Khi bảo quản hạt giống cần đảm bảo những yêu tố nào

Giới thiệu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống: kỹ thuật bảo quản, phân bón, thời gian sinh trưởng, thời gian thu hoạch, trọng lượng hạt, tỉ lệ nảy mầm của hạt và thời gian tồn trữ sau thu hoạch, độ ẩm tương đối và nhiệt độ, cách xử lý hạt giống


“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là câu tục ngữ rất có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp và có từ lâu đời. Đây là 4 điều kiện chính, quyết định năng suất thu được trong quá canh tác của người nông dân.

Giống cây trồng nói chung và hạt giống nói riêng, là một điều kiện không thể thiếu trong trồng trọt. Chính vì vậy mà người nông dân rất quan tâm đến chất lượng hạt giống. Ngoài việc tìm phương pháp phơi sấy và bảo quản hạt giống, các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống như: phân bón, thời gian sinh trưởng, thời gian thu hoạch, trọng lượng hạt, tỉ lệ nảy mầm của hạt và thời gian tồn trữ sau thu hoạch. Chất lượng hạt giống còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng đổ ngã trong quá trình sản xuất ngoài đồng; quá trình chín của hạt gồm có: độ chín sinh lý của hạt, sâu bệnh hại, tình trạng nước, tình trạng khoáng (Walther, 1991) cũng ảnh hưởng đến sức sống của hạt. Như vậy, để bảo quản hạt giống được lâu dài, thì trước hết các kỹ thuật bảo quản phải đảm bảo hạt giống ít bị suy thoái. Đồng thời, đảm bảo được tỉ lệ và sức nảy mầm của hạt khi đem ra gieo trồng ngoài đồng. Sức nảy mầm của hạt giống bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai yếu tố môi trường là độ ẩm tương đối và nhiệt độ. Hai yếu tố này càng cao thì tuổi thọ của hạt càng ngắn. Trong đó, độ ẩm tương đối tác động đến ẩm độ hạt giống. Theo qui tắc về thời gian sống của hạt: ẩm độ của hạt giống giảm 1 % thì tuổi thọ hạt giống được nhân lên hai lần (Copeland, 2001). Qui tắc này thường áp dụng cho hạt giống có ẩm độ hạt từ 14% xuống đến 5%. Nếu ẩm độ hạt trên 14% thì hạt giống sẽ dễ bị hủy họai bởi sự phát triển của nấm mốc, trong khi đó nếu ẩm độ hạt dưới 5% thì các phản ứng hóa sinh sẽ tác động nhanh đến quá trình thóai hóa của hạt giống. Qui tắc về nhiệt độ là: nếu hạt giống được bảo quản khi giảm 50C thì tuổi thọ của hạt giống tăng gấp đôi (Copeland, 2001). Hai qui tắc này nếu được kết hợp song song thì công tác bảo quản giống sẽ được tốt hơn.

Ngoài các yếu tố chính ở trên ra, các yếu tố khác cũng gây tác động giảm sức sống của hạt, chẳng hạn như thành phần oxygen, carbon dioxide của không khí bao quanh hạt giống, tác dụng của các cách xử lý hạt giống, mức độ phá hoại của các loài gậm nhấm, sâu bọ và mốc.


7907-cac-yeu-to-anh-huong-den-hat-giong.pdf

Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

Tóm tắt lý thuyết

  • Giữ được độ nảy mầm của hạt

  • Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống

  • Duy trì tính đa dạng sinh học của giống

  • Có chất lượng cao

  • Thuần chủng

  • Không bị sâu, bệnh

  • Bảo quản dưới 1 năm: cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường

  • Bảo quản trung hạn: trong điều kiện lạnh (0oC) và độ ẩm 35 - 40%

  • Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -10oC  và độ ẩm 35 - 40%

  • Bước 1: Thu hoạch: đúng thời điểm

  • Bước 2: Tách hạt: tách, tuốt, tẽ cẩn thận

  • Bước 3: Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo MT sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm

  • Bước 4: Làm khô: phơi, sấy

    • Thóc: sấy ở 40 - 45oC đến khi độ ẩm đạt 13%

    • Hạt có dầu; sấy ở 30 - 40oC đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

  • Bước 5: Xử lí bảo quản;

    • Chú ý: phương tiện bảo quản phải sạch

    • Ví dụ:

      • Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo

      • Phương pháp hiện đại: kho mát. kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động

  • Bước 6: Đóng gói. 

  • Bước 7: Bảo quản

  • Bước 8: Sử dụng

  • Chú ý:

    • Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

    • Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

  Tên bước Nội dung
1 Thu hoạch Đúng thời điểm
2 Tách hạt Tách, tuốt hạt ra khỏi bông, bắp,…
3 Phân loại và làm sạch Loại bỏ rơm, rạ, rễ, lá, hạt sâu, bệnh, sứt mẻ, … và làm sạch cát, sạn, …
4 Làm khô Sấy hay phơi ở nhiệt độ phù hợp
5 Xử lý bảo quản Chống vi sinh vật gây hại
6 Đóng gói Đóng vào bao, túi, …
7 Bảo quản Đưa vào trong kho
8 Sử dụng Gieo hạt
  • Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày: trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh (nhiệt độ 0oC -5oC,độ ẩm 85% - 90%)
  • Chất lượng cao

