Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành lại là câu hỏi của rất nhiều chị em khi bị rạch tầng sinh môn. Lời giải đáp sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các lưu ý về cách vệ sinh đúng cách cho những ai đang tìm hiểu nhé!

1. Vì sao có vết khâu tầng sinh môn?

Khâu tầng sinh môn thường thực hiện dành cho các mẹ sinh thường. Khi sinh thường, em bé đi ra ngoài theo đường âm đạo của người mẹ chứ không phải rạch một đường ở bụng như khi sinh mổ. Khi âm đạo mở giãn rộng ở một mức nào đó đạt tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ tiến hành cho mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào độ giãn nở của âm đạo cũng đủ rộng để cho em bé có thể chui ra ngoài. Lúc này, để em bé không bị ngạt thở, ra ngoài được nhanh hơn thì buộc bác sĩ phải rạch tầng sinh môn của mẹ để giúp bé ra đời nhanh hơn, suôn sẻ hơn đặc biệt là tránh trường hợp bé bị ngạt thở do thời gian quá lâu. Vết mổ tầng sinh môn sẽ được khâu lại khi em bé đã chào đời. Hiện nay, đa số các bác sĩ đều tiến hành khâu thẩm mỹ y khoa nên các mẹ không cần phải quá lo lắng.

Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

Rạch tầng sinh môn để giúp em bé chào đời nhanh hơn, tránh nguy cơ bị ngạt thở (Nguồn: htgetrid.com)

2. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

2.1. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì cắt chỉ?

Khâu tầng sinh môn là một thủ thuật khá đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng. Thời gian tiến hành từ 15 đến 20 phút tùy vào tay nghề, độ nông sâu của vết mổ. Đa số lúc khâu trong cơ thể mẹ đang còn thuốc tê nên mẹ sẽ không cảm thấy bị đau. Khi khâu tầng sinh môn, các bác sĩ thường sử dụng chỉ tự tiêu để không cần phải mất công đi tháo chỉ và cũng rất an toàn cho mẹ.

2.2. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì hết sưng?

Sau khi khâu xong tầng sinh môn, đặc biệt là khi hết thuốc tê thì có tới 80% các bà mẹ sẽ cảm thấy đau, khó chịu, bứt rứt. Ở vết thương sẽ có tình trạng sưng, đỏ nặng nhẹ tùy từng người. Tuy nhiên, khoảng bảy ngày thì mẹ có thể thấy vết thương sẽ hết sưng. Điều quan trọng là mẹ phải bình tĩnh, chăm sóc vết thương sạch sẽ, không bị nhiễm trùng.

2.3. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì tiêu chỉ?

Như đã nói ở trên, hiện nay các bác sĩ thường dùng chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn, rất tiện lợi và không gây đau khi phải tháo ra như chỉ thông thường. Sau khoảng từ hai đến ba tuần thì chỉ có thể tự tiêu. Có những người có thể cần tới bốn tuần để có cảm giác như bình thường.

Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

Hiện nay, khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu nên không cần phải cắt chỉ (Nguồn: htgetrid.com)

2.4. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì hết đau?

Đau sau khi bị khâu tầng sinh môn là cảm giác rõ ràng nhất và cũng rất dễ hiểu. Tuy nhiên, cảm giác này có thể hết chỉ sau một đến hai tuần sau đó nếu không gặp biến chứng gì và tùy vào cơ địa của từng người. Nếu hơn một tháng mà mẹ vẫn còn cảm thấy đau ở khu vực vết khâu thì nên đến kiểm tra ngay để xem vết khâu có bị nhiễm trùng không?. Tuyệt đối không được tự ý uống hay bôi bất cứ thuốc gì nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Hiện tại có rất nhiều đơn vị bán các sản phẩm, kem, gel hỗ trợ giảm đau tầng sinh môn, tuy nhiên trước khi sử dụng mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người bán, tìm kiếm thông tin hỗ trợ từ người đã sử dụng trước nhé!.

Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

Bao lâu thì vết khâu tầng sinh môn hết đau? (Nguồn: kenh14cdn.com)

3. Lưu ý khi vệ sinh tầng sinh môn sau sinh

3.1. Chú ý khi đi vệ sinh

Các bạn đã biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, tuy nhiên, để vết thương lành được trong thời gian đó bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh vết thương. Khi đi vệ sinh xong thì bạn nên rửa sạch bằng nước ấm bằng cách dội từ trên xuống dưới giữa hai chân. Thực hiện ba lần một ngày và lau khô lại một cách thật nhẹ nhàng. Khi đi tiểu tiện xong thì nên xối nước bằng cách dùng vòi hoa sen để ngăn nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương. Hoặc bạn có thể dùng khăn giấy mềm và sạch để đặt nhẹ lên vết khâu, tránh nước tiểu làm xót hoặc buốt.

