Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Cách đây khoảng 300 triệu năm, trước khi những con khủng long đầu tiên xuất hiện, Trái Đất không có tới 7 châu lục như bây giờ mà là một siêu lục địa duy nhất được gọi là Pangaea, và nó được bao quanh bởi một đại dương duy nhất – Panthalassa.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Sự vỡ ra của siêu lục địa Pangaea. Nguồn: U.S. Geological Survey.

Lý thuyết hiện đại về kiến tạo mảng cho rằng vỏ ngoài Trái Đất được chia thành nhiều lớp trượt trên lớp vỏ rắn của Trái Đất. Trong 3.5 tỷ năm qua, nhiều siêu lục địa hình thành và vỡ ra làm thay đổi đáng kể lịch sử của hành tinh chúng ta.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Nam Mỹ và châu Phi có thể xếp vừa khít với nhau. Nguồn: Illustration Works/Alamy.

Cách đây hơn một thế kỷ, nhà khoa học Alfred Wegener đã đề xuất ý tưởng về một siêu lục địa cổ mà ông đặt tên là Pangaea. Thực tế theo ông, những lục địa hiện đại ngày nay dường như có thể được xếp khít vào nhau, và những dữ liệu địa chất có lẽ đang chứng minh điều đó.

Ví dụ như những mỏ than được tìm thấy ở Pennsylvania, Mỹ, có một thành phần tương tự những mỏ than ở Ba Lan, Anh và Đức.

Trên thực tế, Bắc Mỹ và Châu Âu ngày xưa chỉ là một khối lục địa thống nhất. Còn trong những bản lưu trữ hóa thạch, có những loài thực vật giống hệt nhau, trong đó một số đã bị tuyệt chủng, ngày nay cùng tồn tại trên các lục địa ở nhiều dạng khác nhau.

Các dãy núi cũng tương tự. Như dãy Appalachia ở Mỹ, và dãy núi Atlas ở Ma-rốc, từng là một phần của dãy núi ở trung tâm Pangaea. Những dãy núi này có thể được hình thành bởi sự va chạm của hai siêu lục địa Gondwana và Laurasia được hình thành sau này.

Không có gì ngạc nhiên khi khí hậu trên Pangaea rất khác so với ngày nay do đó là một siêu lục địa. Chẳng hạn như phía sâu bên nó hoàn toàn khô cằn do không có độ ẩm khi bị bao quanh bởi những dãy núi lớn.

Nhưng không phải tất cả đều như vậy.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Rừng Amazon phong phú. Nguồn: tsttourist.

Các mỏ than ở Mỹ và Châu Âu cho thấy một số phần của siêu lục địa cũ, nằm gần xích đạo, có sự hiện diện của một số khu rừng nhiệt đới phong phú tương tự như rừng Amazon.

Chúng ta biết rằng than được hình thành khi thực vật và động vật chết phân hủy trong nước sình lầy, và áp suất và nước chuyển đổi chúng thành than bùn, rồi sau đó là than đá. Nhờ vậy, các mỏ than cho chúng ta biết rằng đã có một đời sống phong phú trên Trái Đất vào thời đó.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Siêu lục địa Panagea. Nguồn: Wikimedia Commons / Kieff.

Các mô hình khí hậu cũng khẳng định rằng khu vực nằm sâu trong đất liền của Pangaea là cực kỳ theo mùa (thay đổi liên tục), theo một bài báo được xuất bản vào năm 2016 trên tạp chí Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology.

Theo các nhà nghiên cứu, họ đã dựa vào các dữ liệu sinh học và vật lý từ vị trí địa hình của Moradi, một vùng đất cổ phân tầng (đất hóa thạch) ở phía bắc Niger, để xây dựng lại hệ sinh thái và khí hậu lúc Pangaea còn đang tồn tại.

