Khi trời lạnh cơ thể phản ứng như thế nào

Đợt không khí lạnh mạnh tràn về đột ngột khiến Bắc Bộ chìm trong mưarét, nhiệt độ phổ biến 14 - 15oC. Theo các chuyên gia Cục Y tế dự phòng(Bộ Y tế), trời lạnh khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đềkháng giảm… những người thể trạng yếu, chưa kịp thích nghi thời tiết rấtdễ bị nhiễm bệnh.

BS Duy Anh (Phòng khám Bệnh viện E, Hà Nội) sẽ tư vấn cách phòng tránh một số bệnh dễ mắc khi trời lạnh.

Đau nhức xương khớp

Người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi 35 hay bị đau nhức xương khớp khitrời lạnh, mưa rét. Khi mắc chứng bệnh này, toàn bộ các khớp xương đềuđau nhức nhất là buổi sáng dễ bị cứng khớp, khó cử động hàng giờ. Do đómỗi khi trời trở lạnh, có mưa gió, những người bị bệnh đau xương khớpcần chú ý mặc ấm, đi tất ấm, nhất là sau khi ra mồi hôi. Hạn chế rangoài khi trời lạnh có kèm theo mưa phùn vì sẽ làm tình trạng bệnh tăngnặng. Thay quần áo bị ẩm ngay và lau khô người, chân, tay. Phụ nữ nôngthôn khi trời lạnh, khớp sưng cấp không nên lội nước, lội bùn. Nếu phảilội cần đi ủng để chân khô ráo.

Mùa lạnh rất dễ mắc bệnh, do đó khi có triệu chứng cần đi khám sớm. Ảnh: Hoài Nam

Dễ bị hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là khi cơ thể còn 35oC. Người già, trẻ nhỏ, người bịsay (rượu, ma túy…), suy dinh dưỡng, tim mạch, thiểu năng tuyến giáp… cónguy cơ bị hạ thân nhiệt cao. Nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nạn nhânkhông biết, chỉ tới khi mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình thành đợt, datái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo là đã mất ý thức.

Do đó khi trời lạnh thấy ai đó run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh,xám, nhịp thở chậm, mệt mỏi, mất phối hợp động tác nên giúp họ quấn chănvà đốt lửa sưởi cho tới khi cơ thể ấm lại.

Tăng nguy cơ đột quỵ

Mùa lạnh, người có bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suytim, đột quỵ, tai biến… tăng cao hơn 15% so các mùa khác. Người già khảnăng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém nên rất dễ mắc. Người cócuộc sống căng thẳng, ít vận động, nghiện thuốc lá, rượu bia, ăn uốngthiếu khoa học, người béo phì tiểu đường… đều dễ bị đột quỵ và ngày càng gia tăng ở giới trẻ.

Do đó khi trời lạnh, mưa rét, người già và những người có nguy cơ độtquỵ cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, tránh bị gió lạnh ập vào người khicửa mở. Hãy giữ chế độ sinh hoạt hợp lý, tình cảm tâm lý ổn định. Tránhnhững xúc động hay chấn thương quá mức hoặc căng thẳng, stress... đểthích ứng với môi trường, giảm bớt nguy cơ đột quỵ.

Ăn uống hạn chế mỡ động vật, muối. Tránh rượu bia, thuốc lá. Ưu tiênăn rau củ quả. Năng tập thể dục, vận động phù hợp sức khỏe, kiểm tra sứckhỏe định kỳ thường xuyên.

Dị ứng

Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ làm nhiều người bị dị ứng, đặc biệt người có tiền sử dị ứng(như hen phế quản…). Sự sụt giảm nhiệt độ mùa lạnh và chênh lệch giữangày và đêm, giảm độ ẩm không khí còn gây các chứng khác như khô nẻ, mẩnđỏ, ngứa ngáy…

Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng, cần loại bỏ món hay gây dị ứng, giảm đồ ngọt, rượu bia. Đề phòng bị dị ứng da, hãy bôi kem dưỡng ẩm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Khi chưa tìm rõ nguyên nhân bị dị ứng thì dùng thuốc gì cũng cần có tư vấn của bác sĩ.

Viêm phổi

Mùa lạnh phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh diễn tiếnnhanh và nặng, có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu là ho khan, ho khạcđờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng (đôi khi ho ra máu), có thể tứcngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh… sức khỏe yếu đi, mệt mỏi, đặc biệtbị nặng ngực cần đi khám ngay, tránh biến chứng.

Để phòng bệnh viêm phổi,cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày chuyển mùa, nhất là trẻ em.Rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng. Nên mặc áo giữ nhiệt, áođông xuân dày để lưng không nhiễm lạnh.