3.2. Cách chọn quần lót phù hợp

Trong thời gian này, bạn nên tránh vết thương tiếp xúc với bề mặt vải là tốt nhất. Do đó, nên mặc quần lót rộng, thoáng mát, có thể mặc quần lót dùng một lần. Chất liệu quần nên bằng bông mềm hoặc bằng cotton để đảm bảo dịu nhẹ nhất với vết khâu.

3.3. Đi lại nhẹ nhàng

Việc đi lại sau khi khâu tầng sinh môn sẽ khiến các mẹ cảm thấy đau đớn và khó khăn. Do đó, chị em nên đi lại nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến vết thương. Cũng không nên nằm quá nhiều, nên đi lại vận động nhẹ để máu lưu thông giúp vết thương bớt sưng hơn.

3.4. Chế độ ăn lành mạnh

Chị em nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh để chống táo bón. Bởi nếu bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. Do đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh sạch, chất xơ, cũng như ăn hoa quả, uống nhiều nước.

Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

Các mẹ nên xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ để chống táo bón (Nguồn: hellobacsi.com)

3.5. Lưu ý khi quan hệ vợ chồng sau sinh

Việc rạch tầng sinh môn khiến sản phụ mất nhiều máu, có nguy cơ bị nhiễm trùng, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ. Do đó, chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng một tháng để vết thương liền sẹo và không bị đau nữa. Ngoài ra, do tầng sinh môn là bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng. Khi trải qua những lần sinh nở làm cho nó bị “xấu xí” đi nên việc sử dụng liệu pháp trẻ hóa, làm đẹp tầng sinh môn tại spa uy tín, chuyên nghiệp là giải pháp hiệu quả mà các chị em nên quan tâm và cân nhắc thực hiện. Liệu pháp này có nhiều tác dụng, bên cạnh “tân trang” lại khu vực tầng sinh môn còn như “lá chắn bảo vệ” hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên các bệnh phụ khoa.

Như vậy là các chị em đã biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành rồi đúng không nào? Thời gian hồi phục cũng không quá dài, quan trọng là các mẹ nên biết cách giữ gìn vệ sinh như những lời khuyên đã nêu trên. Chúc các mẹ nhanh chóng hồi phục để vui vẻ chăm sóc con yêu!

 Vết khâu tầng sinh môn bị há miệng phải làm sao để tránh nhiễm trùng?

 Vết khâu tầng sinh môn bị lồi có nguy hiểm không, cách chăm sóc đúng?

02/08/2019

Vết cắt tầng sinh môn

Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện cắt TẦNG SINH MÔN nhằm mở rộng đường ra cho thai nhi khi sanh qua ngả âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo, âm hộ khi sinh. Bác sĩ thực hiện thủ thuật này bằng cách: gây tê vùng âm hộ và dùng kéo cắt một đường dài từ 3 - 5cm (từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn hướng 6 giờ, hoặc một đường chéo hướng 7 giờ) khi có cơn gò và đầu thai nhi áp sát vào vùng tầng sinh môn. Sau khi sanh em bé, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu (không cần phải cắt chỉ sau này).

Việc chăm sóc vết khâu sau sanh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.

Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách

 1. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng miếng gạc lạnh:

Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng chúng ta có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.

Nếu mẹ cảm thấy đau nhiều, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau paracetamol và thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

2. Chọn tư thế ngồi thích hợp:

Người mẹ có thể cảm thấy đau mỗi khi ngồi dậy, vì tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn. Để giảm bớt cảm giác bất tiện này, mẹ hãy chọn cho mình một tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu, có thể lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi để không đè nén lên vết thương nhiều.

Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn, thậm chí sau này bạn không thể nhớ là mình đã từng có vết thương ở đây.

3. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng cách vệ sinh đúng cách:

  • Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh. Bằng cách dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng). Sau đó lau khô lại.
  • Nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.

4. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ:

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm “động” vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sanh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Tập đi bộ còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.

Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.

Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

5. Chế độ ăn uống giúp vết khâu mau lành:

  • Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.

 

Khâu tầng sinh môn bao lâu thì cắt chỉ

          Tại bệnh viện Từ Dũ, việc xông hơi vùng kín cũng là 1 phương pháp hữu hiệu giúp mẹ mau chóng vượt qua giai đoạn này. Xông hơi vùng kín là dùng nhiệt hơi nước cùng các loại thảo dược giúp sát khuẩn vùng tầng sinh môn, giảm đau, thúc đẩy se khít âm đạo và khử mùi hôi.

Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được đều có thể sử dụng dịch vụ này.

 Ngoài việc thực hiện những điều kể trên để vết thương mau lành, mẹ đừng quên luôn quan sát tình trạng vết khâu tầng sinh môn. Khi có một trong các dấu hiệu sưng đỏ, đau, sốt, chảy máu vết khâu, hở vết khâu, vết khâu có dịch... những dấu hiệu này cho thấy vết thương có thể đang bị viêm hoặc nhiễm trùng, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay để điều trị. 

 CNHS. Phạm Thu Hằng

Phòng Công tác xã hội

Tài liệu tham khảo:

Sách kỹ thuật điều dưỡng – Bệnh viện Từ Dũ

https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/episiotomy/