    • Đồng đều, không quá già, quá non

    • Còn nguyên vẹn

    • Khả năng nảy mầm cao

  • Không bị sâu bệnh

  • Thuần chủng, không lẫn giống

  • Bước 1: Thu hoạch

  • Bước 2: Làm sach, phân loại

  • Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại

  • Bước 4: Xử lí ức chế nảy mầm

  • Bước 5: Bảo quản, sử dụng

  • Chú ý:

    • Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

  Tên bước Nội dung
1 Thu hoạch Đúng thời điểm
2 Làm sạch và phân loại Loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại
3 Xử lý phòng chống VSV gây hại Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát
4 Xử lý ức chế nảy mầm Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ
5 Bảo quản Bảo quản trên giá, kho lạnh hoặc nuôi cấy mô
6 Sử dụng Đem gieo trồng

Bài tập minh họa

So sánh quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống

Hướng dẫn giải

  • Giống nhau: Đều qua quy trình thu hoạch, làm sạch, phân loại

  • Khác nhau:

    • Bảo quản hạt giống: cần phơi, sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vại,bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích sử dụng

    • Bảo quản củ giống: không phơi khô, cần xử lí chống VSV gây hại, xử lí ức chế nảy mầm, không đóng bao, để nơi thoáng

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bảo quản hạt, củ làm giống, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được mục đích và ‎ phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống

  • Thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày

Trong nông nghiệp, giống cây trồng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt bởi khả năng quyết định trực tiếp năng suất và chất lượng cho vụ mùa tiếp theo. Trên thực tế, việc tuyển chọn hạt giống luôn được thực hiện ngay từ vụ trước, do đó việc bảo quản hạt giống sao cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn hiện nay. Bên cạnh đó, giống cây trồng khá đa dạng về loại hình, bao gồm hạt giống, cây giống, chồi giống và đoạn thân. Mỗi loại giống như vậy lại khác nhau về tình trạng sống cũng như cần có phương pháp, quy trình bảo quản riêng. Vì vậy, khi tiến hàng bảo quản, chúng ta cần nắm rõ tình trạng của giống để có áp dụng cách thức  bảo quản phù hợp. Nhằm giúp người dùng có thêm những kiến thức tham khảo cũng như các thông tin cần thiết thì trong không khổ bài viết này, chúng tối xin được đưa ra một vài gọi ý về các phương pháp bảo quản hạt giống như sau:

Khi bảo quản hạt giống cần đảm bảo những yêu tố nào

Đầu tiên, trước khi bảo quản, người trực tiếp làm công tác này cần nắm rõ và phân loại các loại hạt giống theo đặc trưng riêng xem loại hạt giống đó có chứa chất dự trữ là đường bột hay là loại có chất dự trữ là dầu, chất béo. Đồng thời, để ý kỹ đặc tính vỏ của hạt giống, phân loại thành nhóm hạt giống có vỏ dày và nhóm vỏ mỏng để áp dụng cách bảo quản hạt giống khác nhau. Thông thường, hạt giống sẽ được lựa chọn ngay sau khi thu hoạch vụ mùa xong. Lúc này bà con nông dân có điều kiện  lựa chọn những hạt giống  tốt nhất, to tròn, chắc hạt, không sâu, mốc, lép… và loại bỏ những hạt lai tạp để đảm bảo giống thuần chủng. Tất nhiên, việc chọn lựa phải kịp thời, sát với đặc điểm sinh lý của từng loại hạt. Sau đó sẽ tiến hành phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. Mặc dù vậy cũng không nên phơi hạt giống trực tiếp dưới nắng to và trên sân gạch hoặc xi măng. Tốt nhất là phơi dưới nắng nhẹ, trên những nong nia và kê cao một khoảng so với mặt đất để hạt giống không bị hấp hơi từ dưới đất lên. Trong tình trạng thời tiết không cho phép thì phải sấy khô ở nhiệt độ từ 35 – 40 độ C rồi để nguội và cho vào dụng cụ bảo quản có nắp đậy kín.

Khi bảo quản hạt giống cần đảm bảo những yêu tố nào

Khi bảo quản hạt giống, bà con nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về chống ẩm, do vậy nơi cất giữ phải khô thoáng, cao ráo. Tuy nhiên để bảo đẩm tỉ lệ này mầm cao thì việc duy trì ẩm độ từ 7 – 9% tuỳ từng loại hạt lại hết sức cần thiết, do đó nhiệt độ lý tưởng cho nơi cắt trữ hạt giống nên dao động trong khoảng 20 – 22 độ C. Điều này đặt ra vấn đề về không gian và thiết bị cất trữ hạt giống nhằm tạo ra sự ổn định về nhiệt độ. Chính vì vậy mà hiện nay, bên cạnh cách bảo quản hạt giống cây trồng truyền thống, bà con nông dân, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng hạt giống đã sử dụng kho lạnh để bảo quản hạt giống. Điều đáng nói là  khi hạt giống được bảo quản bằng kho lạnh với  nhiệt độ duy trì ổn định là 12 độ C thì sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 95% và màu sắc vỏ hầu như không bị biến đổi trong khi hạt giống nếu bảo quản ở môi trường kín thì sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 89% còn để từ 9 – 12 tháng thì tỷ lệ nảy mầm giảm mạnh còn khoảng 50%. Kết quả này thu được dựa trên các cuộc nghiên cứu, khảo sát  và thực tế sản xuất, vì vậy đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của kho lạnh trong việc bảo quản hạt giống cây trồng cũng như đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất cho vụ mùa sau.