Tương tự như hoang mạc Namib và lưu vực hồ Eyre ở Úc, khí hậu của Pangaea có vẻ như thường khô cằn với những chu kỳ ẩm ướt ngắn và lặp lại đôi khi kèm theo những trận lũ lớn.

Có vẻ như nhiều loài động vật hoang dã đã phát triển mạnh mẽ ở Pangaea, trong đó có loài thú răng ngang – Traversodontidae, một họ động vật ăn cỏ bao gồm tổ tiên của động vật có vú.

Trong kỷ Permi, những loài côn trùng như bọ cánh cứng và chuồn chuồn cũng đã phát triển rực rỡ. Ngoài ra, sự gia tăng tỷ lệ oxy trong không khí do rừng tạo ra (lượng oxy hơn 30% so với ngày nay) thực sự đã tạo cơ hội phát triển cho một số loài khổng lồ khiến chúng trở nên to lớn dị thường.

Nhưng Pangaea cũng là nơi diễn ra cảnh tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử. Khoảng 252 triệu năm trước, chính sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias đã gây ra sự biến mất của hầu hết các loài trên Trái Đất.

Sau đó, sự khởi đầu của kỷ Trias đã chứng kiến sự ra đời của Archosaurians, một nhóm động vật mà cuối cùng đã sinh ra cá sấu, chim và rất nhiều loài bò sát.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Tiếp đến là sự xuất hiện của những con khủng long đầu tiên trên Pangaea cách đây khoảng 230 triệu năm, bao gồm cả nhóm chân thú theropods có nhiều lông như chim.

Có một vấn đề đặt ra: Nếu các lục địa tiếp tục biến động, thì tương lai sẽ trở nên như thế nào?

Hình thể hiện tại của các lục địa dường như không phải là cuối cùng. Các siêu lục địa đã hình thành nhiều lần trong lịch sử của Trái Đất, trước khi được chia tách ra thành các lục địa mới.

Ở thời điểm hiện tại, Úc đang dần chuyển sang Châu Á và phần phía đông của Châu Phi đang dần dần di chuyển ra khỏi phần còn lại của lục địa.

Các nhà địa chất học cũng nhận thấy một chu kỳ gần như thường xuyên, trong đó các siêu lục địa hình thành và tách rời cứ mỗi khoảng 300 đến 400 triệu năm.

Theo chiều hướng này, các nhà khoa học đã phát triển các mô phỏng toán học bằng mô hình 3D để hiểu rõ hơn về cơ chế của chuyển động lục địa trong 250 triệu năm tới.

Những công trình của hai nhà khoa học Masaki Yoshida và M. Santosh được xuất bản vào năm 2017 trên Geoscience Frontiers đề xuất các mô hình giả thiết rằng trong nhiều triệu năm tới, biển Thái Bình Dương sẽ tự thu hẹp lại dần dần cùng với khi Úc, Bắc Mỹ, Châu Phi và Á-Âu tập hợp lại ở Bắc Bán cầu.

Cuối cùng, các lục địa này sẽ hợp khối lại với nhau để tạo thành một siêu lục địa khác gọi là "Amasia". Hai lục địa còn lại, Nam Cực và Nam Mỹ, dự kiến sẽ khá yên vị, và nằm ngoài siêu lục địa mới hình thành.

Nguồn: Live Science

Trong vòng 250 triệu năm nữa, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng Trái Đất sẽ lại một lần nữa sẽ có được một siêu lục địa. Tên gọi của nó sẽ là Amasia.

Hình ảnh giả lập của các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale hợp tác với Cơ quan Khoa học và Công nghệ về Đại dương của Nhật Bản cho thấy rằng Bắc và Nam Mỹ sẽ hợp nhất đi kèm với sự biến mất của Biển Caribbean và Bắc Băng Dương, Châu Á sẽ hợp nhất với Châu Mỹ.