Mùa lạnh, bạn nên:

Giữ ấm cơ thể, ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi làm việc ngoài trờivào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay,ngực, cổ, đầu.

Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm. Hạn chế đến những chỗ đông người.

Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăngcường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất:Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm,tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

Tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh môi trường, giữ ấm nhà cửa.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinhmũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Dọn dẹp nhà cửa sạch và giữ vệ sinhsạch sẽ với các loại vật dụng gia đình (cốc chén, bát đũa…), nhất là khitrong gia đình có người ốm.

Dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng thường gặp gây nhiều phiền toái cho người mắc phải. Đặc biệt, hiện nay số người gặp phải đang có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến hiện tượng dị ứng khi thời tiết trở lạnh để có biện pháp phòng tránh cho chính mình.

1. Tổng quan về tình trạng

Dị ứng thời tiết là hiện tượng như thế nào?

Dị ứng thời tiết là hiện tượng rối loạn hệ miễn dịch cơ thể và gây ra những phản ứng trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí. Thông thường, cơ thể người sẽ có sự thích nghi tốt khi nhiệt độ môi trường xung quanh vào khoảng 20 - 30 độ C. Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ trong không khí hạ quá thấp hay tăng quá cao sẽ khiến cho trung tâm điều khiển thân nhiệt của cơ thể không hoạt động kịp và dẫn đến rối loạn.

Khi trời lạnh cơ thể phản ứng như thế nào

Dị ứng thời tiết là phản ứng của hệ miễn dịch trước những thay đổi bất thường của nhiệt độ không khí

Cơ thể lúc này sẽ sinh ra các kháng thể như “vũ khí” để chống lại các tác nhân từ bên ngoài. Quá trình sản sinh ra Histamin là cơ chế quan trọng có liên quan trực tiếp đến hiện tượng dị ứng thời tiết.

Phân loại

Dị ứng thời tiết có hai trường hợp bao gồm:

  • Dị ứng thời tiết nóng là khi nhiệt độ trong không khí quá cao, nhất là vào khoảng thời gian đỉnh điểm của mùa hè khiến cho cơ thể tiết mồ hôi nhiều, liên tục. Cơ thể mất nước trong khi da luôn ẩm ướt dễ dẫn đến sinh sôi mầm bệnh, xuất hiện viêm nhiễm và khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn.
  • Dị ứng thời tiết lạnh thường xảy ra khi nhiệt độ không khí xuống thấp hơn 20 độ C vào mùa đông lạnh lẽo hay thời điểm mưa nhiều hoặc lúc trở gió hanh khô. Da sẽ thô ráp, thiếu sức sống và đi kèm với những biểu hiện dị ứng.

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết lạnh

Nguyên nhân

Mỗi khi trời chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí cao sẽ khiến da giảm tiết nhờn và mồ hồi, da bị sừng hóa, trở nên khô và đóng vảy. Lúc này, một số thành phần Protein sẽ bị biến tính và gây ra những biểu hiện của dị ứng. Thông thường, những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay bao gồm:

  • Sức đề kháng của cơ thể kém do một số bệnh lý nền.
  • Những đối tượng bị các bệnh như viêm da tiếp xúc, hen suyễn, nấm, viêm mũi dị ứng, Lupus ban đỏ hệ thống tổn thương da,...
  • Thông qua thực phẩm hoặc nhiều con đường khác khiến cơ thể tích tụ độc tố.
  • Cơ địa ở một số người bị dị ứng với nhiệt độ thấp.

Khi trời lạnh cơ thể phản ứng như thế nào

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi

Triệu chứng

Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường có các biểu hiện phổ biến như sau:

  • Viêm mũi là biểu hiện nhiều người gặp nhất mỗi khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi trời nóng sang lạnh. Người bị viêm mũi sẽ có triệu chứng bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, mũi đỏ, người mệt mỏi, dịch mũi chảy nhiều.
  • Nổi mề đay là biểu hiện dễ nhận biết và thường xuất hiện sớm ở những người bị dị ứng thời tiết lạnh. Da nổi những mẩn đỏ, ngứa ngày, khó chịu và tạo thành nhiều mảng lớn ở toàn thân.
  • Những mụn nước nhỏ li ti có thể nổi trên bề mặt da, một số trường hợp đi kèm với hiện tượng chảy dịch vàng. Cần phải điều trị kịp thời để ngăn tình trạng bội nhiễm lan rộng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
  • Khó thở có thể xuất hiện ở nhiều bệnh nhân dị ứng thời tiết lạnh đi kèm với tình trạng thở gấp, khò khè. Một số trường hợp có thể thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực. Sau khi nằm nghỉ tình trạng có thể cải thiện nhưng cần đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi trời lạnh cơ thể phản ứng như thế nào

Viêm mũi là biểu hiện phổ biến ở những người bị dị ứng thời tiết lạnh

3. Cách khắc phục triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết lạnh?

Cách khắc phục triệu chứng và phòng ngừa hiện tượng này xảy ra sẽ phần nào giúp bệnh nhân tránh được những khó chịu khi bị dị ứng thời tiết lạnh.

