắng qua một lăng kính

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì

Lời giải:

Chọn C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.

Vì có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Bài 2 trang 109 sách bài tập Vật Lí 9: Các làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu.

A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bia màu vàng

B. Chiều một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng

C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng

Lời giải:

Chọn D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng

Bài 3 trang 109 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng

a. Phân tích một chùm sáng là

b. Trộn hai chùm sáng màu với nhau là

c. Có nhiều cách phân tích một chùm sáng như:

d. Nếu trộn chùm sáng màu vàng với chùm sáng màu lam một cách thích hợp thì

1. Ta có thể được chùm sáng màu lục

2. Chiếu chùm sáng cần phân tích qua một lăng kính, chiếu chùm sáng vào mặt ghi đĩa CD…

3. Tìm cách tách từ trùm sáng đó ra những chùm sáng màu khác nhau.

4. Cho hai chùm sáng đó gặp nhau

Lời giải:

a – 3      b – 4      c – 2      d – 1

Bài 4 trang 109 sách bài tập Vật Lí 9: a) Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng … ở ngoài trời, ta có thể thấy những màu gì?

b) Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là các ánh sáng trắng hay ánh sáng màu

c) Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không? Vì sao?

Lời giải:

a) Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy đủ màu.

b) Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng.. là ánh sáng trắng.

c) Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ một chùm sáng trắng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau.

Bài 5 trang 109 sách bài tập Vật Lí 9: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào nêu dưới đây: đỏ, vàng, da cam, lục tím?

Lời giải:

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam

Bài 6 trang 110 sách bài tập Vật Lí 9: Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu một tia sáng trắng qua một lăng kính

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi âm của một đĩa CD

D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng

Lời giải:

Chọn B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng. Vì những vật có khả năng phân tích ánh sáng trắng là lăng kính, bong bóng xà phòng, mặt của đĩa CD… còn gương phẳng không có khả năng phân tích ánh sáng trắng.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu?

Trả lời:

Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau để được màu khác hẳn. Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh màu trắng.

Thí nghiệm trộn màu ánh sáng

Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.

Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.

Tuy nhiên, ánh sáng trắng nói trên có khác nhau chút ít và khác với ánh sáng trắng của các ngọn đèn hoặc Mặt Trời phát ra.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 9 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

I - THẾ NÀO LÀ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU?

Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau.

Cũng có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta trộn được.

II - TRỘN  HAI ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU

1. Thí nghiệm 1.

Chắn hai cửa sổ bằng hai tấm lọc màu bất kì, lấy trong bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục và lam.

Người ta trộn các ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng có màu khác hẳn. Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta được ánh sáng có màu khác hẳn với màu của hai ánh sáng ban đầu. Khi trộn ba ánh sáng màu với nhau một cách thích hợp, ta thu được ánh sáng trắng; hoặc khi trộn ánh sáng đỏ cánh sen, ánh sáng màu vàng và ánh sáng màu lam ta cũng thu được ánh sáng trắng.

Không có cái gọi là "ánh sáng màu đen". Bao giờ trộn hai, ba ánh sáng màu với nhau ta cũng thu được một ánh sáng màu khác hẳn.

2. Kết luận

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Bằng cách làm như trên, ta có thể trộn ba hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau.

III - TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU SẼ ĐƯỢC ÁNH SÁNG TRẮNG

1. Thí nghiệm 2

Khi chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam thì tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng màu trắng.

2. Kết luận

Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng trắng.

Người ta còn tìm ra nhiều bộ ba chùm sáng khác nhau, khi trộn với nhau cũng được ánh sáng trắng. Chẳng hạn, trộn ánh sáng màu đỏ cánh sen với ánh sáng màu vàng và ánh sáng màu lam ta cũng được ánh sáng trắng.

Tuy nhiên, các ánh sáng trắng nói trên có khác nhau chút ít và khác với ánh sáng trắng của các ngọn đèn hoặc Mặt Trời phát ra.

Người ta cũng đã làm được nhiều thí nghiệm trộn các ánh sáng có màu từ tím đến đỏ do lăng kính phân tích ra và cũng được ánh sáng trắng.

IV - VẬN DỤNG


Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới của mắt ta, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như là đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ, lục lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. Cũng có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau.

* Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn.


* Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.

* Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ đề