Khi nào cần tính chi phí kiểm toán công trình năm 2024

Tại Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước quy định về Chi phí đầu tư được quyết toán như sau: “Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, dự toán được duyệt và hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật.”

Hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó khoản 3 quy định như sau: “Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán khi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán đề nghị bằng văn bản.”

Phiếu giao nhận hồ sơ quyết toán theo Mẫu số 13/QTDA, trong đó quy định: “Trong quá trình thẩm tra quyết toán, trường hợp thiếu hồ sơ, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Thời gian quyết toán sẽ tính lại từ khi nhận đầy đủ hồ sơ.”

Thẩm tra quyết toán đối với dự án, công trình, hạng mục công trình đã được kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó quy định: “Trường hợp kết quả kiểm toán có sai sót, không đảm bảo yêu cầu, không đủ nội dung theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.”

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quyết toán dự án hoàn thành được quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó quy định như sau: cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.

Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán trong quyết toán dự án hoàn thành được quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư số 10/2020/TT-BTC, trong đó quy định như sau: chịu trách nhiệm về kết quả trực tiếp thẩm tra quyết toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp.

Do đó, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán chịu trách nhiệm về kết quả trực tiếp thẩm tra quyết toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp, đề nghị chủ đầu tư cung cấp tài liệu bổ sung có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán; chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.

Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022. Đồng thời, Nghị định 99/2021/NĐ-CP chưa có thông tư hướng dẫn. Dưới đây CyberBook trình bày tới bạn đọc về cách tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP.

Khi nào cần tính chi phí kiểm toán công trình năm 2024
Tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Đây là khoản chi phí thuộc nhóm nội dung chi phí khác trong tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) của dự án. Giá trị quyết toán vốn đầu tư công cho dự án đã hoàn thành. Chi phí kiểm toán độc lập cũng tương tự như trên.

Cách tính chuẩn xác theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP

Tỷ lệ định mức chi phí kế toán, kiểm toán độc lập, tỷ lệ định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Tỷ lệ định mức chi phí kiểm toán độc lập; tỷ lệ định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập (được gọi chung là dự án/công trình) được xác định theo công thức dưới đây:

Khi nào cần tính chi phí kiểm toán công trình năm 2024
Công thức tính

Trong đó:

Biến sốNội dung về biến sốĐơn vị tínhKiTỷ lệ định mức chi phí tương ứng với giá trị dự án/công trình cần tính%KaTỷ lệ định mức chi phí tương ứng với giá trị dự án/công trình độc lập cận trên%KbTỷ lệ định mức chi phí tương ứng với giá trị dự án/công trình độc lập cận dưới%GaGiá trị của công trình, dự án cận trênTỷ đồngGbGiá trị của công trình, dự án cận dướiTỷ đồngGiGiá trị công trình, dự án cần tínhTỷ đồngNội dung về biến số

Chi phí kiểm toán độc lập

Đối với chi phí kiểm toán độc lập tối thiểu là một triệu đồng, cộng với thuế giá trị gia tăng.

Chi phí (dự toán gói thầu, giá gói thầu) kiểm toán độc lập của dự án, tiểu dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, hạng mục công trình độc lập, công trình (được gọi chung là chi phí kiểm toán độc lập của dự án, công trình) là chi phí tối đa.

Công thức để xác định chi phí tối đa như sau:

Khi nào cần tính chi phí kiểm toán công trình năm 2024
Công thức tính chi phí tối đa (1)

Phương pháp xác định tỷ lệ định mức

Tỷ lệ định mức (Ki) được xác định theo công thức hướng dẫn tại mục 1a.

Để xác định tỷ lệ định mức (Ki), các giá trị Ka, Kb, Ga, Gb, Gi được xác định theo bảng dưới đây:

Giá trị cần thuê kiểm toán của dự án/công trình – G(tỷ đồng)≤ 510501005001000≥ 10000Tỷ lệ định mức chi phí kiểm toán độc lập – K (%)0,960,6450,450,3450,1950,1290,069Phương pháp xác định tỷ lệ định mức

Phương pháp xác định giá trị cần thuê kiểm toán của dự án/công trình

Giai đoạnGiá trị cần thuê kiểm toánLập tổng mức đầu tưCó thể tạm tính theo tổng mức đầu tư được duyệt của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng.Thực hiện, thanh toán, quyết toán dự ánXác định giá trị cần thuê kiểm toán là tổng chi phí quyết toán công trình/dự án.Không áp dụng đối với mức chi phí kiểm toán đã xác định trong giai đoạn lập tổng mức đầu tư.Phương pháp xác định giá trị cần thuê kiểm toán của dự án/công trình

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Khi nào cần tính chi phí kiểm toán công trình năm 2024
Công thức xác định chi phí tối đa (2)

Phương pháp xác định tỷ lệ định mức

Tỷ lệ định mức (Ki) được xác định tương tự công thức hướng dẫn tại mục 1a.

Để xác định tỷ lệ định mức (Ki), các giá trị Ka, Kb, Ga, Gb, Gi được xác định theo bảng sau đây:

Giá trị quyết toán do chủ đầu tư đề nghị phê duyệt của dự án/công trình – G(tỷ đồng)≤ 510501005001000≥ 10000Tỷ lệ định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán – K(%)0,570,390,2850,2250,1350,090,048

Phương pháp xác định giá trị quyết toán do chủ đầu tư đề nghị phê duyệt dự án/công trình

Giai đoạnGiá trị quyết toán do chủ đầu tư đề nghị phê duyệtLập tổng mức đầu tưChưa xác định được giá trị quyết toán.Tạm xác định theo tổng mức đầu tư được duyệt của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng.Thực hiện, thanh toán, quyết toán dự ánXác định giá trị quyết toán là giá trị đề nghị trong báo cáo quyết toán vốn đầu tưNếu có kết quả kiểm toán, chủ đầu tư sử dụng số liệu sau kiểm toán để xác định giá trị quyết toán.Không được áp dụng định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã xác định trong giai đoạn lập tổng mức đầu tư.

Định mức chi phí trong một số trường hợp

Một số trường hợp khác, định mức chi phí có thay đổi so với mức quy định ở mục 1b, 1c nêu trên, chi tiết gồm có:

Trường hợpĐịnh mức chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toánChi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% trong giá trị cần thuê kiểm toán độc lập hoặc giá trị quyết toán do chủ đầu tư lậpĐịnh mức chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán bằng 70% mức tính theo xác định tại mục 1b, 1c nêu trênKiểm toán độc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cưĐịnh mức chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán bằng 50% mức tính theo xác định tại mục 1b, 1c nêu trên cho chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự ánDự án/công trình: Đã được nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán Hoặc cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 99/2021/NĐ-CPKhông có chi phí kiểm toán độc lập Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được xác định bằng 50% mức tính theo xác định tại mục 1c nêu trênĐịnh mức chi phí trong một số trường hợp

Lời kết

Như vậy, CyberBook đã trình bày về cách tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP. Hy vọng đem đến những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Mọi thông tin cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ 1900 2038.