Tính theo vận động của các mảng địa chất trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm nay, có vẻ như việc toàn bộ các lục địa hợp nhất lại làm một sẽ diễn ra “sớm” thôi.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature này dựa trên một giả thuyết mang tên Orthoversion: sau khi Siêu lục địa Pangaea tách ra, những mảng lục địa sẽ trôi xa nhau ra nhưng chúng bị trói buộc bởi một dải giới hạn bắc-nam. Trong Trái Đất hiện đại, dải ấy chính là Vành đai lửa Thái Bình Dương và trên đó, siêu lục địa mới sẽ được hình thành.

Để thử nghiệm mô hình hình thành siêu lục địa Amasia kia, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu cổ từ học (những thông tin về từ trường của Trái Đất được lưu trữ trong các tầng đất đá) để nghiên cứu vòng quay của Trái Đất dựa theo trục quay của nó ở những thời điểm nhất định.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Những thay đổi địa chất được biết tới với cái tên “thả trôi địa cực thực sự - true polar wander” được tạo ra bởi những thay đổi trong sự phân bổ khối trên bề mặt hành tinh. Đó là hiện tượng cho thấy Trái Đất đang cố gắng duy trì trạng thái quay cân bằng của mình, một phương pháp tự chỉnh sử trục xoay kéo dài cả triệu năm.

Bằng cách kết hợp những dữ liệu thu được từ hoạt động nghiên cứu cổ từ học và những thông tin có được về việc những siêu lục địa ảnh hưởng tới chuyển động của Trái Đất ra sao, các nhà nghiên cứu đã có được hình ảnh về siêu lục địa trong tương lai – Amasia.

“Sau khi những vùng biển kia biến mất, Trái Đất sẽ có siêu lục địa tiếp theo”, trưởng ban nghiên cứu, giáo sư Ross Mitchell nói. “Ta sẽ có Châu Mỹ gặp lục địa Á-Âu tại Bắc Cực”.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Đây là cách Amasia sẽ hình thành.

Nghiên cứu này cũng được nhiều người ủng hộ, trong đó có một bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Geology bởi giáo sư Masaki Yoshida, một nhà địa chất học làm việc tại Cơ quan Khoa học và Công nghệ về Đại dương của Nhật Bản.

Siêu lục địa gần nhất với chúng ta trong lịch sử hình thành của Trái Đất là Pangaea (có nghĩa là Mọi Vùng Đất – All Lands trong tiếng Hy Lạp), đã hình thành từ 300 triệu năm trước với Châu Phi ở trung tâm của nó. Khoảng 100 triệu năm trước, siêu lục địa này đã tách ra thành bảy châu lục như ngày nay, bắt đầu bằng việc hình thành biển Đại Tây Dương.

Khi các lục địa kết nối lại thành một siêu lục địa duy nhất cách đây 250 triệu năm dẫn tới

Các nhà nghiên cứu tin rằng Pangaea là siêu lục địa thứ 3 hoặc thứ 4 trong lịch sử hình thành Trái Đất. Siêu lục địa tiền nhiệm của Pangaea là Rodinia, được hình thành từ 1 tỷ năm trước và Nuna, được hình thành từ 1,8 tỷ năm trước.

Ý tưởng các lục địa đã từng di chuyển trong quá khứ được nhà khoa học Đức, Alfred Wegener đưa ra vào năm 1912, để giải thích về việc tại sao các lục địa trên Trái Đất lại có thể ghép vừa với nhau một cách “đáng ngờ” như vậy.

Sau nhiều nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng bề mặt Trái Đất được tạo nên bởi 7 mảng kiến tạo lớn, liên tục vận động và di chuyển với vận tốc vài mili mét một năm cho tới 2 centimét một năm. Cứ theo đà đó, 250 triệu năm nữa, ta sẽ lại có một siêu lục địa mang tên Amasia.

Đến lúc đó thì không cần phải lo về việc nghĩ ra một tên gọi cho nó rồi.

Tham khảo DailyMail