Cách khắc phục triệu chứng

Tùy với biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng dị ứng mà có cách chữa trị cũng như khắc phục triệu chứng sao cho phù hợp. Nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách, đôi khi có thể khiến cho tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mắc phải.

  • Không nên mặc nhiều quần áo chật chội khiến cơ thể không thoải mái. Mặc dù cần phải mặc đồ dày để giữ ấm nhưng phải chú ý độ thông thoáng, chất liệu mềm mại dành cho da.
  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố kích thích có thể khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn như phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,...
  • Bổ sung sức đề kháng cho cơ thể thông qua thực phẩm hàng ngày, nhất là các loại trái cây giàu Vitamin C, rau, củ quả, nước ép,...
  • Khám sức khỏe và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc ngoài khi chưa có bất kỳ sự kiểm tra nào từ chuyên gia vì rất dễ khiến cho bệnh nặng hơn.
  • Sử dụng các loại thuốc được kê đơn bao gồm thuốc kháng Histamin hay Cimetidine, Doxepin, Prednisolone,... để khắc phục tình trạng bệnh lý.
  • Có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia bổ sung các loại thực phẩm chứa Vitamin B6, B12 để tránh các trường hợp đau đầu khi bị dị ứng thời tiết lạnh.

Phòng bệnh

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ dinh dưỡng và luyện tập thân thể phù hợp cho sức khỏe từng người.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm như đồ cay nóng, thuốc lá, rượu, bia hay những chất có chứa yếu tố kích thích khác.
  • Hạn chế ra ngoài mỗi khi thời tiết chuyển giao mùa, nhất là khi trời đông lạnh, mưa gió.
  • Khi thời tiết chuyển mùa trở lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể bằng nhiều cách và theo dõi, cập nhật liên tục diễn biến nhiệt độ để kịp thời phòng tránh.

Khi trời lạnh cơ thể phản ứng như thế nào

Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh để giảm những triệu chứng khó chịu khi da tiếp xúc với không khí

Bất kể ai cũng có thể là đối tượng bị dị ứng thời tiết lạnh, chỉ là mức độ bệnh có thể nặng, nhẹ khác nhau ở từng người. Tìm hiểu những thông tin cơ bản có thể giúp bạn tự phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho chính mình cùng người thân. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn, có thể liên hệ theo hotline: 1900.56.56.56, chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ mọi thắc mắc của bạn.

Cơ thể phản ứng như thế não khi trời lạnh?

Ngay khi gió lạnh táp vào mặt, cơ thể sẽ dồn máu từ da tới những bộ phận nhô ra như ngón tay và ngón chân, đồng thời tới phần lõi. Quá trình này gọi là co thắt mạch máu, giúp hạn chế tỏa nhiệt ra môi trường. Phản ứng thứ hai là run rẩy, góp phần tạo ra nhiệt và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Con người cơ thể chịu được nhiệt độ lạnh bao nhiêu?

Thân nhiệt xuống mức 32,2°C: Cơ chế bù trừ nhiệt độ của cơ thể bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí người bệnh có thể bị mất trí nhớ; Thân nhiệt tại 27,7°C: Người bệnh bắt đầu mất ý thức; Thân nhiệt còn dưới 21°C: Trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra, con người sẽ tử vong.

Khi trời lạnh đã cơ hiện tượng gì để giúp giữ nhiệt cho cơ thể?

Khi nhiệt độ da giảm, sự co ro, rùng mình giúp giữ cho thân nhiệt của bạn khỏi hạ thấp. Sự co thắt, co rút và nới lỏng các cơ sẽ làm tiêu hao năng lượng và sinh nhiệt để thay thế nhiệt độ mà cơ thể mất đi qua sự dẫn nhiệt hay đối lưu.

Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế não?

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37oC. Thân nhiệt được điều chỉnh bằng cơ chế như sau: + Khi trời nóng: cơ thể tăng dãn mao mạch giúp tỏa nhiệt và toát mồ hôi. + Khi trời lạnh: mao mạch co, giảm lượng máu qua da để giảm sự mất nhiệt.