Kháng nguyên là gì Công nghệ 10

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nào? Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý những đặc điểm gì?

Đề bài

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nào? Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý những đặc điểm gì?

Lời giải chi tiết

- Kháng sinh được sử dụng khi vật nuôi bị bệnh do vi khuẩn, nguyên sinh động vật sống, nấm.

- Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý:

+ Phải sử dụng kháng sinh đúng bệnh.

+ Phải cẩn thận khi sử dụng kháng sinh do kháng sinh có thể tạo điều kiện phát sinh bệnh khác.

+ Sử dụng kháng sinh thời gian dài, không đủ liều sẽ làm cho vi khuẩn trở thành đột biến kháng thuốc.

+ Xác đinh đúng liều lượng với từng loại vật nuôi.

+ Khi uống, tiêm kháng sinh và các loại vacxin cho vật nuôi nếu thấy các triệu chứng như: bồn chồn, quay cuồng, khó thở, cánh mũi phập phồng, toàn thân mệt mỏi, run rẩy, chảy rãi rớt, mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ, xuất huyết ở vùng niêm mạc ở những nơi da mỏng, ít lông, sốt hôn mê... đó là hiện tượng choáng phản vệ.

Loigiaihay.com

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 38. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 10

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 38

Câu 1: Khái niệm của kháng nguyên như thế nào?

A. Là do cơ thể tự sản sinh ra.

B. Là các chất lạ vào cơ thể, có tác dụng kích thích cơ thể sinh kháng thể.

C. Là chất được làm ra từ nuôi cấy nấm.

D. Là kháng sinh giúp tiêu diệt bệnh cho cơ thể.

Đáp án:B. Là các chất lạ vào cơ thể, có tác dụng kích thích cơ thể sinh kháng thể

Giải thích:Kháng nguyên là các chất lạ vào cơ thể, có tác dụng kích thích cơ thể sinh kháng thể - Thông tin bổ sung – SGK trang 115

Câu 2:Vac-xin lở mồm long móng thế hệ mới được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nào?

A. Tạo đột biến

B. Công nghệ tái tổ hợp gen

C. Chiết từ con vi rút

D. Tất cả các đáp án đều sai

Đáp án:B. Công nghệ tái tổ hợp gen

Giải thích:Vac xin lở mồm long móng thế hệ mới được sản xuất theo quy trình công nghệ tái tổ hợp gen – SGK trang 114

Câu 3: Để tăng năng suất tạo kháng sinh, người ta dùng biện pháp nào?

A. Gây đột biến ngẫy nhiên và chọn những dòng vi sinh vật cho năng suất

B. Thử nghiệm các loại môi trường nuôi cấy để chọn môi trường thích hợp nhất

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Đáp án:C. Cả A, B đều đúng

Giải thích:Để tăng năng suất tạo kháng sinh, người ta dùng biện pháp:

+ Gây đột biến ngẫy nhiên và chọn những dòng vi sinh vật cho năng suất

+ Thử nghiệm các loại môi trường nuôi cấy để chọn môi trường thích hợp nhất – SGK trang 115

Câu 4: Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh có những lợi ích gì?

A. Tăng năng suất

B. Tạo được nhiều loại kháng sinh mới

C. Giảm tình trạng kháng thuốc

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án:D. Cả A, B, C đều đúng

Giải thích:Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh có những lợi ích:

+ Tăng năng suất

+ Tạo được nhiều loại kháng sinh mới

+ Giảm tình trạng kháng thuốc – SGK trang 115

Câu 5: Bước thứ 2 trong quy trình sản xuất văc xin lở mồm long móng thế hệ mới là gì ?

A. Tách chiết tạo vac xin

B. Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận ( VK)

C. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen.

D. Tất cả đều sai

Đáp án:C. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen.

Giải thích: Bước thứ 2 trong quy trình sản xuất văc xin lở mồm long móng thế hệ mới là dùng enzim cắt lấy đoạn gen – SGK trang 114

Câu 6: Phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh nào thường được dùng trong thực tiễn?

A. Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.

B. Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất.

C. Đáp án A và B

D. Đáp án A hoặc B

Đáp án:C. Đáp án A và B

Giải thích:Phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh thường được dùng trong thực tiễn là:

+ Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.

+ Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất – SGK trang 115

Câu 7: Vac-xin được sản xuất bằng công nghệ gen có những đặc điểm gì khác so với vac-xin được sản xuất bằng phương pháp truyền thống?

A. Nâng cao năng suất

B. Trong vac-xin không có sự tồn tại của mầm bệnh.

C. Không cần bảo quản lạnh

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án:D. Tất cả đáp án trên

Giải thích:Vac-xin được sản xuất bằng công nghệ gen có những đặc điểm khác so với vac-xin được sản xuất bằng phương pháp truyền thống là:

+ Nâng cao năng suất

+ Trong vac-xin không có sự tồn tại của mầm bệnh.

+ Không cần bảo quản lạnh – SGK trang 114, 115

Câu 8:ADN tái tổ hợp là:

A. cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và nối ghép vào một phân tử ADN khác

B. không có sự tồn tại của mầm bệnh

C. cắt đoạn gen từ phân tử ADN này nối vào vị trí khác của cùng 1 phân tử ADN

D. Tất cả các đáp án đều sai

Đáp án:A. cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và nối ghép vào một phân tử ADN khác

Giải thích: ADN tái tổ hợp là cắt một đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này và nối ghép vào một phân tử ADN khác – SGK trang 114

Câu 9: Có mấy phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh trong thực tiễn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. Không có đáp án đúng

Đáp án:A. 2

Giải thích: Có 2 phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh trong thực tiễn:

+ Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.

+ Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất – SGK trang 115

Câu 10: Nhược điểm của phương pháp truyền thống là gì?

A. Tốn chi phí bảo quản lạnh

B. Tốn nhiều thời gian sản xuất

C. Không ngăn được tình trạng kháng thuốc

D. Tất cả đều đúng

Đáp án:D. Tất cả đều đúng

Giải thích:Nhược điểm của phương pháp truyền thống là:

+ Tốn chi phí bảo quản lạnh

+ Tốn nhiều thời gian sản xuất

+ Không ngăn được tình trạng kháng thuốc

Hệ thống kiến thức Công nghệ 10 Bài38

I. Cơ sở khoa học

- Công nghệ sinh học:Là kĩ thuật sử dụng các đối tượng sống, các quá trình sinh học trong cơ thể sống để sản xuất ra những sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.

- Công nghệ gen là kĩ thuật cấy ghép 1 đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này sang phân tử ADN khác.

Các bước của quy trình kĩ thuật:

- Bước 1: Cắt 1 đoạn gen cần thiết trên ADN

- Bước2: Ghép đoạn gen trên AND vừa cắt với phân tử ADN của thể truyền hay có tên khác là plasmit, tạo ADN tái tổ hợp.

- Bước3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đó là tế bào vi khuẩn (thường dùng là vi khuẩn đường ruột E.coli) tạo điều kiện cho gen đã ghép có điều kiện hoạt động.

- Bước4:Tách, chiết tinh chế để lấy các sản phẩm cần thiết

II. Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất văcxin: (VX thế hệ mới hay VX tái tổ hợp)

Quy trình sản xuất văcxin tái tổ hợp gen:

VD: Quy trình sản xuất văc xin lở mồm long móng thế hệ mới;

- Bước1:Tìm gen có tính kháng nguyên cao trong tế bào vi rút gây bệnh lở mồm long móng.

- Bước2:Dùng enzim cắt lấy đoạn gen này

- Bước3:Tạo ADN tái tổ hợp: Ghép vào thể truyền có thể là vi rút hoặc các plasmit của vi khuẩn.

- Bước4:Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận ( VK)

- Bước5:Chiết tách sản phẩm để chế tạo văcxin

Lợi ích của việc sản xuất văcxin bằng công nghệ gen : Nhanh, nhiều, an toàn, khi sử dụng và bảo quản, hạ giá thành.

III. Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng sinh

- Có 2 phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh thường được dùng trong thực tiễn:

+ Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.

+ Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất.

- Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng sinh:

Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh không chỉ giúp tăng năng suất tổng hợp kháng sinh mà còn có khả năng tạo ra được các loại kháng sinh mới.

- Công nghệ sinh học: Là kĩ thuật sử dụng các đối tượng sống, các quá trình sinh học trong cơ thể sống để sản xuất ra những sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp. 

- Công nghệ gen là kĩ thuật cấy ghép 1 đoạn gen cần thiết từ phân tử ADN này sang phân tử ADN khác.

Các bước của quy trình kĩ thuật:

- Bước 1: Cắt 1 đoạn gen cần thiết trên ADN

- Bước 2: Ghép đoạn gen trên AND vừa cắt với phân tử ADN của thể truyền hay có tên khác là plasmit, tạo ADN tái tổ hợp.

- Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đó là tế bào vi khuẩn (thường dùng là vi khuẩn đường ruột E.coli) tạo điều kiện cho gen đã ghép có điều kiện hoạt động.

- Bước 4: Tách, chiết tinh chế để lấy các sản phẩm cần thiết 

II. Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất văcxin: (VX thế hệ mới hay VX tái tổ hợp)

Quy trình sản xuất văcxin tái tổ hợp gen: 

VD: Quy trình sản xuất văc xin lở mồm long móng thế hệ mới;

- Bước 1: Tìm gen có tính kháng nguyên cao trong tế bào vi rút gây bệnh lở mồm long móng.

- Bước 2: Dùng enzim cắt lấy đoạn gen này

- Bước 3: Tạo ADN tái tổ hợp: Ghép vào thể truyền có thể là vi rút hoặc các plasmit của vi khuẩn.

- Bước 4: Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận ( VK)

- Bước 5: Chiết tách sản phẩm để chế tạo văcxin

Lợi ích của việc sản xuất văcxin bằng công nghệ gen : Nhanh, nhiều, an toàn, khi sử dụng và bảo quản, hạ giá thành. 

III. Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng sinh

- Có 2 phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh thường được dùng trong thực tiễn:

+ Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.

+ Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất.

- Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng sinh:

Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh không chỉ giúp tăng năng suất tổng hợp kháng sinh mà còn có khả năng tạo ra được các loại kháng sinh mới. 

Tổng kết

Như tên tiêu đề của bài Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

Biết được cơ sở khoa học và ứng dụng của công nghệ gen trong sản xuất văcxin và thuốc kháng sinh

Thấy được tầm quan trọng của công nghệ gen trong đời sống